CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về phối hợp thu ngân sách nhà nƣớc
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất, cơ chế quản lý thu và phối hợp thu ngân sách chưa được
+ Văn bản quy đinh, hướng dẫn về công tác PHT ngân sách hiện nay của Bộ Tài chính, chưa thống nhất, còn rất nhiều văn bản, dẫn đến các quy định trùng lắp, phân tán ở nhiều văn bản, với thời gian hiệu lực khác nhau dẫn đến khó tra cứu, áp dụng và dễ gây nhầm lẫn khi thực hiện. Cùng là Thông tư quy định về PHT NSNN, nhưng hiện nay đang tồn tại 03 Thơng tư có hiệu lực: Thơng tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (do KBNN chủ trì dự thảo trình Lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành); Thơng tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (do Tổng cục Hải quan chủ trì dự thảo trình Lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành); Thơng tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên thì quy định về chứng từ thu NSNN do người nộp NSNN gửi đến NHTM/ KBNN hiện nay khá nhiều loại. Ngồi Bảng kê nộp thuế, thì người nộp ngân sách có thể gửi quyết định, thơng báo của cơ quan thuế đến NHTM/KBNN thay cho bảng kê nộp ngân sách để làm thủ tục nộp. Do vậy, chuẩn thông tin đầu vào khó thống nhất, tùy thuộc vào trình độ, sự hiểu biết của người làm công tác thu NSNN.
Bên cạnh đó, mẫu biểu Bảng kê nộp thuế, Giấy nộp tiền vào NSNN giữa các Thơng tư nêu trên cũng có những thơng tin khác nhau, đây là nguyên nhân làm tăng sai sót chứng từ nộp ngân sách và dẫn đến làm dữ liệu thu NSNN cịn sai sót.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật từ Luật NSNN, Luật đất đai, các nghị định, thông tư hướng dẫn luật không quy định rõ về việc toàn bộ các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp vào
NSNN, trong khi đó tinh thần của Luật NSNN được hiểu là các khoản thu này phải nộp toàn bộ vào NSNN, dẫn đến, nhiều địa phương, bộ, ngành sử dụng các khoản tiền thu từ sử dụng đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất phản ánh vào tài khoản tiền gửi tại KBNN để đầu tư xây dựng cơ bản các cơng trình trên địa bàn, sau đó phản ánh qua NSNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi ngân sách.Trong khi đó, việc hạch tốn ghi thu, ghi chi không được phản ánh trên chương trình quản lý thu, vì hạch tốn ghi thu, ghi chi không thuộc đối tượng quản lý của cơ quan Thuế, dẫn đến cơ quan Thuế khơng có số liệu báo Có khoản thu, dẫn đến số liệu thu tại KBNN và cơ quan Thuế chênh lệch nhau.
+ Do mỗi cơ quan chủ trì một Thơng tư liên quan về PHT NSNN, vì vậy, các mẫu biểu báo cáo khơng đồng nhất, cách lấy các chỉ tiêu theo cơng thức khác nhau, vì thế số liệu thu NSNN được tổng hợp báo cáo tại các cơ quan không đồng nhất.
+ Cơ chế đối chiếu chưa đảm bảo phát hiện kịp thời các sai sót: cán bộ NHTM nhập chứng từ thu NSNN cịn sai sót do khơng am hiểu về lĩnh vực NSNN như sai thông tin về mục lục NSNN dẫn đến việc điều tiết sai khoản thu ngân sách giữa các cấp. Các khoản thu sai mục lục NSNN hiện nay do cơ quan thu theo dõi kiểm tra trên sổ thuế, danh bạ thuế mới phát hiện được, do vậy mà việc xử lý sai sót phải chờ đợi cơ quan thuế, dẫn đến chậm xử lý.
+ Việc truyền nhận chứng từ và bảng kê chứng từ thu NSNN từ KBNN sang các cơ quan thu cịn có độ trễ về thời gian, cuối ngày hoặc đầu giờ ngày làm việc tiếp theo, KBNN mới truyền sang cơ quan Thuế, Hải quan, nhất là đối với các khoản thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý được thu trực tiếp tại NHTM, NHTM không truyền trực tuyến chứng từ thu sang cơ quan Thuế, mà cơ quan Thuế nhận thông tin thu NSNN tại một nguồn cung cấp là KBNN, do đó số liệu về hạch tốn thu NSNN có sự chênh lệch nhau tại một thời điểm.
- Thứ hai, các dịch vụ thanh tốn, nộp tiền cịn hạn chế, chưa phát triển mạnh mẽ
+ Người nộp thu ngân sách cịn có tâm lý e ngại, chưa tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống bảo mật của ngân hàng, sợ rủi ro mất tiền nên khơng nhiệt tình với các hình thức nộp thuế điện tử.
+ Nguyên nhân một phần đến từ cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán chưa đồng đều, hệ thống ATM, POS lắp đặt chủ yếu ở các khu vực đơ thị, thành phố. Trong khi đó, khu vực nơng thơng, vùng sâu, vùng xa số lượng này còn rất hạn chế. Điều này khiến cho hơn 60% dân số sống ở nơng thơn cịn khó khăn trong việc tiếp cận tài chính ngân hàng.
+ Cơng tác truyền thơng chưa mạnh mẽ; thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào thói quen của người dân.
+ Hiện nay, người nộp thu ngân sách có thể sử dụng hình thức nộp ngân sách bằng ATM, POS, nhưng sau đó muốn có xác nhận đã nộp thu ngân sách thì phải mất thời gian đến xin xác nhận dấu của ngân hàng, do đó nhiều người nộp thu ngân sách vẫn sử dụng hình thức thanh tốn bằng tiền mặt tại KBNN hoặc tại NHTM.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, về ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu
+ Phần mềm thu NSNN (hệ thống tác nghiệp) của cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, KBNN, NHTM đều do các cơ quan tự xây dựng triển khai nên sự tương thích và tính đồng bộ cịn hạn chế. Khi có sự thay đổi về cơ chế PHT, các cơ quan không kịp thời cùng nâng cấp, cập nhật ứng dụng, dẫn đến khó khăn trong việc trao đổi thơng tin, thơng tin trao đổi khơng chính xác.
+ Do trung tâm trao đổi thông tin của Bộ Tài chính nhiều khi khơng đảm bảo về tốc độ, đường truyền, hay bị lỗi, bị chậm, do vậy có nhiều thời điểm giữa KBNN và cơ quan thu trao đổi trực tiếp qua cổng thông tin của
ngành, do vậy, các dữ liệu, danh mục dùng chung không đồng nhất do các nguồn đầu vào khác nhau.
+ PHT NSNN hoạt động theo cơ chế chia sẻ thông tin, nhưng do hạ tầng
truyền thông của các cơ quan cịn hạn chế nên thơng tin dữ liệu truyền cho nhau còn hay bị lỗi, chậm gây khó khăn cho việc cập nhật dữ liệu thu.
+ Phạm vi kết nối trao đổi thông tin PHT NSNN hiện nay vẫn chỉ trong giới hạn giữa cơ quan Thuế, Hải quan, KBNN, NHTM mà chưa có phần mềm kết nối, chia sẻ thông tin thu NSNN với các cơ quan có liên quan như cảnh sát giao thơng (thu phạt), văn phịng nhà đất (thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà, đất), cơng an (đăng ký xe), … những nguồn dữ liệu này hiện nay hoàn tồn bằng thủ cơng (giấy tờ) mà chưa được điện tử hóa.
- Thứ hai, các đơn vị Kho bạc Nhà nước triển khai mở rộng ngân hàng
thương mại ủy nhiệm thu có ký thỏa thuận phối hợp thu còn chậm
Đến năm 2014, trên toàn quốc đã triển khai song phối hợp thu ngân sách, đảm bảo một đơn vị KBNN, cơ quan Thuế, Hải quan có quan hệ PHT NSNN với 01 NHTM UNT, tuy nhiên, việc tiếp tục mở rộng triển khai PHT với NHTM đạt mức tối đa với 5 NHTM còn chậm, do nhiều địa bàn NHTM ở xa với KBNN, có ít NHTM đóng trên địa bàn; KBNN khơng bố trí được đủ cán bộ phụ trách công tác PHT với các NHTM; đường truyền thông với NHTM chưa đảm bảo.
- Thứ ba, công tác phối hợp thu ngân sách giữa các cơ quan thu,
KBNN, NHTM chưa chặt chẽ, chưa tích cực.
+ Khi có vướng mắc xảy ra các cơ quan thường lung túng, thụ động trong việc giải quyết, có sự đùn đẩy trách nhiệm lịng vịng giữa các cơ quan.
+ Chưa có sự phối hợp trong cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác PHT NSNN.
+ Chưa có cơ quan làm đầu mối phối hợp cơng tác trong PHT NSNN, dẫn đến công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong PHT gần như không được thực hiện.
- Thứ tư, công tác tổ chức cán bộ, bộ máy phối hợp thu chưa đáp ứng
được yêu cầu
+ Các nhân viên ngân hàng làm công tác thu ngân sách hiểu biết còn hạn chế các quy định về ngân sách, thông tin mục lục NSNN, các thuật ngữ trong lĩnh vực thu ngân sách nên dẫn đến nhầm lẫn, sai sót trong khi hướng dẫn, kiểm sốt chứng từ của khách hàng, cũng như việc áp dụng các quy định về thu ngân sách, nhập liệu các khoản thu. Nhân sự bố trí làm cơng tác thu khơng ổn định, thường có sự thay đổi, khá phổ biến tình trạng luân chuyển người làm công tác thu ngân sách, chưa quyen việc đã chuyển, nên nhân viên thiếu kinh nghiệm, không thạo việc.
+ Tinh thần thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của nhân viên ngân hàng, Kho bạc đôi khi chưa nghiêm túc, việc hướng dẫn khách hàng có lúc chưa nhiệt tình, chu đáo, thiếu phương pháp giao tiếp. Việc chấp hành quy trình thu ngân sách đôi khi chưa đúng.
- Thứ năm, công tác thông tin, tuyên truyền chưa được chú trọng
thường xuyên
+ Đối với các NHTM, công tác tuyên truyền chỉ được chú trọng ban đầu, khi ngân hàng mới tham gia PHT ngân sách. Tại các cơ quan Thuế, Hải quan chủ yếu là tun chun đề của từng ngành.Cịn tại KBNN, cơng tác tun truyền hầu như ít được thực hiện.
+ Các NHTM hầu như khơng cơng khai quy trình, thủ tục nộp ngân sách. Người nộp ngân sách phải dựa vào nhân viên ngân hàng hướng dẫn để lập chứng từ nên không chủ động, mất thời gian.
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP THU NGÂN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC VỚI CƠ QUAN THUẾ, CƠ QUAN HẢI QUAN VÀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI