Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương (Trang 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

2.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

2.4.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu tổng hợp

Sau khi tìm kiếm các tài liệu trong, nước ngồi và có được số liệu, dữ liệu cần thiết tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp để có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu để tiến hành tổng quan tài liệu và viết luận văn.

2.4.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau để phản

ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa, đồ thị, biểu diễn dữ liệu thành các bảng tóm tắt trong chương 3 nhằm mục đích phân tích dữ liệu, tìm ra nguyên nhân, diễn biến tăng/giảm doanh thu, lợi nhuận của hoạt động tín dụng cá nhân. Phương pháp thống kê mơ tả được sử dụng là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và các chỉ tiêu phân tích.

2.4.3. Phƣơng pháp phân tổ theo tiêu thức

Tác giả phân chia dữ liệu thành các tiêu thức khác nhau để làm rõ, phân tích cũng như so sánh được các vấn đề cần nghiên cứu. Các dữ liệu được chia thành các tiêu thức khi phân tích như giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, doanh thu, lợi nhuận…

2.4.4. Phƣơng pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số tài chính của ngân hàng. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh trong các bảng biểu tại chương 3 như: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Agribank chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2014-2017, Bảng dư nợ tín dung Agribank chi nhánh Hải Dương… Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết được mức độ biến động của các đối tượng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh được thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Cụ thể, trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc, từ đó đưa ra các nhận xét kết luận. Kỹ thuật so sánh được tác giả sử dụng trong luận văn:

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: được thể hiện cụ thể qua các con số.

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Dy = Y1 – Yo Trong đó:

▪ Yo: Chỉ tiêu năm trước.

▪ Y1: Chỉ tiêu năm sau.

▪ Dy: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra ngun nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Được tính theo tỷ lệ %, là kết quả

của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Dy = Y1/Y0 x 100% Trong đó:

Yo: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

Dy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra ngun nhân và biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu tình hình biến

động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng đối số trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích là phân tích sự biến động về quy mơ của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của ngân hàng. Qua đó, xác định được mức biến động về quy mơ của từng chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu yếu tố đến chỉ tiêu phân tích.

Trong luận văn phương pháp so sánh được tác giả sử dụng trong các bảng biểu thể hiện sự biến động, mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả

kinh doanh, dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng từ đó cho thấy được cái nhìn trực quan rõ ràng với các vấn đề nghiên cứu.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƢƠNG 3.1. Tổng quan về AgriBank Chi nhánh Hải Dƣơng

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của AgriBank Chi nhánh HảiDƣơng Dƣơng

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12/1986) đề ra đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới hệ thống ngân hàng được coi là khâu then chốt của cơng cuộc đổi mới vì ngân hàng là huyết mạch, là tấm gương phản ánh nền kinh tế. Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, tách rõ hai chức năng về quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, về kinh doanh đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Từ đó Ngân hàng Phát triển Nơng nghiệp Việt Nam cũng được thành lập và lấy ngày 26 tháng 3 hàng năm là ngày kỉ niệm.

Cùng ra đời với toàn hệ thống, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Hải Hưng được thành lập theo quyết định số 57/NH-QĐ ngày 01/7/1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/8/1988 đến nay. Mơ hình tổ chức, khi thành lập có Hội sở tỉnh với 8 phòng nghiệp vụ, 10 chi nhánh huyện và 10 phòng giao dịch.

Giai đoạn từ khi thành lập năm 1988 đến năm 1996, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Hải Hưng từ chỗ khó khăn mờ mịt, tưởng chừng khó có thể vươn lên, song với tinh thần lạc quan tin tưởng, chi nhánh đã kiên trì và kiên quyết đi theo con đường đổi mới của Đảng, Nhà nước và của ngành, được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam,

NHNN tỉnh, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của nhân dân trong tỉnh, với những cơ chế mới của ngành và sự phấn đấu đầy nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức, Chi nhánh đã thoát khỏi bờ vực thẳm, biết cách kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, có bước trưởng thành vững chắc, làm tốt các dịch vụ uỷ thác đầu tư cho các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới, tích cực xử lí nợ quá hạn, sắp xếp lại mơ hình tổ chức, đổi mới cơng nghệ và đào tạo lại cán bộ, mở rộng và nâng cấp thêm các điểm giao dịch, tinh gọn bộ máy, đổi mới công cụ điều hành bằng những biện pháp chỉ đạo kiên quyết và đúng đắn, từng bước đưa hoạt động kinh doanh của tồn chi nhánh phát triển vững chắc, ổn định, có hiệu quả và cải thiện đời sống cán bộ nhân viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, bước đầu đã xây dựng được một hệ thống Ngân hàng riêng biệt từ tỉnh đến các huyện, tạo ra một tiền đề quan trọng cho những giai đoạn tiếp theo.

Cuối năm 1996 tại kì họp thứ 10 Quốc hội khố IX có Nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Hai Ngân hàng Nông nghiệp của hai tỉnh đã được thành lập và đã tổ chức chia tách để xây dựng Chi nhánh mới.

Lúc này chi nhánh Hải Dương được thành lập với tên gọi là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Hải Dương theo Quyết định số 595/QĐ-NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Tổng giám đốc Agribank.

Với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng phục vụ các thành phần kinh tế trên địa bàn, trong hoạt động vừa mang tính thương mại, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị là cho vay xố đói giảm nghèo, cho vay tạo việc làm. Với quan điểm: vừa phải hoạt động bình đẳng trong cơ chế thị trường, vừa phải thể hiện rõ định hướng XHCN trong vị trí chủ đạo của mình trong hệ thống các tổ chức tín dụng, Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương đã lấy hiệu quả

kinh tế - xã hội làm mục tiêu, lợi nhuận làm đòn bẩy, triển khai thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo và có hiệu quả, đưa hoạt động kinh doanh không ngừng phát triển tồn diện.

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Chi nhánh tỉnh Hải Dương có tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Bank for Agriculture and rural development – Hai Duong Branch.

Tên giao dịch trong nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hải Dương.

Tên viết tắt: Agribank

Trụ sở: Số 16 Phạm Hồng Thái, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương Lãnh đạo: Phùng Tuấn Kiệt

Điện thoại: 0320.3.891.380 Website: www.agribank.com.vn

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của AgriBank Chi nhánh Hải Dƣơng

-Thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

- Thực hiện việc thu chi hộ cho các doanh nghiệp.

-Mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi

không kỳ hạn...

- Nhận tiền chuyển nhanh trong nội bộ hệ thống ngân hàng AgriBank và hệ

thống liên ngân hàng.

- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng Việt Nam Đồng và ngoại tệ

- Thực hiện việc mua bán, kinh doanh ngoại tệ.

- Phát hành thẻ đa năng, thẻ tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng...

Trong suốt quá trình 30 năm qua, AgriBank chi nhánh Hải Dương đã đem lại nhiều thành quả đáng khích lệ khơng chỉ cho bản thân ngân hàng mà còn cho nhiều khách hàng. Quán triệt mục tiêu đề ra Ngân hàng AgriBank chi nhánh Hải Dương ln chủ động hướng phát triển kinh doanh của mình để ngày càng chiếm ưu thế quan trọng trong thị trường Việt Nam nói chung và thị trường tỉnh Hải Dương nói riêng. Khẳng định vai trò chủ lực, tiên phong trong cung ứng nguồn vốn và dịch vụ tài chính vào lĩnh vực truyền thống “Tam nông” và các lĩnh vực ưu tiên của Đảng, Chính Phủ.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của AgriBank Chi nhánh Hải Dƣơng

Chi nhánh được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của Giám đốc điều hành theo chế độ Thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máy theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam. Ngồi trách nhiệm phụ trách chung, Giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của một số chuyên đề theo sự phân công bằng văn bản trong Ban Giám đốc.

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương

Giám đốc Chi nhánh loại 1 Phó giám đốc Chi nhánh loại 1 Các phòng nghiệp vụ (08 phòng) Phòng Kế hoạch tổng hợp Phịng Tín dụng Phịng Kế tốn và Ngân quỹ Phịng Kinh doanh ngoại hối Phịng Hành chính và Nhân sự Phịng Kiểm tra, KSNB Phịng Điện tốn Phịng Dịch vụ & Marketing Phó giám đốc Chi nhánh loại 1 Chi nhánh loại 2 (10 chi nhánh) Phòng Giao dịch (21 phịng) 46

Phó Giám đốc Chi nhánh có nhiệm vụ: Giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số mặt hoạt động theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được giao theo chế độ quy định. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các mặt công tác của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Mỗi phòng nghiệp vụ ở Chi nhánh do một Trưởng phịng điều hành và có một số phó phịng giúp việc. Trưởng phịng chịu trách nhiệm trước Giám đốc toàn bộ các mặt cơng tác của phịng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao

3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của Agribank chi nhánh Hải Dƣơng Hải Dƣơng

Hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Hải Dương liên tục tăng trưởng từ năm 2014 đến 2017. Năm 2018 Chi nhánh cần tiếp tục phát huy các giải pháp kinh tế để thu hút thêm khách hàng, đổi mới nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, mở rộng các hoạt động dịch vụ nhằm tăng doanh thu từ các nguồn này.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2014 – 2017 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Nguồn vốn Dƣ nợ Dƣ nợ KHDN

nợ KHCN

Tỷ lệ

nợ xấu

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của AgriBank Hải Dương) Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh là rất khả quan. Tổng vốn huy động được liên tục tăng qua các năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2014 lượng vốn huy động được là 9.100 tỷ đồng, sang năm 2015 vốn huy động được 13.684 tỷ đồng tăng 50,4% so với năm 2014. Năm 2016 đạt 16.184 tỷ đồng (mức tăng 18,3% so với năm 2015). Năm 2017 huy động vốn tiếp tục tăng thêm 24,8% đạt 20.200 tỷ đồng. Trong năm 2016 và 2017 thị trường chứng khốn có sự tăng trưởng tốt, chỉ số Vn-index liên tục tăng làm cho lượng vốn đổ vào thị trường này tương đối lớn, tuy nhiên lượng vốn Agribank Hải Dương huy động được vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng rất cao. Với nguồn vốn lớn, cơ cấu vốn được giữ ở mức ổn định đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của chi nhánh đồng thời góp phần khơng nhỏ vào việc điều hịa nguồn vốn chung của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Dư nợ giai đoạn từ năm 2014-2017 liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015 tăng so với năm 2014 là 23% (Trong đó dư nợ KHDN tăng 81,8% và dư nợ KHCN tăng 10,7%). Năm 2016 tốc độ tăng trưởng dư nợ là 30,8% đạt mức tổng dư nợ 10.200 tỷ đồng trong đó dư nợ KHDN 2.700 tỷ đồng, dư nợ KHCN đạt 7.500 tỷ đồng. Đây là năm đánh dấu tổng dư nợ của chi nhánh đạt mốc 10.000 tỷ đồng. Năm 2017 chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh doanh tăng dư nợ lên mức 14.100 tỷ đồng, mức tăng 38,2% so với năm 2016.

Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh Hải Dương ln được kiểm sốt ở mức thấp hơn toàn ngành. Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 0,8%, năm 2015 giảm xuống mức 0,68%. Bằng các biện pháp thu hồi và kiên quyết xử lý nợ cũng như kiểm soát tránh phát sinh thêm nợ xấu, năm 2016 và 2017 tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được giảm xuống mức 0,52% và 0,42%. Điều này cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Hải Dương là rất tốt.

3.2. Thực trạng chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân tại AgriBank Chinhánh Hải Dƣơng nhánh Hải Dƣơng

3.2.1. Quy trình tín dụng cá nhân tại AgriBank Chi nhánh Hải Dƣơng

Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp xúc, tư vấn và thu thập thông tin liên quan

đến khoản vay của khách hàng

Mục đích của việc thu thập thơng tin liên quan đến khoản vay của khách hàng để làm cơ sở phân tích và đánh giá các khoản vay từ đó đưa ra quyết định cho vay cũng như dự đoán được mức độ rủi ro đối với khoản vay. Mức độ ra quyết định chính xác phụ thuộc vào lượng thơng tin thu thập được và khả năng phân tích xử lý những giữ liệu đó. Các nguồn thơng tin về khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w