Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 95 - 101)

3.4 .Đánh giá kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Hà Tĩnh

3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Kiểm tra sau thông quan là một khâu quan trọng trong quy trình thơng quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nó nằm trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa cơ quan hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các cơ quan chuyên trách khác. Do đó năng lực KTSTQ cũng chịu những tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan sau:

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Xu thế hội nhập quốc tế nhanh chóng

Hình ảnh tích cực và rõ nét nhất mà Hội nhập quốc tế, tự do hóa thƣơng mại mang lại đối với một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam mà chúng ta có thể thấy đó là lƣợng hàng hóa XNK tăng nhanh với sự đa dạng và phong phú về số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại. Và để tránh gây ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu thì phải có cách thức quản lý phù hợp,đây chính là KTSTQ. Về khách quan cho thấy Ngành Hải quan đã áp dụng phƣơng pháp KTSTQ hiện đại theo gợi ý của Tổ chức Hải quan thế giới và trong khu vực, tuy nhiên KTSTQ của Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ điều này để có thể chuyển hồn tồn từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Bên cạnh đó, xã hội ngày một phát triển, nền kinh tế ngày một thịnh vƣợng thì các hành vi lách luật, buôn lậu, gian lận thƣơng mại ngày một tinh vi và xảo quyệt hơn. Điều này đặt ra cho lực lƣợng KTSTQ nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn.

- Về hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách về hoạt động KTSTQ

Mặc dù hệ thống các văn bản đã tƣơng đối đồng bộ, tuy nhiên để đáp ứng đƣợc yêu cầu của cơng tác KTSTQ trong tình hình mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thống nhất; chƣa trao quyền đủ mạnh cho lực lƣợng KTSTQ; các chế tài xử phạt chƣa đủ sức răn đe trong trƣờng hợp doanh nghiệp từ chối, trốn tránh không chấp hành quyết định KTSTQ, khơng cử ngƣời có đủ thẩm quyền làm việc với đồn kiểm tra, khơng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời chứng từ tài liệu theo yêu cầu, khơng trả lời những câu hỏi do đồn kiểm tra nêu ra…;

Bên cạnh đó, do đặc thù của cơng tác KTSTQ, ngồi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng phải xây dựng những tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật (cẩm nang) kiểm tra về: gian lận trị giá, thuế suất, định mức, các chính sách ƣu đãi về thuế, về kiểm tốn doanh nghiệp…; Tuy nhiên, hiện nay nhóm tài liệu này cịn rất ít, chủ yếu dƣới dạng sáng kiến kinh nghiệm, cẩm nang cầm tay của một bộ phận CBCC tại các đơn vị trong Ngành. Chƣa có tài liệu thống nhất ban hành chung trong toàn Ngành Hải quan.

- Đa số các Doanh nghiệp hoạt động XNK trên địa bàn thuộc diện vừa và nhỏ.

Hàng hóa XNK qua địa bàn khơng phong phú, nhiều mặt hàng có thuế suất thấp hoặc khơng thuế, hàng đầu tƣ trong nhóm ƣu đãi đặc biệt…nên để đạt đƣợc số thu nộp ngân sách nhà nƣớc trong công tác KTSTQ là không cao.

- Thực hiện Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ giai đoạn 2015 – 2021, từ năm 2012 đến nay, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh không đƣợc bổ sung thêm biên chế, trong khi khối lƣợng nhiệm vụ chuyên môn ngày càng nhiều lên, hệ thống các văn bản pháp luật thƣờng xuyên thay đổi, nguồn nhân lực trong đơn vị đƣợc tập trung bố trí cho khâu thơng quan và các bộ phận mang tính đặc thù nhƣ chống bn lậu, ma túy. Vì vậy, khó có thể bố trí nguồn nhân lực cho cơng tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Sự phối kết hợp với các lực lƣợng có liên quan: Chƣa có quy chế phối hợp cung cấp thông tin đối với các lực lƣợng ngồi ngành Hải quan nhƣ ngân hàng, chính quyền địa phƣơng nơi doanh nghiệp đóng trụ sở…Ví dụ đơn cử nhƣ do đặc thù hoạt động của các ngân hàng là cần bảo vệ thông tin cho khách hàng, khi lực lƣợng KTSTQ cần thu thập thông tin về đối tƣợng KTSTQ là khách hàng của ngân hàng thì thƣờng khá khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin, tài liệu.

-Sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp: Hiện nay khái niệm KTSTQ vẫn là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệphoạt động XNK. Chính sự nhận thức về KTSTQ sẽ có những tác động khơng nhỏ tới việc triển khai kiểm tra, quy trình kiểm tra. Đặc biệt là một bộ phận DN tham gia hoạt động XNK có ý thức chấp hành pháp luật hải quan kém, chỉ chạy theo lợi nhuận, sẵn sàng đối phó với lực

lƣợng KTSTQ bằng các thủ đoạn khác nhau nhƣ tạo chứng cứ giả, khơng phối hợp hoặc tìm mọi cách để khơng phải làm việc với cơ quan hải quan…

- Áp lực về chỉ tiêu thu nộp ngân sách: Thu nộp ngân sách qua công tác KTSTQ đang là vấn đề quan tâm của các đơn vị hải quan địa phƣơng, bao gồm Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, trong những năm gần đây Tổng cục Hải quan đã cụ thể nội dung về KTSTQ là một trong bốn giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu thu

NSNN hằng năm và giao chỉ tiêu thu nộp NSNN qua công tác KTSTQ cho từng Cục Hải quan địa phƣơng. Điều này tạo áp lực cho các đơn vị trong Ngành khi ngoài việc phải đảm bảo đánh giá đƣợc tính tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho khâu thông quan nhƣng vẫn phải đáp ứng về chỉ tiêu thu nộp NSNN (tức là phải phát hiện ra sai sót, gian lận, truy thu thuế).

- Vai trò của Tổng cục Hải quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KTSTQ, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh chịu sự chỉ đạo, điều hành, phối hợp giúp đỡ của Tổng cục Hải quan liên quan đến các vấn đề nhƣ hƣớng dẫn xử lý các văn bản pháp luật, tình huống nghiệp vụ cụ thể, giao chỉ tiêu KTSTQ, cung cấp thông tin về doanh nghiệp, tờ khai hải quan…Sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, các văn bản hƣớng dẫn càng cụ thể, chi tiết, thông tin cung cấp nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp cho hoạt động KTSTQ hiệu quả hơn rất nhiều.Tuy nhiên, hiện nay một số văn bản vƣớng mắc Cục Hải quan Hà Tĩnh gửi lên có trƣờng hợp trả lời cịn chậm, thơng tin cung cấp cịn chƣa nhanh chóng, thiếu tính kịp thời.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

-Về bộ máy: Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi chuyển mạnh từ tiền kiểm

sang hậu kiểm, khối lƣợng công việc ngày càng tăng và tính chất phức tạp của các cuộc kiểm tra thì cần có một cơ cấu tổ chức đảm bảo tính chun sâu, chuyên mơn hóa với từng nội dung kiểm tra. Tuy nhiên hiện nay nhân sự trực tiếp thực hiện KTSTQ tại Chi cục Kiểm tra sau thơng quan cịn q mỏng. Nhân sự trực tiếp tại Đội KTSTQ là 7-10 ngƣời nhƣ hiện nay, ngồi việc phải bố trí xen kẻ CBCC thực hiện các nhiệm vụ khác của Đội, nhân lực còn lại chỉ đủ để bố trí 01 Đồn KTSTQ, với chỉ tiêu tối thiểu 18 cuộc KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp mỗi năm, thời gian cho mỗi cuộc KTSTQ từ khâu thu thập thông tin đến khi ban hành bản kết luận

KTSTQ, ấn định, truy thu thuế là khoảng 30 ngày, CBCC phải dồn lực để hoàn thành 2 cuộc KTSTQ/tháng. Điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng của các cuộc KTSTQ cũng nhƣ sức khỏe của CBCC.

Tại các Chi cục Hải quan, hiện nay đã có quy định rõ về thẩm quyền của KTSTQ tại Chi cục, tuy nhiên vẫn chƣa có sự quan tâm, đầu tƣ thỏa đáng cho hoạt động nghiệp vụ này. Chƣa có một đội ngũ chun trách làm cơng tác KTSTQ mà đang là bán chuyên trách, kiêm nhiệm cùng lúc nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác. Điều này dẫn tới hiệu quả KTSTQ theo dấu hiệu tại các Chi cục Hải quan thời gian qua chƣa cao.

- Về nguồn nhân lực cho hoạt động kiểm tra sau thông quan

+ Theo yêu cầu của ngành Hải quan, số lƣợng công chức KTSTQ phải đạt 10% trên tổng biên chế của Cục Hải quan tỉnh; tuy nhiên số lƣợng công chức KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh hiện nay chỉ đạt 7,6%. Vì vậy, số cuộc KTSTQ (đặc biệt là kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp) tuy năm sau cao hơn năm trƣớc nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Nhiều công chức tuy đƣợc đào tạo cơ bản nhƣng chƣa có kỹ năng và kinh nghiệm trong cơng tác kiểm tra, tiếp xúc, làm việc với doanh nghiệp. Mặt khác do yêu cầu trong việc luân chuyển công chức theo quy định của

ngành nên nhiều cơng chức mới đƣợc ln chuyển đến phải có thời gian nghiên cứu, tiếp cận và làm quen với cơng tác KTSTQ mới có thể trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, thời gian đầu còn lúng túng, bỡ ngỡ.

+ Việc bố trí cán bộ cho lực lƣợng KTSTQ là chƣa phù hợp với đặc thù hoạt động KTSTQ, đó là bên cạnh kiến thức rộng, khả năng tƣ duy cao và nhất là cần có sức khỏe để đi lại, di chuyển trong lúc thu thập, xác minh thông tin cũng nhƣ tiến hành kiểm tra ở những địa điểm cách xa trụ sở KTSTQ. Tuy nhiên Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã bố trí phần lớn là cơng chức nữ thực hiện KTSTQ, đa phần đang trong thời gian nghỉ thai sản hoặc ni con nhỏ. Điều này gây khó khăn cho Lãnh đạo các Chi cục khi bố trí nhân lực cho các cuộc KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp. + Một số cán bộ cơng chức chƣa chủ động trong việc tìm tịi, thu thập, đề xuất kiểm tra do tâm lý ngại va chạm và làm việc với tƣ tƣởng sẽ đƣợc luân chuyển, điều

động đến đơn vị khác tốt hơn sau 3 năm công tác tại KTSTQ theo đúng quy chế luân chuyển, điều động cán bộ trong nội bộ Cục.

+ Chƣa có sự chuyên mơn hóa nhiệm vụ, cũng nhƣ cán bộ chƣa có tính chun nghiệp khi giải quyết vụ việc. Một công chức phải đảm nhiệm nhiều mảng nghiệp vụ kiểm tra nhƣ về chính sách mặt hàng, nghiệp vụ giá, bên cạnh đó cịn phải đảm nhận, kiêm nhiệm thêm mảng báo cáo, tổng hợp, kế toán, văn thƣ lƣu trữ.

+ Nhận thức của một số cơng chức về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của KTSTQ chƣa đúng và đầy đủ dẫn đến q trình thực hiện cịn thờ ơ, thậm chí khơng ủng hộ cơng tác này. Cũng do nhận thức chƣa đúng nên tƣ tƣởng của một số cán bộ, công chức làm công tác KTSTQ chƣa thực sự n tâm cơng tác. Vẫn cịn những tƣ tƣởng ngại va chạm giữa cán bộ ở khâu thông quan và KTSTQ, e ngại rằng những lô hàng đã qua thông quan, nếu KTSTQ phát hiện vi phạm thì sẽ làm mất đoàn kết giữa các cán bộ trong nội bộ Ngành.

- Công tác tuyển dụng, đào tạo: Cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đa

số cịn trẻ,chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, khi đƣợc tuyển dụng thƣờng chỉ đƣợc đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực nhất định nhƣ: tài chính, kế tốn, ngoại thƣơng, luật… trong khi đó cơng tác KTSTQ địi hỏi kiến thức tổng hợp; Công tác đào tạo và đào tạo lại chƣa đƣợc chú trọng, nội dung đào tạo chƣa phù hợp và thời gian đào tạo quá ngắn, thiếu tính chuyên sâu, thực tế dẫn đến chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

- Về chế độ đãi ngộ đối và điều kiện làm việc: Công chức KTSTQ không

đƣợc hƣởng phụ cấp đặc thù (nhƣ lực lƣợng kiểm sốt CBL, tin học), chƣa có chế độ đãi ngộ thích đáng cho lực lƣợng KTSTQ nhằm động viên, khuyến khích cán bộ cơng chức chủ động trong cơng việc, vì vậy chƣa động viên CBCC n tâm cơng tác lâu dài. Hơn nữa, do KTSTQ là việc khó, dẫn đến tình trạng một số cán bộ khơng nỗ lực, cố gắng thực hiện nhiệm vụ.

- Thời gian phê duyệt kế hoạch kiểm tra theo từng năm: Thƣờng là vào đầu

tháng 3 hằng năm Tổng Cục Hải quan mới ban hành phê duyệt kế hoạch KTSTQ tại trụ sở ngƣời khai hải quan và giao chỉ tiêu số thu nộp NSNN qua cơng tác KTSTQ. Do đó, việc xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu số thu nộp NSNN và tổ chức thực hiện

tại các đơn vị thƣờng thiếu tính chủ động, bị chậm trễ, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của các cuộc KTSTQ.

- Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác KTSTQ: Hiện tại trang thiết

bị phục vụ cho công tác KTSTQ mới chỉ dừng lại ở máy vi tính, máy in, chƣa đƣợc đầu tƣ các trang thiết bị nhƣ: máy ảnh,máy giám định tài liệu, ô tô… mặc dù đã đƣợc Tổng Cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh quan tâm, đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt nhƣng về lâu dài cần có quy hoạch định hƣớng dài hạn, xứng tầm với vị trí, vai trị của hoạt động KTSTQ trong quản lý Hải quan hiện đại.

- Hệ thống thông tin phục vụ KTSTQ: Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của

ngành hải quan còn thiếu, chƣa đồng bộ, thƣờng hay xảy ra lỗi hoặc nghẽn mạng không truy cập đƣợc vào những thời điểm nhất định, chƣa kết nối đƣợc với các đơn vị trong ngành Tài chính và các Bộ, Ngành có liên quan.

- Cơng tác tun truyền, phối hợp trong hoạt động KTSTQ chƣa phát huy hết vai trò

Sau hơn 10 năm nghiệp vụ KTSTQ đƣợc triển khai áp dụng, nhƣng đến nay có rất nhiều doanh nghiệp, cơ quan ban ngành cịn “rất lạ” và ít biết về cơng tác này, do đó việc hợp tác, phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động KTSTQ của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chức năng còn hạn chế, nếu khơng muốn nói là có khi khơng hoặc từ chối hợp tác, phối hợp, điều này đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác KTSTQ, ảnh hƣởng đến mối quan hệ hợp tác giữa hải quan- doanh nghiệp mà Ngành Hải quan đang nỗ lực xây dựng.

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w