Kiến nghị với Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương (Trang 113 - 121)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.3. Kiến nghị với các bên liên quan

4.3.3. Kiến nghị với Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thơn Việt Nam

- Đa dạng hóa và tạo ra các sản phẩm tín dụng cá nhân nổi trội để nâng cao

khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Tiếp tục nghiêm cứu các sản phẩm mới, cải thiện các sản phẩm đang cung cấp để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

- Cải tiến quy trình nghiệp vụ phù hợp hơn với yêu cầu: Cho vay khách hàng cá nhân là các khoản vay có độ rủi ro cao, do đó cần giảm thiểu các yếu tố mang tính chủ quan trong q trình thẩm định duyệt vay. Hiện nay, Agribank chi nhánh Hải Dương vẫn cịn tồn tại tình trạng cán bộ tín dụng phải đảm nhận nhiều khâu từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giám sát khoản vay, thu nợ, nên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Để đảm bảo tính chun nghiệp trong hoạt động và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cần phải thực hiện việc chun mơn hóa trong hoạt động. Ngân hàng cũng nên nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng cá nhân theo hướng tăng thêm các tiêu chí giúp cho chuyên viên quan hệ khách hàng đánh giá khách hàng một cách chi tiết tỉ mỉ hơn. Xây dựng hệ thống thu nhập cơ sở dữ liệu khách hàng, đồng thời kết hợp đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động để quản lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng, hỗ trợ khâu xét duyệt tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp theo dõi, nhận dạng, kiểm sốt rủi ro trong phê duyệt tín dụng. Đồng thời, tạo cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng chính sách khách hàng, chính sách tín dụng phù hợp với từng địa bàn, từng chi nhánh.

Ngồi ra, phải phân cơng nhân sự chuyên trách quản lý khách hàng để thường xuyên giám sát các khoản vay nhằm đảm bảo việc vay vốn được sử

dụng đúng mục đích. Cơng tác kiểm tra sử dụng vốn vay cần được tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, cán bộ theo dõi khách hàng cần thu thập bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ sau cho vay nhằm đảm bảo các khoản nợ vay được giám sát chặt chẽ, thu hồi nợ kịp thời.

- Cần có chính sách lãi suất linh hoạt hơn: Lãi suất chính là giá cả của sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Đối với ngân hàng, yếu tố lãi suất được xem là yếu tố linh hoạt vì ngân hàng có thể thay đổi lãi suất so với biến động của thị trường một cách phù hợp. Tuy nhiên, sự thay đổi lãi suất lại chịu sự điều tiết, kiểm soát của NHNN nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô. Đối với khách hàng cá nhân, họ thường quan tâm đến số tiền mình phải trả cho khoản vay, thơng thường lãi suất áp dụng cho khách hàng cá nhân thường cao hơn so với doanh nghiệp, ngân hàng cần thực hiện việc trao quyền thỏa thuận lãi suất cho cán bộ tín dụng để thỏa thuận với khách hàng trong biên độ cho phép thay vì cứng nhắc như hiện nay.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu đề tài là làm rõ được thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Hải Dương, luận văn đã phần nào làm rõ được các vấn đề sau:

Phần một, luận văn đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về tín dụng cá nhân. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm, quy trình cấp tín dụng cá nhân, các chỉ tiêu đánh giá về số lượng và chất lượng tín dụng cá nhân nói chung cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân. Đơng thời luận văn cũng đã nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước trên thị trường bán lẻ Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân cho Agribank.

Phần hai, đưa ra phương pháp nghiên cứu luận văn trên cơ sở sử dụng các công cụ nghiên cứu.

Phần ba, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của Agribank chi nhánh Hải Dương với các vấn đề như: các sản phẩm tín dụng cá nhân đang triển khai, quy trình tín dụng cá nhân, những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân, những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2014-2017 đồng thời cũng chỉ ra được những hạn chế cần khắc phục về lãi suất, sản phẩm, quy trình tín dụng, khau quảng bá, tiếp thị sản phẩm còn chưa tốt…Luận văn cũng nêu và phân tích được nguyên nhân của những tồn tại đó.

Phần bốn, trên cơ sở phân tích ngun nhân hạn chế và dựa trên định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng như: quy trình tín dụng, chính sách lãi suất, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, giải pháp truyền thông quảng cáo…Những giải

pháp nêu ra cần thực hiện và triển khai một cách đồng bộ nhằm thực hiện được chiến lược trở thành ngân hàng số một Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của Agribank trên địa bàn Hải Dương.

Đây là vấn đề không mới nhưng là nội dung rất cần quan tâm của Agribank chi nhánh Hải Dương để giữ vững và phát triển thương hiệu trên địa bàn. Trong thời kì hội nhập và cạnh tranh khốc liệt muốn đứng vững và phát triển cần phải thay đổi làm mới bản thân để thích nghi được với hoàn cảnh.

Trên đây là những nghiên cứu và đánh giá về hoạt động tín dụng cá nhân tại đơn vị học viên cơng tác. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu cịn nhiều hạn chế, nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cơ sẽ đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.AgriBank Hải Dương, 2014-2017. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Hải Dương.

2. AgriBank Hải Dương, 2014-2017. Báo cáo thường niên. Hải Dương.

3.Nguyễn Thị Thu Đông, 2012. Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập. Luận

án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học kinh tế quốc dân.

4. Phan Thị Thu Hà, 2009. Giáo trình tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản giao

thông vận tải, Hà Nội.

5. Đường Thị Thanh Hải, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng

cá nhân ở Việt Nam. Tạp chí tài chính số 4.

6.Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2014. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu

dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt nam. Luận án tiến sĩ.

7.Lê Quốc Khánh, 2012. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân

hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cầu Giấy. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế - ĐHQG HN.

8.Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê.

9.Lê Thu Minh, 2012. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và

Phát triển nơng thôn Việt Nam – Chi nhánh Tràng An. Luận văn thạc sĩ. Đại

học Thăng Long.

10. Ngơ Thị Bích Ngọc, 2014. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá

nhân tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh

11. Bùi Trần Hồng Ngọc, 2017. Hoạt động cho vay hộ gia đình tại Ngân

hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sỹ.

12. Nguyễn Thị Nữ, 2017. Chât lượng cho vay tiêu dùng tại ngân

hàng

TMCP Ngoại Thương Việt nam – Chi nhánh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ.

Đại học kinh tế.

13. Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010. Khả năng tiếp cận

tín dụng chính thức của nơng hộ: Trường hợp nghiên cứu ở vùng ngoại thành Hà Nội. Tạp chí khoa học và phát triển, tập 8, số 1.

14. Quốc Hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc

hội ban hành ngày 16/06/2010. Hà Nội.

15. Trần Mạnh Tuấn, 2015. Chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam-chi nhánh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế -

ĐHQG HN.

16. Phạm Anh Tuấn, 2016. Giả pháp nâng cao chất lượng tín dụng

trung

và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Nam.

Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Tiếng nƣớc ngoài

17. Ammar Siamwalla and others, 1990. The Thai rural credit system:

Public subsidies, Private information and Segmented markets.

18. Diagne, A, 1999. Determinants of Household access to and

participation in formal and informal credit markets in Malawi. Washington,

D.C

19. Mamo Girma et al, 2015. Determinants of Formal Credit Market

Participation by Rural Farm Households: Micro-level evidence from Ethiopia. Paper for presentation at the 13th International Conference on the

20. Paul Mpuga, 2008. Constraints in Access to and Demand for Rural

Credit: Evidence from Uganda, African Development Bank, Tunis - Tunisia.

Trang web

21. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Giới thiệu

về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương (Trang 113 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w