l.l.l .Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu
1. 2 Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu
2.3. Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP ĐT&PT Việt Nam
2.3.2.1. Việc hỗ trợ tài chính phải trên cơ sở thẩm định rõ ràng khách hàng
Đây là nguyên tắc đầu tiên cũng là nguyên tắc vơ cùng quan trọng trong cơng tác tín dụng nói chung và cơng tác cho vay xuất nhập khẩu nói riêng. Nguyên tắc này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu và những rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu trong tương lai. Cán bộ ngân hàng thẩm định ngân hàng theo các mục :
Thứ nhất : Hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của ngân hàng gồm đơn đề nghị vay
vốn theo mẫu của ngân hàng, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ phương án kinh doanh, trả nợ,..
Thứ hai : Điều kiện pháp lý , khách hàng vay vốn phải có điều kiện pháp lý như sau
Đối với pháp nhân : phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật ; là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoạt động theo pháp luật Việt Nam, có hạch tốn kế tốn độc lập, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Đối với cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân : Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực
hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự, có hộ khẩu thường trú tại địa bàn Hà Nội, có giấy pháp đăng ký kinh doanh, có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thứ ba : Khách hàng có uy tín, tính cách tốt, có trách nhiệm hồn trả cho ngân hàng
sau khi nhận được tài trợ từ ngân hàng.
Thứ tư : Khách hàng có phương án, dự án sản xuất kinh doanh tốt theo đánh giá của
ngân hàng, có thể tạo giá trị cao sau khi hoàn thành. Đây cũng là nguồn trả nợ của ngân hàng.
Thứ năm : Khách hàng có tài sản đảm bảo hợp lý trong trường hợp cần có tài sản đảm
bảo, nhằm gắn trách nhiệm tài chính của khách hàng đối với ngân hàng. Đây cũng chính là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng.
Thứ sáu : Khách hàng có khả năng tài chính chứng tỏ khả năng kinh doanh trên thị
trường. Khả năng tài chính cũng là đánh giá một phần khả năng trả nợ của khách hàng sau này.