Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng chính sách trong xây dựng nông thôn mới tại NH chính sách xã hội khoá luận tốt nghiệp 616 (Trang 82 - 92)

Thứ nhất, việc tiếp cận vốn tín dụng chính sách cịn nhiều hạn chế.

Mặc dù đã có sự phát triển rộng khắp về mạng lưới điểm giao dịch đặt tại UBND trên phạm vi cả nước với mục tiêu cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo nhưng thực tiễn cho thấy mức độ tiếp cận là khác nhau giữa các vùng và có một tỷ lệ đáng kể hộ nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi này.

Nguyên nhân của tồn tại này bao gồm quy trình xác định hộ nghèo vay vốn, nhận thức và triển khai của chính quyền địa phương chưa hiệu quả, phối hợp giữa chính quyền địa phương với TCTD, và tâm lý e ngại của một bộ phận người nghèo trong việc vay nợ.

Một là: theo quy định, đối tượng vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các

đối tượng chính sách được UBND cấp xã xác nhận. Để Chương trình cho vay hộ nghèo có hiệu quả, hộ vay vốn đáp ứng đúng với điều kiện cho vay thì việc điều tra, phân loại, rà soát, bổ sung kịp thời số hộ nghèo tại các địa phương thông qua Ban giảm nghèo của xã, huyện là việc làm rất quan trọng và cần thiết để bảo đảm đúng đối tượng. Tuy vậy, công tác điều tra, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách ở một số địa phương đơi khi chưa được quan tâm đúng mức; có nơi chưa rà sốt, bổ sung kịp thời những hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ tái nghèo mới phát sinh vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, làm ảnh hưởng tới việc hỗ trợ vốn kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng.

Về mặt lý thuyết, việc bình xét hộ nghèo được căn cứ trên ác tiêu chí mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, tuy nhiên việc xác định trên thực tế khơng hề đơn giản nên xảy ra tình trạng thiếu thống nhất giữa càng vùng miền, các địa phương. Ngoài ra, ở nhiều nơi để đạt được chỉ tiêu về giảm nghèo (cũng nằm trong Bộ tiêu chí xây dựng nơng thơn mới), nhiều địa phương đã đưa một số hộ ra khỏi danh sách hộ nghèo trong khi nếu xét một cách sâu sắc và tồn diện thì họ chưa thốt nghèo.

Hai là: các tiêu chí cho vay để Ban xóa đói giảm nghèo xã họp xét duyệt

chưa thực sự rõ ràng trong khi người nghèo đôi khi cũng không nắm rõ và khơng thực hiện được vai trị của mình trong việc đưa ra các tiêu chí xét duyệt. Thực trạng này sẽ dẫn đến hai hệ quả không tốt là việc bình xét hộ nghèo khơng tránh khỏi hiện tượng cảm tính, chiếu cố của cán bộ xã dẫn đến xác định chưa đúng đối tượng cần và sử dụng vốn hiệu quả là người được vay vốn. Hệ quả thứ hai là trường hợp chạy theo thành tích đạt các tiêu chí về xóa đói giảm nghèo và xây dựng nơng thơn mới có thể khiến cho các xã tránh ghi nhận các hộ nghèo (mặc dù họ thực sự là hộ nghèo và cần được sự hỗ trợ từ Nhà nước, chính quyền địa phương và tồn thể xã hội.

Ba là: NHCSXH cho vay vốn với hộ nghèo có thể tạo ra rào cản nhất định

trong việc tiếp cận vốn. Quyết định cho vay phụ thuộc phần nhiều vào danh sách các địa phương gửi tới mà bản thân NH ít có khả năng đánh giá được mức độ chính xác của danh sách này. Thậm chí, trong danh sách này, tồn tại một tỷ trọng không hề thấp các hộ không phải là hộ nghèo và trong trường hợp một chi nhánh, phòng

STT Đối tượng cho vay Mức vay tốiđa (triệu đ)

giao dịch mong muốn bảo tồn vốn và gia tăng quy mơ tín dụng thì họ có thể hồn tồn chấp nhận và cho vay dựa trên danh sách này. Nhu vậy, hộ nghèo không tiếp cận đuợc vốn vay trong khi hộ khá giả hơn là đuợc tiếp cận với nguồn vốn uu đãi của Nhà nuớc. Khi mà nguồn vốn thực hiện chính sách uu đãi chua có tính chủ động cao có thể khiến trong những đợt cần giải ngân vốn kịp thời, khơng có thời gian để tiến hành thẩm định kĩ luỡng, TCTD sẽ chấp nhận danh sách hộ nghèo mà địa phuơng gửi tới.

Bốn là: Tồn tại một bộ phận nguời nghèo không muốn vay vốn uu đãi vì họ

lo ngại khơng làm ăn đuợc sẽ không thể trả đuợc nợ lãi và gốc. Điều này khiến cho ở một số địa phuơng quá nghèo,các hộ nghèo không đuợc đua vào danh sách vay vốn do bản thân họ không muốn vay vốn. Thực trạng này diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại một số xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số do họ không có khả năng lao động hoặc có khả năng lao động nhung cơng việc làm rất bấp bênh.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn vay chưa đạt mức tối ưu.

Mặc dù đại bộ phận nguời nghèo sử dụng vốn vay theo đúng mục đích ban đầu cam kết với TCTD nhung đồng vốn vay chua phát huy hết hiệu quả do quá trình sử dụng vốn vay phát sinh bất cập.

Một là: Công tác phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao

công nghệ của các tổ chức Nhà nuớc, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH chua đuợc quan tâm đúng mức đã ảnh huởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của nguời vay.

Hai là: công tác giám sát sau giải ngân chua đuợc đề cao. Theo quy định,

khi nguời nghèo nhận vốn từ ngân hàng và chịu sự quản lý của các Tổ TK&VV, Tổ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay. Về mạt lý thuyết, công tác này không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm nguời nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh mà cịn có những giải pháp kịp thời để giúp đỡ nguời sử dụng vốn vay vuợt qua khó khăn gặp phải trong lúc sử dụng vốn vay. Trong thực tế, nhiều truờng hợp sau khi giải ngân xong, nguời nhận vốn vay loay hoay với đồng vốn từ ngân hàng mà không biết sử dụng sao cho phát huy

69

được hiệu quả cao nhất. Thiếu sự phát hiện và trợ giúp kịp thời từ cộng đồng khiến khi đến hạn người nghèo khơng trả được nợ và rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng hơn. Một trong nhũng mục tiêu quan trọng của việc hoạt động vay vốn và sản xuất kinh doanh theo tổ nhóm là các thành viên khơng chỉ có ý thức sử dụng tốt vốn của mình mà cịn có trách nhiệm đơn đốc và hỗ trợ những người vay khác.

Ba là: quy mô vốn vay chưa phù hợp với nhu cầu từ thực tiễn. Trước năm

2015, mức vay tối đa của một hộ nghèo theo một chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho hộ nghèo là 30 triệu đồng, sau đó được nâng lên mức 50 triệu đồng. Trong thực tế, không phải hộ nghèo nào cũng vay vốn được đến mức tối đa, bình quân giá trị một khoản vay thường thấp hơn so với mức vay vốn tối đa, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa. Việc chưa xác định được chính xác và không bảo đảm được mức vay vốn phù hợp cho hộ nghèo sẽ khiến người nghèo không mua đủ nguyên vật liệu, công cụ lao động cho sản xuất kinh doanh hoặc phải mua những hàng hóa khơng có chất lượng tốt, dẫn đến giảm hiệu sản xuất kinh doanh và hiệu quả của đồng vốn tín dụng ưu đãi.

1 Hộ nghèo

Cho vay hộ nghèo lõ

Cho vay hộ nghèo tại 64 huyện nghèo theo Nghi quyết 30a lõ

Hộ cận nghèo

Cho vay hộ cận nghèo 10

lĩĩ Hộ mới thoát nghèo

Cho vay hộ mới thốt nghèo lơ

Iv Học sinh sinh viên

Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn

12,5/năm học

V Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm

Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh, người

tàn tật 50

Cho vay thương binh, người tàn tật 10

Cho vay các đối tượng khác lõ

^VI Các đối tượng khác

Cho vay mua nhà trả chậm Đồng bằng sông Cửu Long ^^15

Cho vay nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn 6/cơng trình Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 10

Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 1

Cho vay hộ dân tộc thiểu số di dân định canh, định cư 10 hoặc 30

Cho vay hộ nghèo làm nhà ở “25

Nguồn: NHCSXH

Hạn chế này tồn tại là do nguồn vốn dành cho các chương trình tín dụng ưu đãi và nguồn vốn huy động của NHCSXH còn tương đối hạn chế. về cơ bản, mức cho vay hiện nay do cán bộ xã, Tổ TK&VV, và TCTD xác định trên cơ sở nguồn vốn các chương trình, nguồn vốn ủy thác, nguồn vốn huy động hạn hẹp hơn là trên nhu cầu của hộ nghèo. Nếu tăng mức cho vay trên một hộ lên cao hơn so với mức hiện nay, nhiều hộ nghèo sẽ không tiếp cận được vốn vay ưu đãi, khiến cho phạm vi tác động của các chính sách bị thu hẹp.

Một số chính quyền địa phương do chưa xác định được xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ ưu tiên hiện nay nên hoạt động tín dụng chính sách chưa được tập trung nguồn lực thỏa đáng. Kết quả là nguồn vốn giảm nghèo từ ngân sách địa phương bị phân tán và sử dụng kém hiệu quả và nhiều nguồn lực xã hội tại địa phương chưa được khai thác hết để phục vụ cũng như hỗ trợ cho hoạt động tín dụng chính sách.

Bốn là: thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa ngành ngân hàng và các Bộ, Ngành

trong việc xây dựng, ban hành và triển khai các chính sách ưu đãi cho người nghèo.Về mặt lý thuyết lẫn thực tế tại Việt Nam, người nghèo không chỉ thiếu thốn mỗi nguồn lực tài chính mà họ cịn gặp nhiều khó khăn (thậm chí là bất bình đẳng)

khác về cơ sở hạ tầng, nhà ở, giáo dục, y tế, về tiếng nói trong cộng đồng... Neu chỉ tập trung hỗ trợ người nghèo về một hoặc một vài khía cạnh kể trên mà không đưa ra được nhiều giải pháp tồn diện và đồng bộ thì cơng cuộc xóa đói giảm nghèo khơng thể hồn thành được mục tiêu và mất đi tính bền vững. Ngồi chính sách tín dụng do ngành ngân hàng triển khai thì cịn có các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng (do Ủy ban dân tộc trực tiếp quản lý), chính sách hỗ trợ giáo dục (do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp triển khai thực hiện), chính sách hỗ trợ y tế (do Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội quản lý). Mỗi chính sách đều quy định rõ cơ quan quản lý cũng như cơ quan thực hiện. Để triển khai chính sách cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan nhưng thực tiễn cho thấy khâu này còn bộc lộ nhiều điểm yếu, làm chậm tiến độ thực hiện chính sách hoặc khơng phát huy được vai trị của chính sách.

Sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa tín dụng chính sách và các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng sẽ dẫn tới việc thực hiện mục tiêu xóa nghèo, xây dựng nơng thơn mới khơng như mong muốn và thiếu đi tính bền vững. Tín dụng chính sách khơng chỉ nhằm mục tiêu đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi đến hộ gia đình mà cịn phải bảo đảm cải thiện bộ mặt nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa giàu và nghèo, thành thị và nông thôn . Tuy vậy, do các dịch vụ hỗ trợ kèm theo hoạt động cho vay chưa phát huy tác dụng nên xảy ra tình trạng hộ gia đình nơng thơn thiếu đi kiến thức sản xuất kinh doanh nên họ chưa thể thốt nghèo bền vững. Ngồi ra, các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dù đã góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn nhưng khả năng tiếp cận và sử dụng của một bộ phận người nghèo lại chưa cao.

Thứ ba, NHCSXH triển khai nhiều, chưa hợp lí các chương trình tín dụng chính sách.

Cùng một mục tiêu cho vay vốn đối với hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn nhưng lại ban hành quá nhiều văn bản, quy định cho hộ nghèo nhưng tiêu chí và tên gọi khác nhau. Tương tự, lãi suất cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay cũng khác nhau gây ra nhiều khó khăn trong việc điều hành vốn tín dụng. Cụ thể, một hộ cùng một lúc được hưởng nhiều chính

sách tín dụng ưu đãi khiến có hộ vay vốn khơng xuất phát từ nhu cầu vay vốn mà xuất phát từ chính sách được thụ hưởng vì vậy nảy sinh vấn đề hiệu quả tín dụng chưa cao và khả năng trả nợ của hộ gia đình thấp.

Chính sách tín dụng q tách bạch về đối tượng đầu tư, giữa sản xuất và tiêu dùng như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay làm nhà ở, cho vay đi học... Như vậy, cùng là một chính sách tín dụng, ví dụ như cho vay nhà ở cho hộ nghèo, nhưng có đến 3 chương trình cụ thể là chương trình hộ nghèo về nhà ở, chương trình hộ nghèo về nhà ở vùng bão lụt Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, chương trình nhà ở vùng ngập lụt Đồng bằng sơng Cửu Long và chính sách tạo lập nguồn vốn cho mỗi chương trình lại là nguồn vốn riêng. Thực trạng này gây rắc rối cho công tác quản lý nguồn vốn lẫn tín dụng của ngân hàng, địi hỏi sự rà sốt, sắp xếp lại một số chính sách tín dụng có cùng mục tiêu và thống nhất các quy định về phương thức cho vay, đối tượng, lãi suất, thời hạn và mức cho vay tối đa.

Mặt khác, trong một thời gian dài, Chính phủ và các TCTD thiếu hụt một chính sách ưu đãi cho các hộ gia đình đã thốt nghèo theo quy định của Chính phủ (về tiêu chí xác định hộ nghèo) nhưng trên thực tế hộ gia đình này vẫn thuộc nhóm hộ nghèo (nếu theo cách đánh giá của thế giới) hoặc hộ gia đình này vẫn chưa có đủ khả năng để tự đứng vững trước cuộc sống cịn nhiều khó khăn (khả năng tái nghèo cao). Ở đây, nhóm hộ gia đình này khơng cịn được hưởng bất kỳ một chính sách ưu đãi nào chứ khơng chỉ riêng chính sách tín dụng ưu đãi. Việc bỏ rơi nhóm đối tượng này trong khi họ chưa có khả năng tiếp cận với tín dụng thương mại từ các TCTD khác khiến cho họ trở nên bế tắc trong việc huy động các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Mãi đến năm 2013, nhận thức được những khoảng trống trong chính sách ưu đãi đối với người nghèo sau khi thoát nghèo, hướng tới thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo.Ngay lập tức sau hơn một năm triển khai, dư nợ chương trình đã tăng mạnh, điều này cho thấy nhu cầu của nhóm đối tượng này là rất cấp thiết nhưng đã bị bỏ qua trong suốt một thời gian dài.

Thứ tư, giám sát và đánh giá chính sách giảm nghèo chưa được triển khai có

hiệu quả.

Một số Ban đại diện HĐQT chưa thường xuyên, sâu sát, kết quả kiểm tra giám sát đạt thấp, chưa kịp thời củng cố kiện tồn thành viên khi có thay đổi; cịn một số địa phương có tỷ lệ cơ cấu Chủ tịch UBND cấp xã tham gia thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện đạt thấp; vai trò, trách nhiệm và sự phối kết hợp của một số UBND cấp xã, việc thực hiện các nội dung công việc nhận ủy thác của một số tổ chức hội, đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội có nơi, có lúc chưa được thường xuyên; chất lượng tín dụng của một số nơi chưa thật sự ổn định, bền vững; chất lượng hoạt động của một số Tổ TK&VV hoạt động chưa đồng đều; năng lực quản lý và trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ NHCSXH còn hạn chế; các khoản nợ bị rủi ro, nợ xấu sau khi được khoanh nợ chưa được các đơn vị quan tâm theo dõi trong thời gian khoanh nợ và đôn đốc, thu hồi ngay sau khi hết thời gian khoanh nợ...

Thứ năm, Tại một số tỉnh, thành phố phát triển cơng nghiệp khơng cịn hộ

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng chính sách trong xây dựng nông thôn mới tại NH chính sách xã hội khoá luận tốt nghiệp 616 (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w