Thực trạng nợ xấu và xử lý của NHTMCP Á Châu giai đoạn

Một phần của tài liệu Việc thực hiện nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của NH TMCP á châu giai đoạn 2017 2019 khóa luận tốt nghiệp 735 (Trang 47 - 54)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LUẬN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NỢ XẤU

2.2. Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu theo NQ42/2017/QH14 về thí

2.2.2. Thực trạng nợ xấu và xử lý của NHTMCP Á Châu giai đoạn

2017-2019

ACB ln là Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thuộc top các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống các NH Việt Nam. Tính đến 31/12/2019, tỷ lệ nợ xấu của ACB thấp nhất nhất đạt 0,54%. Điều này cho thấy ACB là một trong những các NH áp dụng và xử lý tốt nhất NQ42/2017/QH14 của Quốc hội về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Nợ xấu được quy định tại Nghị quyết 42 là nợ nhóm 3 (Nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Vậy cơ cấu nợ xấu của ACB như thế nào

Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch Nợ xấu Nhóm 3-5 (tỷ đồng) 1390 1675 21 Nợ quá hạn Nhóm 2-5 (tỷ đồng) 1839 2058 12 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,70 0,73 0,03 Nợ nhóm 5/Tổng nợ xấu (%) 57,06 70,40 13,34 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0,93 0,89 -0,03 Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng nợ xấu (%) 132,74 151,89 19,15

2.2.2.1. Tình hình huy động vốn của ACB

350,000 300,000 250,000 i 200,000 ZJ £ 150,000 100,000 50,000 0 ■ 2017 B2018 B2019

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn

Biểu đồ thể hiện tổng tiền gửi khách hàng của ngân hàng Á Châu trong 3 năm (2017-2019). Nhìn chung, hoạt động huy động vốn vẫn tăng trưởng liên tục, ổn định mà vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Cụ thể, năm 2017 ngân hàng Á Châu đã huy động được 241.393 triệu đồng tiền gửi của khách hàng. Đến năm 2018, con số này là 269.999 triệu đồng (tăng thêm 28.606 triệu động). Năm 2019 chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ của tổng tiền gửi khách hàng của ACB. So với năm 2018, tổng tiền gửi năm 2019 tăng 38.130 triệu đồng (+14,12%).

Ngân hàng Á Châu tiếp tục thúc đẩy phát triển và tận dụng lợi thế của hệ thống bán lẻ, chú trọng vào các đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Đây là chiến lược đúng đắn không chỉ trong ngắn hạn mà cịn có hiệu quả trong dài hạn. Vì đây là hai đối tượng tiềm năng, đặc biệt là khách hàng cá nhân có khoản nhàn rỗi, khơng có nhu cầu dùng đến, nhóm đối tượng này chiếm 78% tổng huy động vốn của ACB. Để đạt được thành quả này ACB đã thúc đẩy đa dạng các sản phẩm với lãi suất ưu đãi nhằm thu hút khách hàng. Ngồi ra ngân hàng cịn mở rộng mạng lưới và chi nhánh và phịng giao dịch. Ước tính đến năm 2019, tổng số chi

nhánh và phòng giao dịch lên tới 360 đơn vị, hoạt động tại 47 tỉnh thành.

2.2.2.2. Chất lượng tài sản

Nợ xấu Nhóm 3-5 trong vịng 2 năm liên tiếp tăng 21 tỷ đồng. Tương đương với sự tăng lên của tỷ lệ nợ xấu, năm 2018 là 0,73% tăng 0,03% so với năm 2017. ACB được coi là một trong những NH quản lý và xử lý nợ xấu rất tốt, bằng chứng là sang năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của ACB đã giảm còn 0,54%, tỷ lệ thấp nhất trên tồn hệ thống NH.

Ta thấy, nợ Nhóm 5/Tổng nợ xấu bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, do vậy mà quỹ dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng lên đáng kể so với năm 2017 là 132,74%, đã tăng lên 151,89% năm 2018, tăng 19,15%

2.2.2.3. Cơ cấu nợ xấu của ACB

Nhìn chung, cơ cấu nợ xấu của ACB giai đoạn 2017-2019 biến động qua từng giai đoạn. Trong đó, nợ nhóm 5 ln chiếm tỷ trọng cao nhất, nợ nhóm 3 và 4 dao động qua các năm.

2017

■ Nợ nhóm 3 ■ Nợ nhóm 4 ■ Nợ nhóm 5

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ xấu ACB năm 2017

Cụ thể, năm 2017 nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất là 57,06% trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng Á Châu. Nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng thấp nhất là 20,06%. Nhóm 3 chiếm 22,88% trong tổng cơ cấu nợ xấu. Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tức là, những loại nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu,... Nhóm nợ này khơng phải là nhóm nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất, cho thấy ACB đang quản lý nhóm nợ này rất tốt. Trong 3 nhóm nợ, nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trong cao nhất trong cơ cấu nợ xấu của ACB. Nhóm nợ quá hạn trên 360 ngày đang chiếm tỷ trọng cao nhất, công tacsc quản lý và xử lý nợ của ACB cần trú trọng hơn nữa vào nhóm nợ này. Vì hầu hết các TSĐB trong nhóm nợ này sẽ được giao bán qua VAMC, lúc này, quyền chủ nợ của NH đối với khoản nợ-TSĐB cần được chú ý nhất.

2018

■ Nợ nhóm 3 "Nợ nhóm 4 "Nợ nhóm 5

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nợ xấu ACB năm 2018

Năm 2018 chứng kiến sự thay đổi vượt bậc của nợ nhóm 3, khi từ 22,88% năm 2017 giảm mạnh xuống cịn 9,16% năm 2018, đã giảm 13,64%. Nợ nhóm 3 là nhóm nợ dưới chuẩn, ACB đã quản lý rất tốt nhóm nợ này. Nhưng ngược lại, Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lại có dấu hiệu tăng mạnh, năm 2018 chiếm 70.4% trong tổng cơ cấu nợ xấu, trong đó năm 2017, nợ Nhóm 5 chỉ chiếm 57,06%. Đây là một sự thay đổi đáng chú ý, do nợ Nhóm 5 được xếp vào nhóm nợ có nguy cơ mất khả năng thu hồi và ảnh hưởng rất nhiều đến quỹ trích lập dự phịng rủi ro của ACB, cả về dự phịng cụ thể và dự phịng chung. Nhóm nợ này luôn ở mức cao, đáng báo động, ACB cần có những biện pháp chủ động cụ thể để có những phương án tốt nhất và phù hợp nhất đối với những con số đã phản ánh.

2019

Nợ nhóm 3 ■ Nợ nhóm 4 ■ Nợ nhóm 5

Biểu đồ: 2.4: Cơ cấu nợ xấu ACB năm 2019

Trong năm 2019, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nợ Nhóm 5 với 61,55%, có giảm nhẹ so với năm 2018, tuy nhiên tỷ lệ này là khơng đáng kể. Nợ nhóm 3 tiếp tục là nhóm nợ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nợ xấu của ACB, chiếm 17,26%. Có được con số này, ACB đã phải nỗ lực không ngừng từ sau năm 2018, bởi năm 2018 tỷ lệ nợ Nhóm 5 quá cao, cần xử lý nợ ở nhóm 3, nhóm 4 tốt thì tỷ lệ nhóm 5 sẽ được giảm thiểu.

2.2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu của ACB Tỷ lệ nợ xấu -----------------------------------------------0.73% 0.70% 0.80% 0.70% 0.60% 0.50% 0.40% 0.30% 0.20% 0.10% 0.00% 2017 2018 2019 Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của ACB

Trên đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2017-2019, ta thấy sau 2 năm áp dụng Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm về xử lý nợ xấu của các TCTD. Với các quy định đổi mới có phần có lợi cho các TCTD, ACB đã vận dụng tốt Nghị quyết và có những biện pháp phù hợp về xử lý và quản lý nợ xấu.

ACB được Ngân hàng Nhà nước chọn là một trong 6 ngân hàng thực hiện việc thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14. Như chúng ta đã biết, Nghị quyết số 42/2017/QH14 được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 8.2017, là nghị quyết nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của tổ chức tín dụng; tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thúc đẩy xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu cho các tổ chức tín dụng. Với ACB, Nghị quyết số 42/2017/QH14 đóng vai trị như một cơng cụ giúp ACB gia tăng khả năng xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng trong hoạt động bán nợ xấu, thực thi quyền thu giữ tài sản bảo đảm, rút gọn thủ tục trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án.

Cụ thể hơn, ACB đã (i) ban hành quy định triển khai nghị quyết trên toàn hệ thống; (ii) điều chỉnh các văn bản có liên quan đến việc thu giữ, khởi kiện, bán nợ

.. .cho phù hợp với Nghị quyết; (iii) đẩy mạnh các lớp đào tạo liên quan đến nội dung nghị quyết cho lãnh đạo các cấp và nhân viên ACB; (iv) thông báo đến khách hàng việc sẽ áp dụng triển khai hình thức xử lý nợ theo Nghị quyết; và (v) làm việc với các đối tác về việc mua bán nợ của ACB theo Nghị quyết.

Do vậy, những kết quả mà ACB đã đạt được trong xử lý và quản lý nợ xấu là vô cùng đáng tuyên dương trước toàn thể hệ thống NH Việt Nam.

ACB đang thực hiện triệt để Nghị quyết số 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trên toàn hệ thống. Đồng thời, ACB cũng sẽ ghi nhận những phản hồi, những khó khăn vướng mắc phát sinh khi triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 trên thực tế để báo cáo kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ACB vẫn chưa thể tháo gỡ hết những vướng mắc mà Nghị quyết 42 còn tồn đọng. Việc tranh chấp về quyền thu giữ TSBĐ vẫn diễn ra, điển hình có thể thấy tiêu biểu nhất là TSĐB của bên đảm bảo ở đây là tang vật trong những vụ án dân sự về hành chính. Lúc này TSĐB đã được phía cơ quan điều tra thu giữ, ACB không thể thực hiện thủ tục xử lý ngay đối với TSĐB này, vì vậy phải đợi đến hết thời gian mà tang vật này bị thu giữu mới có quyền được xử lý, như vậy ACB lại mất thêm một thời gian khá dài để chờ được xử lý, dòng tiền lại bị ngưng đọng chờ được xử lý,. Đây chỉ là một trong những vấn đề được coi là vướng mắc của ACB nói riêng và của tồn bộ hệ thống NH nói chung.

Một phần của tài liệu Việc thực hiện nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của NH TMCP á châu giai đoạn 2017 2019 khóa luận tốt nghiệp 735 (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w