Nhóm giải pháp hồn thiện về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 110 - 113)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nƣớc

4.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện về cơ chế, chính sách

- Thứ nhất, xây dựng 01 văn bản quy phạm pháp luật quy định về

PHT NSNN.

Xây dựng 01 văn bản quy phạm pháp luật ở mức thông tư của Bộ Tài chính, trên cơ sở hợp nhất 03 thơng tư hiện nay: Thông tư số 328/2016/TT- BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (do KBNN chủ trì dự thảo trình Lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành); Thơng tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản

thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (do Tổng cục Hải quan chủ trì dự thảo trình Lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành); Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa.

PHT NSNN là sự phối hợp về thu NSNN của các cơ quan thu, KBNN và NHTM, vì vậy việc ban hành một thơng tư quy định chung là cần thiết để tránh các quy định chồng chéo, ban hành nhiều văn bản có nội dung giống nhau, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, sự phối hợp của các cơ quan với nhau. Xây dựng và ban hành 01 thông tư như vậy, sẽ giải quyết được vướng mắc hiện nay trong việc chênh lệch số liệu tổng hợp giữa KBNN và cơ quan thu do khác nhau về mẫu biểu báo cáo, mẫu biểu và các chỉ tiêu báo cáo thống nhất là cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý và điều hành.

Bên cạnh đó, việc ban hành 01 thơng tư trong đó quy định các mẫu bảng kê thu, chứng từ thu sẽ giải quyết được vướng mắc do các mẫu bảng kê, mẫu chứng từ khác nhau như hiện nay, là cơ sở để chuẩn hóa dữ liệu đầu vào trên chương trình ứng dụng quản lý thu, tránh sai sót thơng tin về thu NSNN.

- Thứ hai, về xử lý chênh lệch số liệu báo cáo do ghi thu, ghi chi ngân sách.

Ngoài việc thống nhất ban hành Thơng tư PHT ngân sách trong đó có

thống nhất về mẫu biểu, chỉ tiêu, công thức báo cáo, cần phải bổ sung quy định về việc toàn bộ các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất phải được nộp tồn bộ vào NSNN, khơng được để lại chi và phản ánh qua NSNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi.Số thu từ tiền sử dụng đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất là những khoản thu lớn, nộp vào NSNN vừa đảm bảo đúng tinh thần của Luật NSNN, vừa giải quyết được chênh lệch số liệu ghi thu, ghi chi giữa KBNN và cơ quan Thuế, do mặc dù cùng là nội dung thu

tiền sử dụng đất, nhưng cơ quan Thuế lại không quản lý số ghi thu, ghi chi ngân sách.

Bên cạnh đó, trong mẫu biểu và chỉ tiêu báo cáo cần xây dựng riêng các nội dung thu được phản ánh qua ghi thu, ghi chi để thuận tiện đối chiếu số liệu giữa KBNN và cơ quan thu.

- Thứ ba, mở rộng phạm vi đối tượng các NHTM UNT ngoài các

NHTM nhà nước.

Để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người nộp thuế, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở tài khoản tại các NHTM khác nhau; khắc phục được độ trễ về thời gian do chuyển khoản thu NSNN qua kênh TTĐTLNH của NHNN; đáp ứng yêu cầu quản lý của các cơ quan trong ngành tài chính; đồng thời tạo điều kiện cho KBNN trong việc tổng hợp thông tin và hướng tới lập báo cáo thu NSNN theo thời gian thực, cần quy định mở rộng mạng lưới tài khoản chuyên thu tại các hệ thống NHTM ngoài 5 hệ thống NHTM nhà nước.

Để đảm bảo an tồn tiền của Nhà nước, thì các tiêu chí lựa chọn NHTM ngồi 5 hệ thống NHTM nhà nước để mở tài khoản chuyên thu của KBNN như sau:

+ NHTM có trong danh sách các NHTM hoạt động an toàn, ổn định theo đánh giá của NHNN tại thời điểm lựa chọn; đồng thời, có vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng trở lên (theo quy định của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, thì các NHTM phải có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên).

+ Đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật cho việc triển khai thu NSNN qua NHTM, cụ thể:

* Đã triển khai hệ thống Core Banking.

* Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng đáp ứng kết nối và trao đổi thông tin với KBNN và cơ quan thu, đảm bảo các tiêu chuẩn kết nối theo

yêu cầu của Bộ Tài chính; có chức năng thu nộp NSNN tại quầy và thu nộp NSNN qua kênh giao dịch điện tử.

* Có phần mềm thu NSNN tích hợp với Core Banking và có khả năng kết nối và trao đổi thơng tin với Dự án Hiện đại hóa thu NSNN của Bộ Tài chính.

+ Có tổng số lượng chi nhánh, phịng giao dịch từ 100 đơn vị trở lên.

+ Có văn bản đề nghị và sẵn sàng phối hợp với KBNN trong việc tổ chức thu NSNN.

+ Cam kết có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực; tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu tổ chức phối hợp thu NSNN với KBNN và các cơ quan thu.

- Thứ tư, quy định việc kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy trình PHT NSNN.

Để khắc phục hạn chế về việc chiếm dụng vốn qua đêm của các NHTM, trích chuyển tài khoản của khách hàng nhưng không chuyển ngay vào tài khoản của KBNN, mà treo ở tài khoản trung gian của NHTM, cần quy định việc kiểm tra chéo, KBNN được quyền kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành quy định về PHT NSNN của NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w