C.mác trả lời bài báo thứ hai của

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 2 docx (Trang 29 - 30)

, tất nhiên dẫn đến một sự tăng lên mạnh mẽ của

152 c.mác trả lời bài báo thứ hai của

"Khi nói rằng Mác đã thêm thắt câu nói ấy vào bài diễn văn của Glát- xtơn, chúng tơi cả về hình thức lẫn về thực chất đều khơng khẳng định rằng

chính bản thân ơng ta cũng đã chế tạo ra nó".

Rõ ràng ở đây nảy ra một sự lẫn lộn khái niệm vốn là đặc điểm của lối suy xét của các chủ xưởng. Chẳng hạn, nếu một chủ xưởng gian dối giao hẹn với bạn hàng của mình bán cho họ một số cuộn dải băng tưởng đâu là chứa ba mươi sải, nhưng thực ra chỉ chứa hai mươi sải, vậy thì người chủ xưởng đó quả thật đã thêm

thắt vào mười sải, chính vì y đã "khơng chế tạo ra mười sải đó". Cái chuyện những sải dải băng được thêm vào là như thế, cớ sao những câu nói thêm vào lại khơng thể như thế được? A-đam Xmít nói: "Trí khơn của tuyệt đại đa số con người tất nhiên là xuất phát từ những công việc hàng ngày của họ và phát triển trên cơ sở đó"141, vậy thì trí tuệ của các chủ xưởng cũng như thế mà thôi.

Nhờ tờ "Volksstaat" mà tôi đã làm cho cái bọc hành lý tri thức khoa học của cơ quan ngôn luận của các chủ xưởng phong phú thêm chẳng những bằng đoạn văn trích trong "Lý luận về tỷ giá kỳ phiếu", mà cịn bằng những trang sách "Tư bản" của tơi đề cập đến bài diễn văn về ngân sách của ông Glát-xtôn. Và bây giờ cái cơ quan ấy đang tìm cách dùng những tài liệu do chính tơi cung cấp cho nó để chứng minh rằng cái đoạn văn đang có sự tranh cãi mà tơi trích dẫn, không phải rút trong "báo Luân Đôn", mà là trong "Lý luận về tỷ giá kỳ phiếu". Cách chứng minh đó là ví dụ nữa về lơ-gích các chủ xưởng.

Tơi đã nói với tờ tạp chí của các chủ xưởng rằng "Lý luận về tỷ giá kỳ phiếu" ở trang 134 dẫn chứng y hệt như tôi dẫn chứng, cịn tờ tạp chí này thì lại phát hiện ra rằng tơi dẫn chứng y hệt như "Lý luận về tỷ giá kỳ phiếu" dẫn chứng ở trang 134.

Còn nữa kia!

"Những lời bình luận của Mác về sự mâu thuẫn chứa đựng trong lời trình bày đó, cũng đã có trong cuốn sách này".

Đây chỉ là lời nói láo. ở trang 639 cuốn "Tư bản", tôi liên hệ những lời bình luận của tơi với những lời lẽ trong bài diễn văn của Glát-xtôn, ông ta nói: "Tuy rằng người giàu càng giàu thêm, song người nghèo dẫu sao cũng ít nghèo hơn. Nhưng tôi không dám khẳng định rằng tình trạng nghèo cùng cực đã giảm bớt". Về điểm này tôi đã vạch rõ: "Thật là những lời quanh co thảm hại! Nếu nói giai cấp cơng nhân vẫn "nghèo", nhưng chỉ có điều là ít nghèo hơn trong chừng mực "sự tăng lên đến mức chống váng của sự giàu có và của thế lực" mà nó đã tạo ra cho những ơng chủ, thì như vậy có nghĩa là giai cấp công nhân vẫn là tương đối nghèo như cũ. Nếu tình trạng nghèo cùng cực khơng giảm bớt đi, thì tức là tình trạng nghèo cùng cực ấy tăng lên, vì tình trạng giàu có cùng cực ấy tăng lên"142. Những điều bình luận ấy khơng hề thấy có ở chỗ nào trong "Lý luận về tỷ giá kỳ phiếu".

"Những điều bình luận... cũng đã có trong cuốn sách ấy, và cả đoạn văn trích của Mơ-li-e được dẫn chứng trong chú thích 105 ở trang 640 cuốn "Tư bản" cũng có trong cuốn sách ấy".

Như vậy, "và cả " tơi cũng trích dẫn Mơ-li-e-rơ và tạo cơ hội cho "các học giả" trong "Concordia" tìm ra tung tích và báo cáo với công chúng biết đoạn văn ấy trích trong "Lý luận về tỷ giá kỳ phiếu" đấy. Thực ra thì trong chú thích 105, trang 640 của "Tư bản", tơi đã nói thẳng ra rằng tác giả của "Lý luận về tỷ giá kỳ phiếu" đã "dẫn chứng đoạn văn sau đây của Mô-li-e-rơ để vạch rõ" "những điều mâu thuẫn rõ rệt ln ln có trong bài diễn văn về ngân sách của Glát-xtôn".

Cuối cùng:

"giống hệt như ở trang 135 của cuốn sách đó, chúng ta thấy những tài liệu của London Orphan Asylum1*

về tình trạng đắt đỏ của tư liệu sinh hoạt mà Mác đã dẫn

_____________________________________________________________

154 c.mác trả lời bài báo thứ h ai của... 155

chứng. Nhưng để chứng nhận tính chất xác thực của những tài liệu ấy, Mác khơng dẫn chứng cuốn sách đó, mà dẫn chứng những nguồn xuất xứ của nó (xem "Tư bản", trang 640, chú thích 104)".

Tạp chí "Concordia" khơn ngoan quên nói với độc giả của mình rằng "cuốn sách ấy" không cung cấp nguồn tài liệu xuất xứ

nào cả. Vậy tạp chí ấy muốn chứng minh cái gì chứ? Nó muốn

chứng minh rằng tôi đã sao chép trong "cuốn sách ấy" một đoạn trong bài diễn văn của ông Glát-xtôn, mà không biết xuất xứ của bài diễn văn ấy, thế thì nó lấy gì để chứng minh điều đó? Nó nói rằng cái đoạn trích dẫn đúng là trích trong cuốn sách ấy được tơi kiểm tra lại căn cứ theo tài liệu xuất xứ gốc, chứ không theo cuốn sách ấy!

Về đoạn văn của tơi trích trong bài của giáo sư Bi-dơ-li đăng trên tờ "Fortnightly Review" ( tháng Mười một 1870), tạp chí "Concordia" nhận xét:

"Bài báo ấy của giáo sư Bi-dơ-li thực ra chỉ đề cập đến lịch sử của Quốc tế và được viết ra như chính tác giả đã nói cơng khai trước mọi người, căn cứ theo tài liệu do chính Mác đã cung cấp cho ơng ta".

Giáo sư Bi-dơ-li viết:

"Công ơn của tiến sĩ Các Mác đối với thắng lợi của Hội liên hiệp không ai sánh được, ông là một người am hiểu lịch sử và số liệu thống kê của phong trào công nghiệp trong tất cả các nước châu Âu, theo tơi thì, khơng ai bằng. Tơi đội ơn ông rất lớn (largely) về những tư liệu được dùng trong bài báo này"143.

Tất cả những tài liệu mà tôi cung cấp cho giáo sư Bi-dơ-li chỉ liên quan đến lịch sử của Quốc tế và khơng có lấy một chữ nói đến nội dung của Tuyên ngôn Thành lập mà ông ta đã biết từ khi Tuyên ngôn ấy được xuất bản. Nhận xét nói trên của ơng ít gây nên điều gì nghi ngờ về mặt này, đến nỗi tờ "Saturday Review" khi phê phán bài báo của ông144, đã ám chỉ một cách

quá rõ rệt chính bản thân ơng là tác giả của Tuyên ngơn

Thành lập1).

Tạp chí "Concordia" khẳng định rằng giáo sư Bi-dơ-li khơng trích dẫn đoạn nói trên trong bài diễn văn của Glát-xtôn, mà chỉ nêu lên rằng "trong Tun ngơn Thành lập có đoạn trích dẫn ấy". Chúng ta hãy xem xét vấn đề.

Giáo sư Bi-dơ-li nói:

"Tun ngơn chắc chắn là một văn kiện có hiệu lực nhất và chói lọi nhất nhằm bảo vệ lợi ích của công nhân chống giai cấp tư sản, một văn kiện mà xưa nay chưa từng có ai trình bày được như thế trong khuôn khổ mười hai trang giấy nho nhỏ. Tôi muốn dành chỗ để có nhiều đoạn trích dẫn trong Tun ngơn ấy".

Sau khi nhắc đến "sự thống kê đáng sợ của những cuốn Sách xanh" được dẫn chứng trong Tuyên ngơn, ơng nói tiếp:

"Từ sự thống kê đáng sợ ấy, Tuyên ngôn chuyển qua nói về những số liệu chính thức về thuế lợi tức, căn cứ theo những số liệu ấy thì thấy rõ rằng thu nhập trong nước phải đóng thuế trong tám năm đã tăng 20%: "sự tăng lên đến mức chống váng của sự giàu có và của thế lực", như ơng Glát-xtơn nêu

lên. "hồn toàn chỉ được giới hạn trong những giai cấp hữu sản"".

Giáo sư Bi-dơ-li, khi đặt những chữ "như ông Glát-xtôn nêu

lên" ngồi ngoặc kép, tức là nói lời của mình, và chính điêu đó đối

với "Concordia" là một bằng chứng có sức thuyết phục chứng minh rằng ông ta biết được bài diễn văn về ngân sách của Glát- xtôn... chỉ thơng qua đoạn trích của Tun ngơn Thành lập! Chỉ có một bạn hàng ở Luân Đôn của Liên minh các chủ xưởng Đức biết được bài diễn văn về ngân sách của Glát-xtôn, cũng giống như là chỉ riêng một mình ơng ta biết được rằng "những người có thu nhập dưới 150 p.xt. ở nước Anh thì khơng phải đóng thuế _____________________________________________________________

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 2 docx (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)