Quản lý tốt các nhóm nợ xấu

Một phần của tài liệu Việc thực hiện nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của NH TMCP á châu giai đoạn 2017 2019 khóa luận tốt nghiệp 735 (Trang 59 - 60)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LUẬN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NỢ XẤU

3.1.1. Quản lý tốt các nhóm nợ xấu

Theo như quy định của NQ42/2017/QH14, các nhóm nợ xấu gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, do vậy ACB cần quản lý tốt các nhóm nợ này trong khn khổ và tỷ lệ được Ngân hàng đặt ra và phấn đấu đạt được tỷ lệ.

Năm 2019 khép lại với ACB là một năm cực kỳ may mắn khi nợ xấu của ACB đạt ở ngưỡng thấp nhất so với các NHTMCP trên toàn hệ thống. Trong năm tới 2020, áp lực được đặt ra lại càng lớn hơn, câu hỏi được đặt ra ở đây “Làm sao để làm tốt hơn năm 2019, để có sự đột phá mới về tỷ lệ nợ xấu trong năm 2020?”. Câu hỏi đã gợi ra nhiều trăn trở cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của ACB. Bởi lẽ năm 2020 mở ra với những tình hình diễn biến của tự nhiên rất tiêu cực. Điển hình là dịch bệnh Covid- 19 nổ ra vào khoảng tháng 1 ở nước ta đã ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình hoạt động của nền kinh tế nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng.

Đến nay, dịch bệnh đã hoành hành được khoảng 4 tháng, mặc dù Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm covid nào tử vong nhưng có thể nói nền kinh tế đã bị ảnh hưởng lớn do dịch bệnh. Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các Doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh đã hạn chế rất nhiều hoạt động của mình. Điển hình là các hộ kinh doanh tự phát như: giải trí, dịch vụ, vui chơi,... đều phải đóng cửa trong 2 tuần, điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của hộ kinh doanh, sản xuất. Do vậy, có rất nhiều yêu cầu về giãn nợ, về kéo dài lịch trả nợ,... điều này cũng ảnh hưởng phần lớn đến cơng tác quản lý nợ của Ngân hàng, có thể trong tương lai,

những khoản nợ này sẽ rơi vào nhóm nợ xấu.

ACB khơng nằm ngồi những khó khăn của dịch bệnh, để giúp đỡ Chính phủ, ACB đã hỗ trợ 10 tỷ đồng cho công tác Phịng và chống dịch bệnh, thêm vào đó ACB đã tung ra gói tín dụng 25000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các Doanh nghiệp và Cá nhân với mong muốn vượt qua dịch bệnh. Động thái này của ACB cho thấy Ngân hàng đã xchur động công công tác quản lý nợ của mình. ACB cũng đã gia hạn hợp lý cho những khoản nợ của khách hàng trong mùa dịch để giúp đỡ khách hàng của mình.

ACB cũng quản lý tốt các nhóm nợ xấu của mình sao cho giảm thiểu tối đa gia tăng các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Để làm được điều này, các cán bộ tín dụng cũng đóng vai trị quan trọng. Cán bộ tín dụng cần được đảm bảo về nhân phẩm, đạo đức để thực hiện công việc một cách công bằng và trong sạch. Diều này giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro về đạo đức của cán bộ tín dụng. Một bộ phận không thể bỏ qua nếu muốn kiểm sốt tốt các nhóm nợ đó là bộ phận Thẩm định. Thẩm định đóng một vai trị khơng nhỏ trong cơng tác quản lý nợ. Đạo đức của Thẩm định không tốt, có mối quan hệ về mặt lợi ích với bên vay có ảnh hưởng lớn tới quyết định cho vay. Những yếu điểm của bên vay sẽ không được phân định rõ ràng, nếu khoản vay khơng có đúng khả năng thanh tốn sẽ dẫn đến nguy cơ nợ xấu và vỡ nợ rất cao.

Ngồi ra chính sách quản lý nợ xấu của Ngân hàng cũng cần xiết chặt hơn để hạn chế nợ xấu và nâng cao công tác phịng ngừa nợ xấu. Trong Nghị quyết 42 có quy định về quản lý các nhóm nợ, ACB cần tuân theo những quy định đó nhưng cũng cần linh động trước tình hình thực tế của Ngân hàng mà có những chính sách quản lý và xử lý nợ xấu sao cho phù hợp, giống với cụm từ “Liệu cơm gắp mắm” mà các cụ đã để lại cho chúng ta sau này. Mỗi Ngân hàng có những đặc thù và tiềm năng khác nhau nên cần có những chính sách của riêng bản thân NH sao cho phù hợp với định hướng kinh doanh và phát triển của NH.

Một phần của tài liệu Việc thực hiện nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của NH TMCP á châu giai đoạn 2017 2019 khóa luận tốt nghiệp 735 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w