C.mác báo cáo của tổng hội đồng trước đại hội 189 một tội phạm Chi-e, khi phát biểu với tư cách là người làm chứng

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 2 docx (Trang 47 - 48)

, tất nhiên dẫn đến một sự tăng lên mạnh mẽ của

188 c.mác báo cáo của tổng hội đồng trước đại hội 189 một tội phạm Chi-e, khi phát biểu với tư cách là người làm chứng

một tội phạm. Chi-e, khi phát biểu với tư cách là người làm chứng

trước uỷ ban dự luật của nghị viện địa chủ về dự luật của Đuy- phơ-rơ, đã khốc lác rằng luật này là sản phẩm của tài trí của bản thân ơng ta, rằng chính ơng ta là người đầu tiên đã phát hiện ra bảo pháp đáng tin cậy này - xử lý Quốc tế theo cách mà tồ án tơn giáo Tây Ban Nha đã xử lý những người tà giáo. Nhưng ngay cả về điểm đó, ơng ta cũng khơng thể tự cho mình là có tính độc đáo. Rất lâu trước khi ông ta được bổ nhiệm giữ cái chức vị người cứu tinh của xã hội, thì cái lý luận luật pháp chân chính ấy mà giai cấp thống trị áp dụng đối với hội viên của Quốc tế, đã được các toà án ở Viên đề ra rồi.

Ngày 26 tháng Bảy 1870, những đại diện xuất sắc nhất của đảng vô sản ở áo, bị coi là phạm tội phản quốc và bị kết án nhiều năm khổ sai, mỗi tháng họ phải bị một ngày nhịn đói. Bản án viết như sau:

"Các phạm nhân, theo sự thú nhận của chính họ, đã tiếp thu cương lĩnh của Đại hội đại biểu công nhân Đức ở Ai-dơ-nắc (1869) và đã hành động theo cương lĩnh ấy. Cương lĩnh này bao hàm cả cương lĩnh của Quốc tế. Quốc tế được lập ra để giải phóng giai cấp cơng nhân khỏi sự thống trị của giai cấp hữu sản và khỏi sự lệ thuộc về mặt chính trị. Sự giải phóng ấy là trái với chế độ nhà nước áo hiện hành. Bởi vậy, bất cứ ai tiếp thu và truyền bá những nguyên lý cơ bản của cương lĩnh của Quốc tế, đều tiến hành những hoạt động chuẩn bị lật đổ Chính phủ áo, như vậy là phạm tội phản quốc".

Ngày 27 tháng Mười một 1871, bản án được tuyên án đối với những uỷ viên của Uỷ ban Brao-svai-gơ. Họ đều bị kết án tù giam với thời hạn khác nhau. Toà án đã viện dẫn một cách hết sức rõ ràng bản án đã được tuyên án ở Viên, coi đó là tiền lệ.

ở Pét, những người tham gia Hiệp hội công nhân bị giam giữ đã phải ra trước toà án ngày 22 tháng Tư 1872, sau gần một năm tròn bị đối xử tàn tệ như Chính phủ Anh đã đối xử với những hội viên hội Phê-ni-ăng171. Ngày ở đây, công tố viên cũng yêu cầu phải vận dụng cái lý luận luật pháp đã được nêu ra ở Viên. Song, họ đã được trắng án.

Tại Lai-pxich ngày 27 tháng Ba 1872, Bê-ben và Líp-nếch bị kết án hai năm tù trong pháo đài về tội mưu đồ phản quốc - cũng căn cứ theo bản án đã tuyên án ở Viên. Khác nhau chỉ ở chỗ là bản án của quan toà ở Viên, trong trường hợp này, được các quan bồi thẩm Dắc-den phê chuẩn.

ở Cô-pen-ha-ghen, ba uỷ viên Uỷ ban trung ương Quốc tế là Brích-xơ, Pi-ơ và Ghê-lép ngày 5 tháng Năm1*bị tống giam vì họ đã tuyên bố ý định kiên quyết tiến hành hội họp ngoài trời bất chấp sự cấm đoán của cơ quan cảnh sát. Khi họ đã vào tù rồi, người ta mới cho họ biết rằng việc buộc tội đối với họ có tính chất chung hơn, tức là tư tưởng xã hội chủ nghĩa tự nó khơng dung hợp được với sự tồn tại của Nhà nước Đan Mạch, vì vậy chỉ riêng việc tuyên truyền những tư tưởng ấy đã cấu thành tội phạm chống hiến pháp Đan Mạch rồi. Vẫn lại cái lý luận luật pháp được đề ra ở Viên! Hiện giờ bị cáo vẫn cịn ở trong nhà giam, chờ đợi xét xử.

Chính phủ Bỉ đồng tình đáp lại những yêu cầu của Giuy-lơ Pha-vrơ về việc giao nộp các chiến sĩ Công xã; thơng qua cửa miệng Ma-lu, nó đã vội vàng đưa ra một dự luật sao lại một cách thớ lợ đạo luật Đuy-phơ-rơ.

Đấng chí tơn giáo hoàng Pi IX đã trút nỗi giận dữ của mình trong thư gửi đồn đại diện các tín đồ Thiên chúa giáo Thụy Sĩ.

Ơng nói: "Chính phủ cộng hồ của các con thấy mình có nghĩa vụ phải hy sinh nặng nề cho cái được gọi là tự do. Chính phủ có ban quyền tị nạn cho một số rất đơng những người hạ đẳng nhất.Chính phủ đó cam chịu bên mình nó có một giáo phái gọi là Quốc tế, giáo phái này cũng muốn đối xử với toàn bộ châu Âu giống như nó đã đối xử với Pa-ri. Đối với những ngài này trong Quốc tế, - nhân tiện xin nói, họ chẳng phải là ngài là ơng gì cả, - cần phải dè chừng, bởi vì họ hành động cho lợi ích của kẻ thù mn đời của chúa trời và của loài người. Bảo vệ họ mà làm gì chứ? Phải cầu nguyện cho họ".

_____________________________________________________________

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 2 docx (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)