Loại cây trồng xen Tỷ lệ
(%) Năng suất (kg/ha) Lợi nhuận (đồng) Cây sắn 60,3 8.000 4.500.000 Cây ngô 10,3 5.500 8.055.000
Cây họ đậu các loại 19,6 2.000 10.950.000
Cây khác
(dứa, cỏ voi, ớt, gừng, sả, khoai, rau màu)
9,8 - -
So sánh hiệu quả kinh tế của một số mơ hình trồng xen trong vườn cao su ở huyện Nam Đông cho thấy, cây lạc có hiệu quả kinh tế cao nhất (10,95 triệu đồng/ha/vụ). Cây sắn cho hiệu quả kinh tế thấp chỉ đạt 4,50 triệu đồng/ha. Nguyên nhân chủ yếu do mức độ đầu tư thâm canh rất thấp. So sánh với mơ hình trồng xen cây dược liệu (nghệ, gừng…) ở Gia Lai và một số vùng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn đạt từ 70 – 80 triệu đồng/ha. Mơ hình xen canh cây dưa hấu ở Quảng Bình cũng cho hiệu quả kinh tế khá cao từ: 81,1-89,2 triệu đồng/ha [64].
c) Tình hình quản lý thiệt hại vườn cao su
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các bệnh phổ biến trên cao su đều ghi nhận xuất hiện. Nổi cộm là bệnh gây rụng lá chiếm 31,3% trên các loại hình vườn cây (Bảng 3.6). Bệnh này xuất hiện cao điểm vào mùa ra lá mới của cao su từ tháng 2 đến tháng 4. Có nhiều diện tích rụng lá tồn bộ cây ra lá trở lại mới khai thác được. Kết quả nghiên cứu cho thấy phù hợp với các nhận định của Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs. (2014)[41], Manju và cs. (2016)[110], Umoh và cs. (2018)[145].
Ngoài ra, bệnh liên quan đến mặt cạo cũng phổ biến; loét sọc mặt cạo 23,7% chủ yếu do không tuân thủ chế độ khai thác vào mùa mưa. Số cây bị bệnh không thể cho mủ bình quân đạt 34,1 cây/hộ. Hiện nay, trong vườn của nơng hộ ghi nhận có khá nhiều cây mặt cạo bị khơ và bị mọt chích đục lỗ tấn cơng không thể khai thác được, tỷ lệ gây hại khoảng 1,8%. Đối với việc áp dụng các biện pháp phịng trừ, chỉ có 8,8% số hộ bơi thuốc trừ nấm trên mặt cạo. Ở các vườn cây bị các bệnh về lá, nông dân áp dụng mức độ phịng trừ cũng rất thấp. Có đến 68,3% số hộ không áp dụng biện pháp phun thuốc cho vườn cây bị bệnh. Trong khi đó, các hộ áp dụng bơm thuốc, đa số thực hiện bằng máy bơm tay (21,3%) nên có hiệu quả rất thấp. Nghiên cứu cũng thống kê tình hình gió bão làm thiệt hại đáng kể đến vườn cây, bình qn có đến 167,6 cây bị gãy đổ/hộ, tương đương 0,3 ha. Các kết quả nghiên cứu trên phù hợp với công bố của Nguyễn Minh Hiếu và cs. (2011)[25].