Nghiên cứu phân hữu cơ sinh học và chế phẩm vi sinh trong việc quản lý

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây cao su tiểu điền tại thừa thiên huế (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC LIÊN QUAN

1.3.2. Nghiên cứu phân hữu cơ sinh học và chế phẩm vi sinh trong việc quản lý

bệnh rụng lá do nấm Corynespora cassiicola

Nhiều nghiên cứu cho rằng có nhiều nguyên nhân gây vàng lá, rụng lá cao su. Một số nguyên nhân phổ biến là thiếu hoặc mất cân bằng dinh dưỡng. Tương tự các loại cây trồng khác, cây cao su cũng cần có một số chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng và phát triển. Trong trường hợp cây bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu, chúng cũng sẽ có biểu hiện vàng lá, rụng lá [40].

Tại Thừa Thiên Huế, thông qua nghiên cứu phân lập 110 mẫu bệnh lá cao su ở các địa phương đã xác định được nấm C. cassiicola là nguyên nhân gây bệnh rụng đối với cao su. Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của nấm từ 25 – 37oC và tối ưu là 32 – 35oC trong điều kiện invitro [62].

Các nghiên cứu thử nghiệm của Tập đồn phân bón Điền Trang ở một số vùng sản xuất cao su vùng Đông Nam Bộ cho thấy thông qua việc sử dụng kết hợp phân hữu cơ sinh học đậm đặc Trimix-N1 chuyên dùng cho cây cao su (2 – 3kg/gốc), bón định lỳ 2 – 3 lần/năm với phun nấm đối kháng Trichoderma dạng bột trên khắp tán cây, thân cây và mặt đất với phân hữu cơ vi sinh siêu đậm đặc Trichomix-DT 500g/200 lít nước. Phun lặp lại 2 – 3 tháng/lần để phịng ngừa nấm bệnh. Trong đó: (i) Chế phẩm vi

sinh vật đối kháng Trichomix-DT 500G có thành phần: Trichoderma : 1 × 108 cfu/g;

Bacillus subtilis: 1 × 108 cfu/g; (ii) Phân bón gốc đậm đặc Trimix-N1 ủ bằng công nghệ nấm đối kháng Trichoderma, thành phần gồm hữu cơ, axít humic, yếu tố đa

lượng, trung lượng [53].

Nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật [42] chỉ ra, biện pháp sinh học là một trong những biện pháp được áp dụng trong quy trình tổng hợp quản lý bệnh rụng lá do nấm C. cassiicola gây ra trên cao su được ứng dụng có hiệu quả tại các vùng trồng cao su ở Đông Nam Bộ, cụ thể:

- Vườn ươm và vườn KTCB 200 g chế phẩm sinh học Trichoderma dạng bột

khơ pha trong 15 lít nước + chất bám dính rồi phun dạng sương mù lên lá, thân cây cao

su cho 100 m2 cây vườn ươm. Chế phẩm được khuyến cáo sử dụng ngay từ giai đoạn

đầu cây bị bệnh (TLB < 15%), phun từ 2 – 3 lần.

- Vườn kinh doanh: Gom lá cao su rụng vào băng giữa hàng cao su cách 1 – 1,5 m. Phun chế phẩm Trichoderma với lượng 20 kg/ha + chất bám dính vào lớp lá rụng, lượng nước phun 750 - 800 lít/ha. Phun 2 lần vào thời điểm trước mùa mưa và cuối mùa mưa, sau khi bón phân nhằm hạn chế nguồn nấm C. cassiicola gây vàng rụng lá cao su tồn tại ở lớp lá rụng, hạn chế sự phát tán bệnh trong thời điểm đầu mùa, đồng thời tăng hoạt động của vi sinh vật có ích phân hủy lớp lá rụng, tăng lượng mùn cung cấp cho cây [42].

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây cao su tiểu điền tại thừa thiên huế (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)