CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LUẬN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NỢ XẤU
1.7. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ
chức tín dụng
NQ42/2017/QH14 được Quốc Hội ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2017 về thí điểm nợ xấu của các TCTD, được dựa trên căn cứ:
Thứ nhất, căn cứ Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thứ hai, căn cứ luật tổ chức Quốc Hội số 57/2014/QH13
Thứ ba, căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13.
1.7.1. Phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 42
Nghị quyết này quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. (Điều 1/NQ42/2017/QH14)
1.7.2. Đối tượng áp dụng
Theo Điều 2 của NQ42/2017/QH14 áp dụng trên 3 đối tượng:
Thứ nhất, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thứ hai, Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành
1.7.3. Nguyên tắc xử lý nợ xấu
Nguyên tắc xử lý nợ xấu được thực hiện lần lượt theo các nguyên tắc sau: - Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử
lý nợ xấu
và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
- Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1.7.4. Những nội dung chính đã đạt được của NQ42/2017/QH14
Nội dung chủ yếu mà Nghị quyết 42 muốn hướng đến và cũng chính là nút thắt của nghị quyết 42 đó chính là Tài sản đảm bảo. Có thể nói việc xử lý nợ xấu thời gian
qua đã có sự thay đổi về cả lượng và chất. Điều này thể hiện rõ nét trên 3 giác độ: (i) hồn thiện khn khổ pháp lý, (ii) sự nỗ lực vào cuộc của các bên liên quan, và (iii) một số kết quả cụ thể đã đạt được đến nay.
1.7.4.1. Hồn thiện khn khổ pháp lý xử lý nợ xấu
Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu được ban hành và hiệu lực từ 15/8/2017, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành lang pháp lý xử lý nợ xấu. Nghị quyết đã tháo gỡ nhiều vướng mắc trong xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD); đó là khẳng định quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) của TCTD và
công ty mua bán tài sản của các TCTD (VAMC); cho phép mua bán nợ-xấu và TSBĐ
theo giá thị trường; cho phép Tòa án áp dụng thủ tục để giải quyết tranh chấp liên quan đến TSĐB; mở rộng đối tượng mua-bán nợ xấu đối với VAMC; qui định về
Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao.. .được ban hành đã giúp Nghị quyết đi vào thực tiễn. Tiêu biểu là Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 của Thống đốc NHNN; Văn bản số 3022/TCTHADS-NV1 ngày 15/8/2017 của Tổng cục Thi hành án hướng dẫn một số nội dung liên quan đến triển khai Nghị quyết 42; Văn bản số 609/NHNN -TTGSNH ngày 24/1/2018 của NHNN về việc tăng cường xử lý nợ xấu, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết 42; Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) hướng
dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, TSBĐ tại TAND..v.v. Với những văn bản này, hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu của Việt Nam đã có bước tiến lớn so với trước kia và đã tương đối hoàn thiện, tiến gần hơn với các quy định chung thường thấy tại các quốc gia có hệ thống pháp lý phát triển trên thế giới.
1.7.4.2. Nhận thức và nỗ lực vào cuộc của các cấp, ngành nghề thể hiện rõ nét
Với những văn bản được ban hành trên đây, phần nào đã thể hiện được nỗ lực vào cuộc của các cấp, ngành và địa phương. Đặc biệt, nhận thức, thiện chí của bên vay trong việc giải quyết nợ xấu đã được tăng lên, góp phần đáng kể vào kết quả xử lý nợ xấu thời gian qua.
1.7.4.3. Một số kết quả đã đạt được rõ nét của Nghị Quyết 42
Một là, cách thức quản lý, theo dõi, đánh giá nợ xấu có bước tiến rõ nét làm
động lực thúc đẩy xử lý nợ xấu theo hướng chủ động và thực chất hơn. Theo đó, tại
Đề án 1058 về "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020", mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu gộp (gồm nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa
được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn) về mức 3% đến năm 2020 đã được đưa ra thay cho chỉ
năm 2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD đã giảm xuống mức 1,89% (so với mức 1,99% cuối năm 2017 và 2,46% cuối năm 2016) và tỷ lệ nợ xấu gộp khoảng 6,67% tổng dư nợ, giảm mạnh so với mức 10,08% vào cuối năm 2016 và 7,36% cuối
năm 2017. Trong đó, kết quả xử lý nợ xấu của VAMC cũng khá khả quan; tính đến hết tháng 8/2018, VAMC đã thu hồi gần 100.000 tỷ đồng trên 227.000 tỷ đồng nợ gốc đã mua. Đặc biệt là tác động của Nghị quyết 42 tương đối rõ nét. Theo số liệu mới nhất từ NHNN, tính từ giữa năm 2012 đến hết tháng 6/2018, toàn hệ thống đã xử
lý được 785.930 tỷ đồng nợ xấu, riêng sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 42, toàn hệ thống đã xử lý được 138.290 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ 17,5% của cả 6 năm
qua); trong đó các TCTD đã xử lý được 58.800 tỷ đồng.
Với những bước tiến trong công tác xử lý nợ xấu thời gian qua, mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu gộp về 3% đến cuối năm 2020 là hoàn toàn khả thi.
1.7.5. Một số vướng mắc của Nghị quyết 42
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, mặc dù thời gian triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg chưa dài, nhưng có thể khẳng định với sự lãnh đạo trực tiếp, sát sao của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành và địa phương, sự chỉ đạo toàn diện và quyết liệt của NHNN, sự vào cuộc nghiêm túc và trách nhiệm của các tổ chức (TCTD), hai văn bản quy phạm pháp luật trên đã đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong cơng tác xử lý nợ xấu (XLNX) và cơ cấu lại các TCTD, thể hiện định hướng chính sách đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và của cả xã hội nói chung.
Bên cạnh những thành tựu đạt được về quản lý cà xử lý nợ xấu của NQ42/2017/QH14, Nghị quyết này còn tồn đọng những điểm hạn chế cần được khắc phục để đạt được những thành tựu rõ nét hơn.
1.7.5.1. Những vướng mắc liên quan đến triển khai Nghị quyết 42
hồ sơ thế chấp phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ TSBĐ; trong khi đó tính đến
thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực, nhiều hợp đồng thế chấp chưa có điều khoản này. Vì vậy, các TCTD cần đàm phán với bên vay để điều chỉnh hợp đồng. Ngoài ra, ngay cả với những khoản vay đáp ứng được điều kiện này, thì việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của các TCTD vẫn cần đến sự hỗ trợ của cơ quan công an các cấp. Tuy
nhiên, đến nay Bộ Cơng an vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về cơ chế, cách thức thực
hiện cưỡng chế đối với các trường hợp bên bảo đảm chống đối, khơng hợp tác. Do đó, việc thu giữ TSBĐ thành cơng hay khơng hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào thiện
chí của bên vay (bên bảo đảm).
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn rất hạn chế. Theo rà
sốt sơ bộ, đến nay vẫn chưa có vụ án nào được áp dụng trong thực tế theo hướng dẫn thủ tục rút gọn. Nguyên nhân trước hết là do sau gần một năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, đến ngày 15/5/2018 Tòa án Nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP (có hiệu lực từ ngày 1/7/2018) hướng dẫn áp dụng các quy định của Nghị quyết 42. Khi đã có hướng dẫn nêu trên, việc hồn thiện các thủ tục theo u cầu của Tịa án lại khó khăn. Tiêu biểu như việc thực hiện quy định về xác nhận công nợ, tài liệu về nơi cư trú của người bị kiện (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan). Khi xảy ra nợ xấu, đa phần khách hàng trốn tránh, không hợp tác với TCTD để phối hợp xử lý, nên việc xác nhận này rất khó thực hiện. Ngồi ra, tịa án cấp dưới
chưa mạnh dạn triển khai thực hiện thủ tục rút gọn vì chưa có "tiền lệ", tâm lý "sợ sai
sót" trong q trình xét xử vẫn hiện hữu.
Thứ ba, vướng mắc trong thủ tục sang tên cho người mua TSBĐ. Theo quy định
tại Nghị quyết 42, "Số tiền thu được từ xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi
Thứ tư, vướng mắc trong chuyển nhượng dự án bất động sản. Việc xử lý tài
sản
bảo đảm là dự án bất động sản theo Điều 10 Nghị quyết 42 gặp vướng mắc do ngoài việc tuân thủ theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm, TCTD và bên nhận chuyển nhượng còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư. Điều này dẫn đến thực trạng là sau khi TCTD đưa tài sản bảo đảm là dự án bất động sản ra
bán đấu giá công khai và xác định được người trúng đấu giá, nhưng lại không thực hiện được thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho người nhận chuyển nhượng, với lý do là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, năng lực theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ năm, vướng mắc do giới hạn phạm vi lựa chọn tổ chức thẩm định giá. Khi xử lý tranh chấp đến giai đoạn cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản; hầu hết các bên
không thỏa thuận được về giá TSBĐ cũng như kết quả thẩm định giá. Khi đó, theo Điều 98 Luật thi hành án dân sự (2014), chấp hành viên sẽ ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá. Việc giới hạn tổ chức thẩm định giá phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố đã làm hạn chế cơ hội lựa chọn được tổ chức định giá có đủ uy tín, năng lực để thực hiện định giá tài sản. Rất nhiều địa phương chỉ có 1-2 tổ chức thẩm định giá hoặc tổ chức thẩm định giá trên địa bàn có năng lực, uy tín chưa tốt, thiếu tin tưởng về chất lượng thẩm định giá. Thậm chí có khả năng xảy ra tình trạng thiếu minh bạch, câu kết giữa chấp hành viên - thẩm định giá viên - đấu giá viên; điều này có thểgây thiệt hại cho TCTD với việc định giá quá thấp để tẩu tán tài sản, định giá quá cao nên không thể xử lý được tài sản, dẫn đến tình trạng xử lý kéo dài, gây lãng phí, tốn kém do tài sản xuống cấp, chi phí bảo quản.. .v.v.
Thứ sáu, vướng mắc trong bán đấu giá TSBĐ thi hành án. Theo quy định tại
Điều 102 khoản 2 Luật thi hành án dân sự (2014); người mua được tài sản bán đấu giá, Chấp hành viên có quyền khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong q trình bán đấu
1.7.5.2. Những vướng mắc liên quan đến sự thiếu đồng bộ, nhất quán và
quyết liệt
của các bên tham gia xử lý nợ xấu
Thứ nhất, mua-bán nợ xấu theo giá thị trường còn chậm. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 (Nghị quyết 42), tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu với giá bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập; sau đó xử lý, thu hồi nợ và phân chia với TCTD số tiền chênh lệch giữa số tiền thu nợ được và giá mua nợ. Tuy nhiên, thực tế triển khai cịn rất khó khăn, trong đó ngun nhân một phần là do VAMC chưa được cấp đủ vốn; một phần nữa là VAMC chưa mạnh dạn thúc đẩy phương thức mua nợ này do cơ sở pháp lý bảo vệ cán bộ trong xử lý nợ xấu chưa có tiền lệ; trong khi đó theo quy định đây là phương thức mua-bán nợ duy nhất mà VAMC được phép thực hiện, điều này làm cho hoạt động mua-bán nợ còn chậm.
Thứ hai, sự vào cuộc của chính quyền địa phương cịn yếu, chưa đồng đều, chưa
quyết liệt. Mặc dù Nghị quyết 42 đã tạo sức ảnh hưởng và lan truyền mạnh mẽ đến
nhận thức của xã hội về xử lý nợ xấu, nhưng việc chỉ đạo, vào cuộc của Chính quyền địa phương các cấp (đặc biệt là cấp phường, xã) trên thực tế cịn rất chậm, dẫn đến khó khăn cho các TCTD khi thực thi các biện pháp xử lý nợ xấu.
Thứ ba, thời gian giải quyết vụ án thường kéo dài. Theo quy định của pháp
luật
về tố tụng dân sự, thời hạn chuẩn bị xét xử của một vụ án dân sự là từ 4-6 tháng, tuy nhiên thực tế thì q trình giải quyết tại Tịa án thường mất rất nhiều thời gian, chi phí. Nhiều vụ việc Tòa án đã nhận được Đơn khởi kiện hợp lệ nhưng khơng có thơng
báo hay phản hồi cho các TCTD. Ngồi ra, việc cơ quan Tịa Án, Thi hành án thường
khơng nhận đơn từ thời gian tháng 6 đến tháng 9 do thời điểm 30/9 hàng năm là lúc tổng kết số án tồn của các đơn vị. Thực tế này khiến TCTD phải thêm thời gian chờ đợi khi khởi kiện và thi hành án.
của khách hàng vay rồi mới tiến hành xử lý tài sản thi hành án của bên thứ ba hoặc có văn bản đề nghị Tịa án xác định thứ tự xử lý tài sản trong bản án. Cách làm này khiến quá trình thi hành án và xử lý nợ xấu bị kéo dài.
Thứ năm, việc thực hiện theo phán quyết của Tòa án còn chậm do cách hiểu khác nhau. Vẫn còn trường hợp quan điểm của Cơ quan Thi hành án theo hướng chỉ
thụ lý và tổ chức thi hành phần bên vay phải trả nợ, . không thi hành cả phần xử lý tài sản thế chấp, do khơng đúng nội dung của Bản án đã được Tồ án tuyên bố trước - đó là TCTD được quyền phát mại để thu hồi nợ nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ. Cách hiểu khác nhau này khiến việc thi hành án đối với nợ xấu chậm và không nhất quán.
1.7.5.3. Vướng mắc liên quan đến thị trường hỗ trợ xử lý nợ xấu
Chúng ta thiếu vắng một thị trường mua-bán nợ thực sự. Điều 5 tại Nghị quyết
42 quy định TCTD được bán các khoản nợ xấu và TSBĐ liên quan một cách công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật và giá bán phù hợp với giá thị trường, cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ. Tuy nhiên, việc bán nợ vẫn tương