Nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế tự chủ tài chính trong cơ sở giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 37 - 40)

1.1. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp

1.1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế tự chủ tài chính trong cơ sở giáo dục đại học

dục đại học cơng lập

Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến vấn đề tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đại học công lập. Tuy nhiên xem xét trên khía cạnh nguồn gốc tác động đến cơ chế và việc thực hiện tự chủ tài chính có thể chia làm hai nhóm nhân tố ảnh hƣởng; đó là: nhân tố bên trong đơn vị và nhân tố bên ngồi đơn vị. Trong đó, nhân tố bên ngồi ảnh hƣởng chính đến vấn đề tự chủ tài chính đó chính là sự tác động của cơ chế, chính sách của nhà nƣớc đối với vấn đề tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung, và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng. Cịn nhân tố bên trong thì chính là bản thân nội tại của đơn vị.

1.1.3.1. Nhân tố khách quan

- Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với lĩnh vực GD - ĐT và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nƣớc trong từng giai đoạn: Trong thời gian qua, Đảng và nhà nƣớc ta luôn coi GD - ĐT là quốc sách hàng đầu. Điều đó thể hiện số chi ngân sách nhà nƣớc cho GD - ĐT ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn và các cơ chế quản lý đối với hoạt động GD - ĐT ngày càng đƣợc nới lỏng hơn.

- Chính sách kinh tế xã hội: Đây chính là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, giải pháp công cụ mà nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục

tiêu nhất định theo định hƣớng mục tiêu tổng thể của Nhà nƣớc. Mỗi chính sách đƣợc xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể. Thông qua công cụ này Nhà nƣớc định hƣớng hành vi của các chủ thể kinh tế xã hội để cùng hƣớng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi hoặc giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế xã hội.

Qua đó hƣớng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên vào thực hiện mục tiêu chung. Đồng thời, định hƣớng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả. Hoạt động tài chính ở các đơn vị sự nghiệp cơng lập lĩnh vực GD - ĐT không chỉ chịu sự chi phối bởi bản thân hoạt động của con ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính, mà cịn chịu sự chi phối bởi mơi trƣờng kinh tế

- xã hội khách quan. Nó sẽ đƣợc phát triển hay thu hẹp tùy thuộc vào quan điểm khuyến khích hoặc hạn chế của chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc.

- Cơ chế quản lý tài chính hiện hành: Đây là hệ thống các hình thức, phƣơng pháp, biện pháp tác động lên các hoạt động tài chính phát sinh và phát triển trong quá trình hoạt động ở mọi tổ chức, đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo cho hoạt động tài chính vận động và phát triển đạt đƣợc những mục tiêu đã định. Cụ thể hơn, cơ chế quản lý tài chính có thể hiểu là hệ thống các ngun tắc, luật định, chính sách về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị có liên quan. Cơ chế quản lý tài chính có vai trị quan trọng đối với hoạt động của các ĐVSN công lập lĩnh vực GD - ĐT, nó có tác động quyết định đến phƣơng thức tồn tại và vận động của các hoạt động tài chính trong q trình thực hiện các hoạt động đào tạo ở các cơ sở đó. Sự tác động đó diễn ra theo hai hƣớng tích cực và tiêu cực. Nếu cơ chế đó phù hợp, góp phần phát huy mặt tích cực, hạn chế khuyết điểm thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động đào tạo phát triển. Ngƣợc lại, nếu cơ

chế đó mâu thuẫn nhau, khơng phù hợp thì nó sẽ trở thành nhân tố kìm hãm, triệt tiêu sự phát triển hoạt động giáo dục đào tạo.

+ Đối với ĐVSN cơng lập thuộc lĩnh vực GD - ĐT, vai trị của cơ chế quản lý tài chính thể hiện ở một số nội dung sau:

 Cơ chế quản lý tài chính có vai trị quan trọng trọng việc cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị. Việc xây dựng một cơ chế phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị có tác động đến vấn đề tập trung nguồn lực tài chính, tính linh hoạt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

 Cơ chế quản lý tài chính góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính. Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính quy định khung pháp lý về mơ hình tổ chức, hoạt động của đơn vị.

1.1.3.2. Nhân tố chủ quan

- Nhận thức của đơn vị về tự chủ tài chính và trình độ của ngƣời quản lý trong đơn vị: Cơ chế quản lý tài chính sẽ phát huy tốt hay hạn chế sự phát triển của đơn vị tuỳ thuộc vào năng lực, trình độ của ngƣời vận dụng nó - ngƣời quản lý, ở tầm vĩ mơ, trình độ của nhà hoạch định chính sách, những nhà xây dựng luật pháp là nhân tố chính tác động tới cơ chế tự chủ tài chính. Họ là những ngƣời đề ra cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị thực hiện. Đối với đơn vị việc thực hiện cơ chế tự chủ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ngƣời lãnh đạo, ngƣời làm cơng tác quản lý tài chính.

Đồng thời, sự nhận thức của mỗi cán bộ công nhân viên chức cũng ảnh hƣởng đến vấn đề tự chủ tài chính: Việc thực hiện cơ chế tự chủ nói chung và cơ chế tự chủ tài chính nói riêng phải thực sự đem lại lợi ích cho ngƣời lao động. Một khi cán bộ cơng nhân viên chức nhận thức đƣợc về vấn đề đó thì hiệu quả cơng việc sẽ đem lại thực sự. Bởi vì, lợi ích ln là động lực của sự làm việc.

- Loại hình, lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ đƣợc giao hàng năm của ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực GD - ĐT: Tuỳ từng loại hình đơn vị sự nghiệp có thu mà cơ chế quản lý tài chính kèm theo cũng có sự khác nhau. Đồng thời, mỗi đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực GD - ĐT đều đƣợc giao những nhiệm vụ cụ thể. Nhiệm vụ đó chi phối mọi hoạt động của đơn vị trong đó có hoạt động tài chính. - Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt trong đơn vị: nhƣ thanh tra tài chính, kiểm tra tài chính, kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ. Đặc biệt là hệ thống kiểm sốt nội bộ (HTKSNB) bao gồm: mơi trƣờng kiểm sốt, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và các loại kiểm sốt. HTKSNB tốt, phát huy đƣợc hiệu quả có vai trò rất quan trọng đến hoạt động quản lý tài chính của đơn vị, thể hiện ở một số khía cạnh sau:

 HTKSNB giám sát và đảm bảo tin cậy số liệu của kế toán giúp cho các nhà quản lý có đƣợc các thơng tin đáng tin cậy trong việc đƣa ra các quyết định về điều chỉnh, quản lý và quản trị của đơn vị mình.

 HTKSNB giúp phát hiện kịp thời những rắc rối trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị để giúp cho các nhà quản lý có đƣợc các xử lý thích hợp.

 HTKSNB ngăn chặn các sai phạm có khả năng xảy ra trong cơng tác quản lý tài chính làm ảnh hƣởng đến hiệu quả trong hoạt động của đơn vị.

Nhƣ vậy, thông qua xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến tự chủ tài chính trong các đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực GD - ĐT (nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài) giúp cho việc đề ra và thực thi cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị đạt đƣợc mục tiêu đã định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w