CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LUẬN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NỢ XẤU
2.2. Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu theo NQ42/2017/QH14 về thí
2.2.3. Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu
của ACB
giai đoạn 2017-2019
2.2.3.1. Kết quả đạt được khi áp dụng Nghị quyết 42 trong việc xử lý
nợ xấu của
ACB
Thời điểm Nghị quyết 42 chính thức có hiệu lực là từ ngày 15/08/2017, có thể nói thời điểm này cũng là cuối năm 2017 nên, Nghị quyết 42 lúc này có tác động chưa rõ nét lắm đến ACB. Vì tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2017 là 0,7% vẫn thuộc top các Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong tồn hệ thống ngân hàng.
Năm 2018, ACB đã thu hồi được nhóm nợ N6 có liên quan đến vụ của Bầu Kiên năm 2012, ACB đã thu về hơn 1600 tỷ đồng. Đây là một con số đáng được chú ý, vì nhóm nợ N6 này rất khó khăn trong việc thu hồi, ACB đã áp dụng Nghị quyết 42 rất tốt về quyền thu giữ TSĐB mà Nghị quyết 42 đã quy định nên khoản nợ trong 6 nhóm liên kết với Bầu Kiên.
Tiếp tục bước sang năm 2019, ACB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trên tồn hệ thống Ngân hàng với 0,54%. Đây là một minh chứng cho việc áp dụng Nghị quyết 42 một cách rất tốt. Đặc biệt trong đó có khẳng định quyền thu giữ TSĐB của các TCTD và VAMC. Đây là một điểm tiêu biếu nhất của Nghị quyết 42.
Nghị quyết 42 đã đem lại cho ACB nhiều thành tựu đáng kế, từ cơ cấu nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đến việc thu hồi nợ xấu và TSĐB thì ACB đều hoạt động rất hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả đạt được của việc áp dụng Nghị quyết 42 thì ACB vẫn cịn tồn tại một số hạn chế. Vì việc xử lý nợ xấu ảnh hưởng rất nhiều từ Nghị quyết 42 nên Nghị quyết 42 cịn tồn tại những khó khăn gì thì ACB cũng song song tồn tại những khó khăn như vậy.
Khó khăn thứ nhất liên quan đến việc triển khai Nghị quyết 42. Việc triển khai Nghị quyết 42 hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Chưa có sự tương đồng cũng như đồng bộ hóa của các Chính sách với Chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành cùng với các TCTD nên quá trình triển khai Nghị quyết 42 rất phức tạp và chưa thể trơn chu ngay được nên đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
Thứ hai khi nói về khó khăn khơng thể khơng nhắc đến khó khăn trong thủ tục rút gọn hồ sơ thu hồi nợ xấu và TSĐB. Trong điều 8 của Nghị quyết 42 có quy định về việc thủ tục rút gọn khi giải quyết và xử lý nợ xấu nhưng trên thực tế lại khơng hề đơn giản. Khi mà các chính sánh khơng được đồng bộ hóa với nhau thì việc thu giữu cũng như giải quyết theo thủ tục nhanh gọn là vơ cùng khó khăn. Trên thực tế, đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận một trường hợp nào được xử lý theo thủ tục rút gọn. Điều này cho thấy đây không chỉ là tồn đọng chung của ACB mà nó cịn là vấn đề của tồn bộ hệ thống ngân hàng trong đó cần nhanh chóng sửa đổi Nghị quyết 42.
2.2.3.1. Nguyên nhân xảy ra nợ xấu của ACB
Nguyên nhân từ phía Khách hàng
Xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và rất nhiều động cơ dẫn đến nợ xấu cho ACB, về phía khách hàng, thứ nhất, có thể do năng lực về tài chính của họ khơng đủ để chi trả cho khoản nợ. Đây là trường hợp được xem là phổ biến nhất, trong hoạt động kinh doanh, các khách hàng rất có nguy cơ khơng thanh tốn được các khoản vay nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Nhất là những tác động từ thì trường, từ mơi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội. Điển hình có thể kể đến đợt dịch Codid-19 vừa mới diễn ra, có rất nhiều các Doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do không đủ độ trường vốn để chi trả cho các hoạt động khi mà khơng có khách hàng. Điển hình ta có thể nói đến Sartup “Kỳ lân” trong lĩnh vực thể dục thẩm mỹ Wefit đã tuyên bố phá sản do vốn hoạt động đã cạn kiệt, khơng thể duy trì được hoạt động kinh doanh nên đại diện WeWow đã chính thức gửi đến khách hàng lời xin lỗi. Sự việc này là minh chứng rất rõ cho việc kinh doanh của một số ngành nghề dịch vụ phụ thuộc lớn vào yếu tố môi trường, vào khách hàng. Bản thân là một startup Kỳ lân nên quy mơ hoạt động kinh doanh lớn, và có quan hệ tín dụng với khơng chỉ một Ngân hàng. Chỉ một tuyên bố phá sản như vậy thơi có thể ảnh hưởng đến rất nhiều TCTD, ngay lập tức, khoản nợ của Wefit rơi vào nợ xấu không thể thu hồi. Các TCTD lại khó khăn trong việc giải quyết.
Nguyên nhân thứ hai từ phía khách hàng có thể nói đến đó là do khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, đó là vấn đề liên quan đến đạo đức khách hàng. Vì một số lý do nào đó mà khách hàng khơng muốn trả nợ cho NH, không phải vấn đề về tài lực kinh tế, mà do mộ số nguyên nhân về phía cá nhân,.
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu đến từ phía ACB là do đội ngũ cán bộ ACB chưa đánh giá đúng các khoản vay của KH. Trong cơng tác tín dụng, nhiều quy trình, thủ tục phức tạp, khơng thể tránh khỏi những sai xót. Những nhầm lẫn về thủ tục, giấy tờ, đánh giá TSĐB, phân tích BCTC của Doanh nghiệp chưa được chính xác,. Các hành động này, có thể xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của chính cán bộ
tín dụng khi có có quan hệ lợi ích với KH. Thêm vào đó, cán bộ tín dụng có thể chưa có đủ chun mơn nghiệp vụ nên có thể phân tích sai, phân tích thừa thiếu khơng đúng chỗ,... Một nguyên nhân nữa là do cán bộ thẩm định có quan hệ lợi ích kinh tế với KH dẫn đến nới lỏng trong công tác thẩm định đánh giá sai giá trị,.
Nguyên nhân khác
Ngun nhân từ mơi trường kinh tế chính trị, những chính sách, quy định của Chính phủ, của NHNN cũng ảnh hưởng đến tình hình nợ xấu của NH. Trước khi có Nghị quyết 42 của Quốc hội, thủ tục để xử lý nợ xấu vo cùng khó khăn, NH thường rơi vào tình trạng cục máu đông, kinh doanh NH ngưng đọng trong ngắn hạn.
Nguyên nhân từ tự nhiên, điều kiện thời tiết, mầm bệnh,... cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các Doanh nghiệp qua đó gián tiếp tác động đến các TCTD. Trong ngắn hạn, KH không thể trả nợ cho NH, KH sẽ có động thái trả chậm hoặc gia hạn nợ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phân loại các nhóm nợ của NH. Đặc biệt, với ACB, là một trong những NH có tỷ lệ cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn, nên những tác động là rất đáng kể.
Và một số nguyên nhân về thói quen, hành vi của KH, sắc tộc, Tôn giáo cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nợ xâu scho NH. ACB cẫn có những biện pháp phù hợp để khắc phục và đón đầu những khó khăn để có được kết quả kinh doanh hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 nói về thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu của ACB, qua bức tranh toàn cảnh nợ xấu của hệ thống NH năm 2019, ta phần nào có cái nhìn tổng quan về nợ xấu của tồn hệ thống NH. Qua đó cũng đánh giá được tình hình hoạt động chung của ACB
ACB là NH có tập khách hàng SME rất lớn, do vậy mà rủi ro cũng rất cao, tự thân ACB cần có những biện pháp phịng ngừa rủi ro về nợ xấu và trích lập dự phịng rủi ro phù hợp với bối cảnh hoạt động đặc biệt là phù hợp với những quy định của Nghị quyết 42.
Qua chương này, Bạn đọc có thể có cái nhìn tổng quan hơn về việc thực hiện và quản lý nợ xấu của một NH, cụ thể là một NH đã làm tốt nhất công tác này trong thời gian vừa qua. Từ đó, chúng ta phần nào hiểu được về hoạt động tín dụng của một NH và quy trình quản lý nợ xấu của NH đó.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU THEO NGHỊ QUYẾT 42
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ACB
ACB là Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất năm 2019 với 0,54%, điều đó cho thấy ACB là một trong những Ngân hàng có cơng tác quản lý và xử lý nợ xấu rất tốt theo Nghị quyết 42 của Chính Phủ. Tuy nhiên, ACB khơng vì vậy mà chủ quan, Ngân hàng vẫn ln cần nâng cao và đổi mới công tác quản lý cũng như xử lý đối với nợ xấu (từ nhóm 3 cho tới nhóm 5) để ngày một nâng cao vị thế của mình và định hướng tốt hơn trong hoạt động kinh doanh.