Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 41 - 44)

1.2. Tổng quan về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở giáo

1.2.1. Những kết quả đạt đƣợc

Thứ nhất: Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng

lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo là một bƣớc cải cách, làm thay đổi căn bản nhận thức, phƣơng thức, nội dung thủ tục quản lý tài chính đối với sự nghiệp cơng lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, chuyển từ cơ chế “bao cấp” sang cơ chế “phân cấp”, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí (bao gồm nguồn ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp) đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị; bảo đảm chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, thực hiện tốt hơn quy định công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính.

Thứ hai: Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập

thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thủ trƣởng đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ tài chính đƣợc quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm; tăng cƣờng trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc và tăng nguồn tài chính đầu tƣ cho hoạt động sự nghiệp; tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức, biên chế, thực hiện hợp đồng lao động, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo hƣớng đa dạng hố các loại hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu; tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Thứ ba: Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc

lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã xác lập và tăng cƣờng quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo đƣợc giao quyền tự chủ tài chính. Đơn vị dự tốn sự nghiệp đƣợc giao quyền tự chủ tài chính, đƣợc giao kinh phí chi thƣờng xuyên từ NSNN ổn định trong 3 năm và hàng năm đƣợc tăng thêm theo tỷ lệ phần trăm do Thủ trƣởng chính phủ quyết định. Đây là bƣớc đầu thử nghiệm áp dụng “khuôn khổ chi tiêu trung hạn” của các cấp ngân sách.

Thứ tư: Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo

đƣợc giao quyền tự chủ tài chính đã chủ động trong việc huy động các nguồn vốn để tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, phát triển hoạt động sự nghiệp, vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị, từ nhà đầu tƣ thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết. Do đó cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo đƣợc tăng cƣờng, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp phong phú và đa dạng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ năm: Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và

đào tạo đƣợc giao quyền tự chủ tài chính đã chủ động mở rộng hoạt động và khai thác nguồn thu sự nghiệp, cụ thể các Trƣờng đã chủ động tổ chức các

hình thức đào tạo tập chung, từ xa, vừa học vừa làm, một số Trƣờng đại học, cao đẳng có uy tín đã tổ chức liên kết với nƣớc ngoài, mời các Trƣờng nƣớc ngoài vào mở Trƣờng, mở lớp từ đó tạo điều kiện mở rộng và phát triển nguồn thu sự nghiệp. Ngoài ra các Trƣờng cũng có nhiều giải pháp về quản lý nội bộ, thực hành tiết kiệm chi phí nhƣ xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu để thực hiện trong nội bộ đơn vị, xây dựng các quy trình cung cấp dịch vụ hợp lý, khoa học hơn. Theo báo cáo của các Bộ. Cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng, nhiều đơn vị sử dụng tiết kiệm chi thƣờng xuyên khoảng 2% - 5% góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp.

Thứ sáu: Cơ chế tự chủ tài chính đã mở ra hƣớng tự chủ cho các cơ sở

giáo dục và đào tạo công lập, đặc biệt là các Trƣờng Đại học và cao đẳng công lập trong việc chủ động sử dụng kinh phí NSNN, phí, lệ phí, tài sản cho việc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn. Các Trƣờng đại học, cao đẳng đã chủ động khai thác nguồn tài chính, bố trí chi tiêu một cách hợp lý, tiết kiệm, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, chất lƣợng đào tạo ngày càng cao, đời sống cán bộ viên chức đƣợc cải thiện hơn trƣớc. Sau mỗi năm, các Trƣờng tổng kết hoạt động tài chính, xác định mức thu lớn hơn chi, đơn vị đã chủ động trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; một số Trƣờng huy động vốn của cán bộ, viên chức hoặc vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tƣ xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học làm cơ sở vật chất của các Trƣờng trở nên khang trang, hiện đại hơn. Đây là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng GD&ĐT: “học đi đôi với hành” và cũng là điều kiện để nâng cao thƣơng hiệu đào tạo của các cơ sở giáo dục Đại học, là cơ sở để phát triển dịch vụ đào tạo tăng nguồn thu ngày càng nhiều, mức thu nhập cho ngƣời lao động ngày càng cao.

Nhiều Trƣờng đại học, cao đẳng công lập mở rộng quy mơ, đa dạng hố ngành nghề, cấp bậc đào tạo với nhiều hình thức đào tạo tập trung, vừa

học vừa làm, từ xa nhằm khai thác và phát triển nguồn thu. Ngoài ra các Trƣờng đại học, cao đẳng có nhiều giải pháp để quản lý chi tiêu, thực hành tiết kiệm chống lãng phí nhƣ xây dựng tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, xác định hệ số quy đổi giờ giảng lý thuyết, thực hành, thực tập, đơn giá giờ giảng hợp lý… đã góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trong việc sử dụng nguồn tài chính trong đơn vị, phục vụ nhiệm vụ đƣợc giao ngày càng hiệu quả cao hơn.

Trách nhiệm của các Trƣờng đại học, cao đẳng ngày càng đƣợc nâng cao, 100% các Trƣờng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và công khai thu, chi tài chính, chi trả thu nhập tăng thêm, chế độ cơng tác phí, sử dụng điện thoại, xăng dầu, văn phịng phẩm, mua sắm tài sản, chế độ giáo viên, nghiên cứu khoa học, hoạt động dịch vụ, trích lập và sử dụng các quỹ… đƣợc thống nhất trong các kỳ hội nghị cán bộ viên chức của Nhà trƣờng.

Nhìn chung khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung, trong các Trƣờng đại học, cao đẳng cơng lập nói riêng, chúng ta khẳng định cơ chế giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập cơ chế đổi mới trong cơng cuộc cải cách tài chính cơng, phát huy đƣợc quyền dân chủ trong quản lý, từng bƣớc xố bỏ cơ chế của nền hành chính kế hoạch hố tập trung quan liêu bao cấp và tính ỷ lại của cơ chế “xin - cho”. Các đơn vị đã chủ động khai thác nguồn thu, tiết kiệm đƣợc kinh phí đƣợc giao, sử dụng lao động hợp lý, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, có điều kiện để mua sắm trang thiết bị mới, hiện đại, công khai dân chủ theo nội dung của quy chế chi tiêu nội bộ, phân định giữa chức năng quản lý Nhà nƣớc với các đơn vị sự nghiệp, tăng thu cho ngân sách và phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w