Kết quả nghiên cứu về sử dụng phân hữu cơ cho caosu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây cao su tiểu điền tại thừa thiên huế (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC LIÊN QUAN

1.3.1. Kết quả nghiên cứu về sử dụng phân hữu cơ cho caosu

Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có nghiên cứu liên quan đến phân bón hữu cơ đựơc thực hiện bởi các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa đáp ứng về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài các nghiên cứu về hiệu lực, hiệu quả của phân bón hữu cơ, các đề tài, dự án nghiên cứu cịn tập trung vào tìm kiếm, tuyển chọn các sản phẩm phân hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một số đề tài có giá trị kể đến như: “Nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ vi sinh đa chức năng đặc chủng cho cây cao su vùng Tây Bắc từ than bùn và phế phụ phẩm nơng nghiệp” của Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa; “Đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến năng suất và hàm lượng nitrat trong rau trên đất xám” của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam; “Nghiên cứu phân vùng địa lý sinh thái hiệu lực phân bón Việt Nam” do Võ Tịng Xn chủ trì. Có thể thấy cơng tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phân bón nói chung và phân bón hữu cơ nói riêng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhìn lại danh mục các nghiên cứu về phân bón thì phần lớn quá cũ hoặc chỉ thông qua các dự án hợp tác quốc tế. Trong mười năm 2006 – 2016 có 03 đề tài nghiên cứu cấp Bộ có liên quan đến phân bón, trong đó có 2 đề tài về xử lý phế phụ phẩm và 01 đề tài vi sinh vật. Đối với đề tài cấp nhà nước, trong thời gian 10 năm kể trên có 02 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về lĩnh vực này [6].

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chưa đi liền với thực tế phát triển ngành phân bón, chưa phục vụ hiệu quả cho cơng tác quản lý nhà nước. Hiện tại vẫn còn thiếu rất nhiều nghiên cứu mang tính bài bản, hệ thống về mối liên hệ giữa tính chất đất và nhu cầu phân bón đặc thù cho từng loại đất, vùng đất; về nhu cầu phân bón phù hợp, đặc thù với các loại đất khác nhau, trên các loại cây trồng khác nhau và ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển phân bón mới thì việc đánh giá tác động mơi trường và tác động đến sức khỏe của con người thơng qua chất lượng nơng sản cịn chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có nghiên cứu bài bản, hệ thống về hiệu suất sử dụng phân bón, thất thốt dinh dưỡng và các biện pháp khắc phục. Việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới thông qua hệ thống khuyến nơng để khuyến khích, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón hữu cơ cịn hạn chế. Tính đến thời điểm hiện tại, ít dự án khuyến nơng về phân bón hữu cơ được triển khai.

Tại Indonesia nghiên cứu sử dụng chất thải rắn từ nhà máy chế biến cao su để làm phân bón hữu cơ bón cho chân đất có độ phì thấp. Sản phẩm này được gọi là phân hữu cơ được sản xuất tại địa phương LOF (Locally produced Organic Fertilizer). Trước đây, các chất thải này thường gây ô nhiễm môi trường. Kết quả cho thấy với LOF chứa 17,35% hữu cơ, 1,14% đạm, 0,53 ppm lân dễ tiêu và cation kali trao đổi là

1,21 cmol(+)/kg, pH hơi kiềm (pH = 8,0). Hầu hết các thuộc tính của latex sau thí nghiệm có xu hướng cao hơn khi cây cao su được bón phân LOF. Rõ ràng hàm lượng N và K trong lá cao su có mối tương quan tốt hơn với tính chất latex so với hàm lượng P [125].

Một nghiên cứu khác tại Tanjung Tengah, Indonesia, về xác định liều lượng bón LOF tối ưu cho cây cao su được tiến hành trong vòng 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8/2016) với các liều lượng bón 0, 10, 20, 30, 40 và 50 kg/cây tương ứng với 0, 5, 10, 15, 20 và 25 tấn/ha. Kết quả cho thấy bón LOF khơng ảnh hưởng đến thể tích mủ, trọng lượng mủ và trọng lượng mủ cốm. Thậm chí năng suất cao su có xu hướng giảm khi tăng lượng bón LOF [89].

Samappuli và cs. (1998) cho biết, sau 6 năm liên tục tủ thảm hữu cơ bằng rơm rạ, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản 12 tháng, cho hàm lượng N, P, K trong đất tối ưu, cho tăng vanh trong khi cạo và năng suất mủ cao hơn trong suốt 8 năm cạo đầu (158kg/ha/năm). Ikram và Mohd Yusoff (1999) đã nghiên cứu tác động của phân hữu cơ (phân chuồng) và chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu - EM (Effective microorganisms) đến sự sinh trưởng của cây cao su thực sinh. Họ đã đi đến kết luận rằng trên thực tế, sinh trưởng và sự hấp thu dinh dưỡng của cây cao su thực sinh có thể đạt được nếu chỉ dùng phân hữu cơ. Các kết quả cho thấy, khơng có sự khác biệt giữa chế phẩm EM và phân chuồng, ngoại trừ khả năng hấp thu lân của chồi cao hơn khi sử dụng hỗn hợp EM “Bokashi” [59].

Tại Việt Nam, phong trào hữu cơ hóa trong cơng tác bón phân cho cây cao su bắt đầu khởi động từ những năm 2000 đã triển khai thử nghiệm bón phân phối hợp vơ cơ và hữu cơ cho cao su kiến thiết cơ bản và cao su kinh doanh trên nhiều công ty cao su ở Đông Nam Bộ [74, 75]. Kết quả cho thấy bón phân vi sinh kết hợp với phân vơ cơ đã cải thiện hàm lượng dinh dưỡng trong đất, lá cao su; sinh trưởng vườn cây cao su kiến thiết cơ bản tăng 6 – 8% so với đối chứng và năng suất vườn cao su kinh doanh tương đương hoặc vượt so với bón phân theo quy trình.

Quy trình kỹ thuật cây cao su của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (2012)[55] khuyến cáo bổ sung phân hữu cơ để cải thiện độ phì đất, tăng hiệu quả bón phân vơ cơ khi hàm lượng mùn vườn cây < 2,5% hoặc hàm lượng các bon hữu cơ OC% < 1,45%. Các loại phân bón bao gồm phân hữu cơ truyền thống (phân chuồng), phân hữu cơ vi sinh và phân khoáng hữu cơ. Liều lượng được quy định theo quy trình là 2 – 2,5 kg/hố tích mùn đa năng, quy ra khoảng 4 – 5 tấn phân hữu cơ/1 ha/1năm, đây là lượng bón phù hợp với thực tế bón phân của người dân, theo kết quả điều tra của chúng tôi là khoảng 4 – 6 tấn phân chuồng/ha, tức là khoảng 6 – 10 kg/cây/năm.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây cao su tiểu điền tại thừa thiên huế (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)