Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Đại học Công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 82 - 87)

Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Trong thời gian qua, với sự phấn đấu, nỗ lực của từng cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên, trƣờng ĐHCN đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách, tiếp tục đóng góp và ghi những dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nƣớc, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín trong xã hội.

Những kết quả cụ thể Nhà trƣờng đã đạt đƣợc trong những năm qua là:

- Thứ nhất : Xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu kế hoạch tài chính

Cùng với việc xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trên các mặt: Tổ chức hành chính, đào tạo, khoa học cơng nghệ và cơ sở vật chất; Nhà trƣờng cũng xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu kế hoạch tài chính.

Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch đƣợc xây dựng trên cơ sở sơ kết tình hình thực hiện năm trƣớc và dự kiến kế hoạch năm sau làm cơ sở theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch. Cơng tác kế hoạch tài chính của Nhà trƣờng đã thực hiện đúng các quy định và hƣớng dẫn của Bộ Cơng Thƣơng, các chỉ tiêu chính, nhiệm vụ, sản phẩm đầu ra gắn với dự tốn kinh phí dự kiến.

- Thứ hai: Xây dựng và thực hiện thu - chi theo quy chế chi tiêu nội bộ

Thực hiện cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ- CP, trƣờng ĐHCN đã bƣớc đầu xây dựng và thực hiện thu - chi theo quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là việc làm quan trọng giúp cho nhà trƣờng chủ động trong việc sử dụng kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đƣợc giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Quy chế chi tiêu nội bộ cũng là cơ sở để cán bộ, viên chức nhà trƣờng thực hiện, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, cơng bằng trong cơng tác tài chính. Trƣờng đã xây dựng và cơng bố cơng khai chế độ quản lý tài chính, thu nhập tăng thêm, chế độ cơng tác phí, điện thoại, xăng dầu, văn phịng phẩm, chế độ giảng viên, NCKH,

hoạt động dịch vụ, trích lập các quỹ, góp phần tăng cƣờng cơng tác quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi phí tại đơn vị. Những bất cập về định mức thu – chi, hƣớng dẫn thực hiện… của năm trƣớc đƣợc tập hợp, xem xét và điều chỉnh hợp lý trong quy chế chi tiêu nội bộ của năm sau.

- Thứ ba: Nâng cao hiệu quả công tác lập và phân bổ ngân sách, quy

trình thanh tốn thù lao giảng dạy

Việc lập và phân bổ ngân sách sát thực tế hơn, đảm bảo đúng và đủ kinh phí cho các hoạt động, việc điều chuyển, bổ sung kinh phí đƣợc hạn chế. Quy trình thanh tốn thù lao giảng dạy đã đi vào ổn định. Việc thanh toán chỉ đƣợc tiến hành sau khi có xác nhận khối lƣợng cơng việc đã thực hiện. Mọi giảng viên, cán bộ quản lý đều nhận thức đúng đắn về quy trình này vì vậy cơng tác này đƣợc thực hiện tốt hơn các năm trƣớc.

Thứ tƣ: Thu nhập tăng thêm của người lao động.

Nhờ đổi mới hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động. So với trƣớc khi thực hiện cơ chế tự chủ thì đời sống vật chất tinh thần của CBVC trong trƣờng đã có sự thay đổi rõ rệt, bình qn thu nhập tăng thêm của trƣờng chi trả cho ngƣời lao động tăng lên 2 lần. Thu nhập bình quân năm 2012 là 6,5 triệu đồng/CBVC/tháng, năm 2013 là 7,3 triệu đồng/CBVC/tháng, năm 2014 là 7,8 triệu đồng/CBVC/tháng.

- Thứ năm: Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB, quản lý tài

sản; cơng tác trích lập, quản lý các quỹ

Để quản lý đầu tƣ XDCB, Nhà trƣờng đã tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ, quy định về quản lý đầu tƣ của Nhà nƣớc, từ khâu lập dự án đến thực hiện, kết thúc dự án.

Cơng tác trích lập và quản lý các quỹ tuân thủ đúng các quy định của Nhà nƣớc; đồng thời thực hiện theo đúng nguyên tắc: Công khai dân chủ, công bằng; tuân thủ đúng các quy định của Qui chế chi tiêu nội bộ.

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong thời gian qua, tại trƣờng ĐHCN vẫn còn tồn tại những thiếu sót nhƣ sau:

Thứ nhất: Hạn chế về nhận thức, tư tưởng của CBVC: CBVC nhà

trƣờng chƣa thực sự hiểu và có trách nhiệm cao trong cơng tác tìm kiếm, khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi. Phần lớn ngƣời lao động cịn tâm lý ỷ lại trơng chờ vào nguồn kinh phí NSNN cấp, trong sử dụng tài sản vẫn cịn thói quen lãng phí của cơng, cha chung khơng ai khóc. Ngun nhân bắt nguồn từ cơng tác tuyên truyền, giáo dục của trƣờng về nội dung nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho cán bộ, giáo viên và nhân viên chƣa đầy đủ, thƣờng xuyên và có hiệu quả.

Thứ hai: Hạn chế về khai thác nguồn thu sản xuất, dịch vụ: Khi phân

tích về cơ cấu nguồn thu sự nghiệp của nhà trƣờng tác giải nhận thấy nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng thu. Nguyên nhân do nhà trƣờng chƣa thực sự quan tâm khai thác nguồn thu này, chƣa tạo ra cơ chế thuận lợi, thơng thống để tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, hợp tác đầu tƣ nâng cao hiệu quả, tận thu các nguồn tài chính.

Thứ ba: Hạn chế về khai thác nguồn kinh phí NSNN cấp:

Khi phân tích cơ cấu thu ta nhận thấy kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp cho chi thƣờng xuyên chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hƣớng giảm dần. Hạn chế này có nguyên nhân bắt nguồn từ hai phía. Phía trƣờng chƣa chú trọng tìm kiếm và khai thác nguồn vốn NSNN cấp cho nghiên cứu khoa học và thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, thậm chí cịn trơng chờ vào sự cấp phát của cấp trên; về phía nhà nƣớc cũng chƣa có cơ chế linh hoạt, minh bạch và sự tin cậy vào các cơ sở giáo dục và đào tạo đại học để kích thích các cơ sở giáo dục phát triển sự nghiệp khoa học cơng nghệ và có các đề án thực hiện chƣơng trình mục tiêu.

Thứ tƣ: Hạn chế trong tự chủ thu do cơ chế chính sách:

Mặc dù mức học phí đã đƣợc nhà nƣớc điều chỉnh theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, nhƣng mức thu cịn thấp, khơng đảm bảo cân

đối thu, chi cho hoạt động thƣờng xuyên, phát sinh nhiều khoản thu thêm, vụn vặt khó quản lý.

Trƣờng không đƣợc xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực và tình hình thực tiễn của mình. Chỉ tiêu này vẫn đƣợc phân bổ một cách cơ học hàng năm. Ngồi ra, trƣờng vẫn cịn bị quản lý chƣơng trình khung rất chặt chẽ, nên chƣơng trình giảng dạy khơng có sự khác biệt, giảm tính cạnh tranh, giảm khả năng tuyển sinh.

Nhà nƣớc thực hiện quy chế khoán ngân sách, với mức khoán chƣa gắn với nhiệm vụ đƣợc giao, chất lƣợng đào tạo và sản phẩm đầu ra. Việc phân bổ ngân sách cịn mang tính bình qn, phụ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách.

Việc cấp kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản cho Trƣờng cịn nhỏ giọt, chế độ khấu hao đối với một số máy móc, thiết bị giảng dạy với thời gian 5 năm là q dài, khơng hợp lý.

2.3.2.2.Ngun nhân

Những khó khăn mà trƣờng ĐHCN phải đối mặt xuất phát từ các yếu tố chủ quan và khách quan nhƣ sau:

Yếu tố chủ quan

- Nhà trƣờng chƣa có giải pháp triển khai tốt cơng tác khai thác nguồn lực xã hội.

- Thiếu đồng bộ giữa khâu lập kế hoạch và hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch dẫn đến kết quả việc phân cấp kinh phí chƣa cao.

- Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa phịng, ban chức năng với các khoa trong công tác hƣớng dẫn, tƣ vấn, đơn đốc để hồn thiện hồ sơ, chứng từ, thủ tục thanh quyết toán. Một số vƣớng mắc tồn tại trong quá trình thực hiện chƣa đƣợc giải quyết kịp thời làm giảm hiệu lực trong quản lý và điều hành. - Cơ chế giám sát, hỗ trợ chƣa tốt. Chƣa tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và đơn đốc các phịng, ban, đơn vị thực hiện kế hoạch đƣợc giao kịp thời để điều chỉnh thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ Nhà trƣờng giao. Chƣa ban hành quy trình thanh tốn thống nhất trong việc tạm ứng, hoàn ứng và thanh quyết tốn.

- Cơng tác chỉ đạo của Ban giám hiệu chƣa sát sao và quyết liệt. Nhà trƣờng chƣa ban hành chế tài xử lý đối với các phòng, ban, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch.

- Một số cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, tiêu chuẩn so với vị trí cơng tác đƣợc phân cơng.

Yếu tố khách quan

- Chính sách và cơ chế tài chính của Nhà nƣớc chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho các trƣờng đại học trong phát triển nguồn thu nhập, sử dụng nguồn lực hiệu quả cũng nhƣ chƣa thực sự thúc đẩy mạnh mẽ sự trung thực trong hoạt động tài chính. Đặc biệt là chƣa đƣợc sử dụng nhƣ cơng cụ thúc đẩy cạnh tranh.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƢỚNG TỰ CHỦ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w