ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 678 (Trang 76 - 81)

Sơ đồ 2 .2 Tổng quát quy trình tín dụng của MSB

6. Những đóng góp mới của đề tài

2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH

NH

TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.4.1. Những kết quả đạt được

Một là, ngân hàng Maritime bank đã nghiêm túc tuân thủ, triển khai tốt các

văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong hoạt động tín dụng của NHNN, tuân thủ thẩm quyền phán quyết và phân cấp uỷ quyền trong hoạt động tín dụng, các văn bản hướng dẫn quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng. Tuân thủ các giới hạn an tồn trong hoạt động tín dụng.

Hai là, ngân hàng đã chủ động xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và các

cơng cụ đo lường rủi ro tín dụng.

Ba là, thành lập ban chuyên phụ trách đánh giá, xử lý các khoản nợ xấu.

Bốn là, đa dạng hóa đối tượng cho vay, hình thức cho vay nhằm phân tán rủi

ro. Chuyển dịch từ cho vay trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro sang cho vay ngắn hạn với vịng quay vốn nhanh, ít rủi ro hơn; Chuyển dịch từ cho vay bằng ngoại tệ sang cho vay nội tệ ít chịu rủi ro tỷ giá, chỉ cho vay ngoại tệ khi khách hàng có nguồn thu ngoại tệ.

Năm là, thu nhập từ hoạt động tín dụng cao, tăng qua các năm đặc biệt cuối

năm 2015- đầu năm 2016.

Sáu là, quản lý rủi ro tín dụng theo cơng nghệ hiện đại, phân loại nợ theo

phương pháp định tính.

Bảy là, kiên quyết xử lý rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn mức bình qn

tồn hệ thống.

Tám là, nguồn quỹ dự phịng rủi ro duy trì, phân loại nợ và trích lập dự phịng

đúng quy định.

Chín là, hệ thống kiểm tra, giám sát rủi ro được cải tiến.

Mười là, hoạt động quản trị rủi ro có nhiều dấu hiệu tích cực là bước đệm để

MSB là một trong mười ngân hàng được NHNN chỉ định sẽ thực hiện thử nghiệm theo các quy tắc an toàn của Basel II.

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1 Những hạn chế tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một là, nhóm khách hàng thuộc ngành KD bất động sản chiếm tỉ lệ cao trong

dư nợ tín dụng của MSB. Ngành kinh doanh bất động sản là ngành kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro do sự biến động của thị trường trong giai đoạn 2010 - 2015 là không ổn định. Trong năm 2016, thông tư 06/2016 do NHNN ban hành cũng đề ra các quy định chặt chẽ để kiểm soát tốt hơn thị trường bất động sản. Trong thời gian sắp tới, thơng tư trên có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro của ngân hàng MSB.

Hai là, nợ nhóm 2 chiếm tỉ lệ cao - đối với năm 2016, tỉ lệ nợ nhóm 2 là

5.56% . Như vậy, rủi ro tiềm ẩn từ các khoản nợ nhóm 2 của MSB là tương đối lớn, nếu không thực thi các biện pháp kịp thời thì có khả năng sẽ chuyển thành nhóm nợ xấu và khó có khả năng thu hồi nợ.

Ba là, quỹ dự phịng rủi ro chưa thể bù đắp được hồn tồn phần nợ xấu. Điều

đó cho thấy cơng tác xử lý nợ xấu của MSB vẫn chưa thực sự chủ động. Khi mà rủi ro tín dụng xảy ra vẫn cần có sự kết hợp với một số biện pháp khác như: phát mại tài sản, gia hạn và cơ cấu lại các khoản tín dụng tuy nhiên thì hiệu quả của 2 biện pháp kết hợp thêm này không được đánh giá cao.

Bốn là, việc bán nợ cho VAMC chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Công tác xử lý nợ chủ yếu là bán nợ VAMC, bán tài sản. Việc thu hồi nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC gặp nhiều khó khăn, dù với sự cố gắng của MSB nhưng số thu được vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. Công tác xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng và nợ bán VAMC của MSB chưa thực sự đạt được kết quả như mong đợi, số lượng thu/tổng dư nợ rất nhỏ vì vậy mục tiêu nâng cao năng lực tài chính theo phương án thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng và nợ bán VAMC hiệu quả chưa cao. Việc kiếm sốt chất lượng tín dụng cịn chưa tốt dẫn đến chuyển ngoại bảng 143 tỷ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chính sách điều hành của trụ sở chính những năm gần đây lại có xu hướng tăng lãi suất FPT đối với dư nợ ngoại bảng và nợ bán VAMC. Áp lực xử lý nợ bán ngoại bảng, tài sản đảm bảo trong các năm tới của chi nhánh trong các năm tới sẽ rất lớn.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, chưa có sự tập trung, quyết liệt trong hoạt động thu phí. Thu từ các

sản phẩm ngân hàng điện tử còn hạn chế, chưa được chú trọng. Số lượng thẻ ( thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế) còn thấp. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MSB cịn ít nên khả năng bán chéo sản phẩm cịn hạn chế. Có thể thấy thu nhập của chi nhánh chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, đến từ những sản phẩm có rủi ro cao. Ngành bất động sản, xây dựng tuy đang có dấu hiệu phục hồi nhưng là ngành nhạy cảm với thị trường. Trong khi đó, thu nhập từ những sản phẩm ít rủi ro như từ phí chưa được khai thác triệt để.

Thứ hai, những khách hàng bị xếp vào nhóm nợ xấu, ngân hàng đã cơ cấu nợ

nhiều lần nhưng hoạt động kinh doanh vẫn đình trệ. Nhiều khách hàng hoạt động cầm chừng hoặc phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tài sản đảm bảo có giá trị lớn và mang tính đặc thù như dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, nhà xưởng linh kiện. vì vậy khó tìm được các đối tác chuyển nhượng.

Thứ ba, cơng nghệ ngân hàng cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống thông

tin, dữ liệu. Cơ sở dữ liệu của còn thiếu hụt cả về chất lượng và khối lượng, chưa đáp ứng được các yêu cầu về thời gian, sự chính xác, đồng bộ. Những thơng tin về từng ngành nghề trong nền kinh tế rất cần thiết cho hoạt động tín dụng như: thơng tin về lịch sử phát triển và triển vọng phát triển của ngành, năng lực cạnh tranh và từng đơn vị trong ngành, các chỉ số ngành. hiện có của MSB chưa có hệ thống và chuyên sâu.

Thứ tư, khách hàng dư nợ nhóm 2 chủ yếu do khách hàng nhóm 1 bị chuyển

nhóm do ảnh hưởng từ mơi trường kinh doanh khơng thuận lợi và do quá hạn thẻ tín dụng, một tỷ lệ rất nhỏ các khách hàng nhóm nợ xấu đã phục hồi và chuyển lên nợ nhóm 2. Những khách hàng bị xếp loại là nợ nhóm 2 nhưng điểm tín dụng gần sát với nhóm nợ xấu theo đánh giá là hoạt động kinh doanh khơng có nhiều tiến triển, hoạt động chủ yếu phải dựa vào vốn vay ngân hàng, có hồn trả được nợ vay nhưng không đúng hạn.).

Thứ năm, nguồn nhân lực còn hạn chế. Chất lượng cán bộ hạn chế do ít kinh

nghiệm hoặc làm việc theo thói quen, chưa nhận thức hết được trách nhiệm, quyền hạn của mình. Bản thân các cán bộ đôi khi cũng lệ thuộc quá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động hoặc khơng đủ thời gian và phương tiện

tìm kiếm thơng tin. Thiếu cán bộ am hiểu, có kinh nghiệm ứng dụng kỹ thuật, mơ hình QLRR vào hoạt động QLRRTD.

b/ Nguyên nhân bên ngoài

Thứ nhất, sự thay đổi liên tục các chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước

có ảnh hưởng rất lớn đến các cá nhân, tổ chức kinh tế. Ngân hàng không thể lường trước được dẫn tới cho vay những dự án khách hàng bị thua lỗ.

Thứ hai, những quy định về công bố thông tin chưa thực hiện nghiêm ngặt.

Điều này dẫn đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi ngân hàng có chất lượng thơng tin kém, khơng phản ánh đúng thực trạng tài chính và hoạt đơng kinh doanh của doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng. Vai trò của CIC chưa phát huy hết hiệu quả khi thơng tin như tài chính, xếp hạng tín dụng... chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Hệ quả là các NHTM gần như gặp rất nhiều khó khăn về thơng tin đầu vào trong áp dụng xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

Thứ ba, khách hàng ln có những u cầu ngày càng cao về chất lượng dịch

vụ. Do sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng trong nước và nước ngồi nên khách hàng ln lựa chọn những ngân hàng dịch vụ tốt. Các lỗi tác nghiệp chủ yếu là do cán bộ chưa gán nhầm CIF, kiểm tra chưa kỹ thông tin khách hàng.

Thứ tư, khách hàng cố tình làm sai, cố tình lừa ngân hàng. Khách hàng sử

dụng vốn sai mục đích dẫn đến thiện chí trả nợ vay của khách hàng giảm. Khách hàng cố tình chiếm đoạt vốn ngân hàng, gây khó khăn ảnh hưởng lớn đến công tác thu hồi nợ.

Như vậy, thông qua việc đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại MSB, có thể thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong kiểm sốt rủi ro tín dụng, chi nhánh cịn tồn tại những hạn chế nhất định. Để đảm bảo hoạt động tín dụng tại chi nhánh an tồn và có hiệu quả trong những năm tiếp theo, địi hỏi chi nhánh phải có các định hướng tín dụng đúng đắn và phải có các giải pháp cần thiết để hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Tóm tắt chương 2

Trên cơ sở lý luận được đề cập ở chương 1, chương 2 đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, QLRRTD tại ngân hàng Maritime Bank đồng thời đánh giá những mặt tích cực, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân gây ra nó. Đây chính là cơ sở đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác QLRRTD tại Maritime Bank trong thời gian tới.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 678 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w