Hạn chế và những vấn đề đang vướng mắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 97 - 102)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về phối hợp thu ngân sách nhà nƣớc

3.4.2. Hạn chế và những vấn đề đang vướng mắc

3.4.2.1. Báo cáo thu ngân sách nhà nước giữa các cơ quan thu và Kho bạc Nhà nước đôi khi vẫn chưa thống nhất về số liệu

- Theo chức năng và nhiệm vụ, thì KBNN là cơ quan thực hiện hạch tốn số thu NSNN, điều tiết cho các cấp ngân sách và cung cấp báo cáo tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước cho các cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật; cơ quan Thuế có nhiệm vụ tổng hợp báo thu NSNN nội địa trên địa bàn; cơ quan Hải quan có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo thu thuế xuất, nhập khẩu trên địa bàn. Tuy nhiên, về số liệu thu NSNN nội địa giữa KBNN và cơ quan Thuế, số liệu thu thuế xuất, nhập khẩu giữa cơ quan Hải quan và KBNN đơi khi cịn có sự khác nhau, chưa đáp ứng được yêu cầu thống nhất số liệu báo cáo thu NSNN.

- Công thức báo cáo, tiêu thức tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo giữa các cơ quan không thống nhất, bị giới hạn bởi mẫu biểu báo cáo theo mẫu quy định, do đó, nảy sinh vấn đề không tổng hợp được số liệu theo chỉ tiêu mong muốn, gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành.

3.4.2.2. Thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước còn phát sinh tương đối nhiều

Tỷ lệ chứng từ thu bằng tiền mặt qua KBNN đến năm 2017 còn 12% so với tổng số chứng từ thu NSNN; tỷ lệ số tiền thu bằng tiền mặt qua KBNN đến năm 2017 còn 16% so với tổng số tiền thu NSNN là tương đối nhiều.

Để thực hiện xây dựng KBNN điện tử, thì một trong những u cầu và mục tiêu là khơng thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN và giảm dần cả thu ngân sách bằng tiền mặt tại NHTM để thực hiện mục tiêu của Chính phủ hạn chế lưu thơng tiền mặt trong nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải có giải pháp chuyển dần các khoản thu tiền mặt sang NHTM, phát triển các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua NHTM.

3.4.2.3. Việc mở rộng ngân hàng ủy nhiệm thu chưa đạt mức quy định

Tính trung bình 01 đơn vị KBNN địa phương hiện nay mở tài khoảnVNĐ tại 2,35 ((672+1.047)/(1+63+666)) phòng giao dịch và chi nhánh NHTM. Trong khi đó, theo quy định thì tối đa 1 đơn vị KBNN được phép mở tài khoản 05 tài khoản tại NHTM, bao gồm: 01 tài khoản thanh toán và 04 tài khoản chuyên thu, như vậy, trung bình 01 đơn vị KBNN cịn phải tiếp tục mở thêm 1,85 tài khoản tại phòng giao dịch và chi nhánh NHTM thuộc 5 hệ thống NHTM nhà nước.

Phạm vi mở tài khoản chưa đạt mức tối đa quy định cho phép sẽ hạn chế lựa chọn nơi nộp thu ngân sách; chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa về địa bàn nộp ngân sách của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN. 3.4.2.4. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nộp thu ngân sách tại

ngân hàng thương mai chưa ủy nhiệm thu phải chịu phí dịch vụ chuyển tiền

Hiện nay, KBNN mới chỉ mở tài khoản tại các phòng giao dịch và chi nhánh NHTM thuộc 5 hệ thống NHTM nhà nước, chưa mở tài khoản tại các NHTM cổ phần khác. Trong khi đó, theo thỏa thuận phối hợp thu NSNN ký giữa KBNN và Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, MB, thì các dịch vụ nộp NSNN hồn tồn được miễn phí; các NHTM cổ phần khác nơi KBNN khơng mở tài khoản và khơng có thỏa thuận phối hợp thu thì các dịch vụ nộp NSNN phải trả phí dịch vụ. Do vậy, chưa tạo điều kiện nghĩa vụ với ngân sách, chưa bình đẳng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mở tài khoản và nộp ngân sách tại NHTM cổ phần khác ngoài 5 hệ thống NHTM nhà nước.

Tỷ lệ thu ngân sách tại các hệ thống NHTM cổ phần ngồi 5 hệ thống NHTM nhà nước kể trên cịn khá lớn (Theo Bảng 3.7: tỷ lệ số tiền thu NSNN qua các NHTM này năm 2012 chiếm 12%, năm 2017 chiếm 16% tổng số thu NSNN qua NHTM; tỷ lệ chứng từ thu NSNN qua NHTM này chiếm 17% năm 2012 và 16% vào năm 2017 tổng số chứng từ thu NSNN qua NHTM). Với số lượng thu như vậy, thì số phí dịch vụ nộp NSNN mà các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân phải nộp là khá lớn, ước khoảng 100 tỷ đồng.

Bảng 3.7. Bảng tỷ lệ thu NSNN tại NHTM không PHT Năm NHTM 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng Số tiền NHTM không PHT (1) Tổng số tiền NHTM thu (2) Tỷ lệ số tiền do NHTM không PHT so với số tiền NHTM thu (1)/(2) Số chứng từ NHTM không PHT (3) Tổng số chứng từ NHTM thu (4) Tỷ lệ số chứng từ do NHTM không PHT so với số chứng từ NHTM thu (3)/(4)

Nguồn: Báo cáo của KBNN

thì cuối ngày tồn bộ số phát sinh thu NSNN trong ngày phải được kết chuyển về tài khoản tiền gửi tập trung của Cục Kế tốn nhà nước mở tại Hội Sở chính của 5 NHTM nhà nước (tài khoản TSA), đối với tài khoản thanh toán của KBNN mở tại NHTM chỉ để lại một hạn mức số dư cố đinh (15 tỷ), đối với tài khoản chuyên thu của KBNN mở tại NHTM thì hạn mức số dư là 0 đồng.

Do vậy, nếu nội bộ của từng hệ thống NHTM khơng có cơ chế cơng bằng giữa các phịng giao dịch và chi nhánh NHTM, thì sẽ khơng tạo được động lực tích cực trong việc PHT, nhiều trường hợp khách hàng đến NHTM nộp ngân sách đông, NHTM từ chối thu và hướng dẫn sang KBNN nộp gây nên bức xúc cho các đối tượng nộp NSNN.

3.4.2.6. Một số đối tượng nộp thu ngân sách cịn chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ nộp thu ngân sách mới, hiện đại

Người nộp thu NSNN có thể lựa chọn rất nhiều các dịch vụ hiện đại như quẹt thẻ ATM, thẻ tín dụng qua máy POS, nộp thuế điện tử qua Cơng thanh tốn điện tử của Tổng cục Thuế; trong khi đó, tại các đơ thị thì số lượng người có thẻ ATM, thẻ tín dụng khá nhiều, tuy nhiên, người nộp thu NSNN, đặc biệt đối tượng khách hàng cá nhân cịn chưa có thói quen nộp qua các dịch vụ nộp này, mà vẫn mang trực tiếp tiền mặt đến KBNN hoặc NHTM để nộp.

3.4.2.7. Chưa có sự kết nối điện tử, chia sẻ dữ liệu, thông tin với các cơ quan liên quan khác

Việc kết nối điện tử, chia sẽ dữ liệu thông tin mới chỉ thực hiện giữa cơ quan thu, KBNN và NHTM mà chưa có các cơ quan liên quan khác tham gia, như: trao đổi thôn tin về số khung, số máy, … từ cơ quan công an cấp đăng ký xe để nộp lệ phí trước bạ; trao đổi thơng tin về nộp tiền sử dụng đất từ văn phòng nhà đất; trao đổi thơng tin về thu phạt vi phạm an tồn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông, … Các thơng tin này hiện nay được trao đổi hồn tồn bằng văn bản giấy, nên cơ quan thu, KBNN, NHTM phải mất thêm thời gian nhập liệu và nhiều khi khơng chính xác.

3.4.2.8. Thông tin thu ngân sách giữa các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại phụ thuộc nhau

Do PHT NSNN dựa trên sự trao đổi thông tin giữa cơ quan thu với KBNN và NHTM, vì vậy việc một cơ quan nào có sai sót, lỗi kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến việc thu NSNN của cơ quan còn lại, như: cơ quan Thuế cung cấp thiếu thông tin về sổ thuế, danh bạ thuế, mã số đối tượng nộp thuế thì KBNN khơng hạch tốn được vào thu NSNN mà phải hạch toán ở tài khoản tạm thu; cơ quan Hải quan cung cấp khơng chính xác số tờ khai Hải quan thì việc nộp thu NSNN cho số tờ khai hải quan không đúng, dẫn đến chẫm thông quan hàng hóa; ngân hàng lỗi đường truyền, KBNN lỗi cổng thơng tin điện tử thì khơng truyền/ nhận được chứng từ, … Vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ, thơng báo kịp thời về các vướng mắc, sự cố cho nhau giữa các cơ quan thu, KBNN, NHTM là hết sức cần thiết.

3.4.2.9. Một số trường hợp ngân hàng thương mại không chuyển tiếp kịp thời các khoản thu ngân sách cho Kho bạc Nhà nước

- Khách hàng đề nghị NHTM trích tài khoản để nộp thu NSNN, NHTM đã trích tài khoản của khách hàng nhưng không chuyển tiếp ngay vào tài khoản thu ngân sách của KBNN mở tại NHTM UNT, mà treo ở tài khoản trung gian của NHTM nhằm chiếm dùng nguồn vốn qua đêm, khơng nộp vào NSNN kịp thời.

- Ngồi ra, thì quy trình tập trung số thu NSNN từ các NHTM phục vụ người nộp thuế về NHTM phục vụ KBNN có thể trễ đến 01 ngày, do phải chuyển qua kênh thanh toán liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w