Chất lượng quả dứa ở thí nghiệm trồng xen

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây cao su tiểu điền tại thừa thiên huế (Trang 99 - 101)

Cơng thức thí nghiệm Chất khơ (%) Đường tổng số (%) Vitamin C (mg/100g) Axít tổng số (%) Độ Brix (%) I (50 × 40 cm) 15,43 13,21 12,20 1,56 14,12 II (50 × 50 cm) 16,72 13,57 13,85 1,61 14,89 III (50 × 60 cm) 17,53 14,22 14,09 1,52 15,03

Ghi chú: Nơi phân tích, Cơ khí Cơng nghệ trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

3.2.2.2. Khả năng sinh trưởng của cao su trong điều kiện trồng xen dứa

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của dứa trồng xen đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây cao su

Công thức

Trước trồng xen Sau trồng xen

Chu vi thân Chiều cao cây Chiều cao dưới cành Chu vi thân Chiều cao cây Chiều cao dưới cành -------------------------------------(cm)-------------------------------------- I (50 × 40 cm) 17,5a 247,8a 142,7a 34,0b 366,6b 162,8a II (50 × 50 cm) 17,7a 248,9a 143,1a 34,4b 386,0a 165,3a III (50 × 60 cm) 17,3a 251,9a 141,1a 34,5ab 394,9a 164,5a IV (đ/c) 17,6a 250,3a 142,6a 35,3a 395,1a 167,7a

Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của vườn cao su kiến thiết cơ bản trồng xen dứa sau 2 lứa thu hoạch quả (26 tháng) cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản không sai khác so với đối chứng (không trồng xen). Chu vi thân của cao su 4 năm tuổi

(>34 cm) vẫn đảm bảo khi chiếu theo quy chuẩn chung của Nguyễn Trịnh Nhất Hằng và cs. (2016)[20]. Như vậy, tương với cây gừng việc trồng xen dứa không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của vườn cao su giai đoạn KTCB.

3.3. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT HỢP BÓN PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC ĐẬM ĐẶC VÀ XỬ LÝ CHẾ PHẨM VI SINH SIÊU ĐẬM ĐẶC CHO VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN VÀ CAO SU KINH DOANH

3.3.1. Xác định liều lượng bón phân hữu cơ sinh học đậm đặc (Trimix-N1) và phân vi sinh siêu đậm đặc (Trichomix-DT) cho vườn cao su kiến thiết cơ bản phân vi sinh siêu đậm đặc (Trichomix-DT) cho vườn cao su kiến thiết cơ bản

3.3.1.1. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh rụng lá cao su C. cassiicola khi bón phân và xử lý chế phẩm ở vườn kiến thiết cơ bản tại các vùng sinh thái

Tỷ lệ bệnh thể hiện mức độ phổ biến của bệnh trên đồng ruộng, dựa vào tỷ lệ bệnh ta có thể biết được mức độ nhiễm bệnh của cây nơi điều tra.

120 ngày sau xử lý (tháng 8) bón phân hữu cơ sinh học đậm đặc và chế phẩm vi sinh siêu đậm đặc, đây là giai đoạn vườn cao su cho năng suất mủ ổn định trong năm. Đồng thời cũng là cơ sở đánh giá về tình hình bệnh rụng lá trên vườn cao su điển hình và đầy đủ nhất. Qua điều tra tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh rụng lá cao su tại hai địa điểm Hương Trà và Nam Đơng kết quả trình bày ở Bảng 3.24.

Khi xét riêng từng yếu tố, tỷ lệ bệnh có xu hướng giảm có ý nghĩa thống kê khi tăng lượng bón phân hữu cơ sinh học đậm đặc. Trong đó, tỷ lệ bệnh thấp nhất ở CTIV đạt 2,7% và 5,3%, tương ứng tại Hương Trà và Nam Đơng. Trong khi đó nhân tố số lần xử lý chế phẩm vi sinh cho thấy tỷ lệ bệnh khơng có sai khác về thống kê.

Khi đánh giá sự tương tác của cả 2 nhân tố, TLB cũng có chiều hướng giảm khi tăng lượng bón phân và số lần xử lý chế phẩm. Ở nhóm các cơng thức bón 1,5 - 2 kg Trimix-N1 kết hợp xử lý 2 – 3 lần phun chế phẩm Trichomix-DT Ở các cơng thức có lượng bón cao TLB xuất hiện thấp hơn có ý nghĩa so với các cơng thức bón với liều lượng thấp hơn, đặc biệt là đối chứng TLB đạt cao nhất: 6,1% và 9,0%, tại Hương Trà và Nam Đơng.

Nhìn chung diễn biến bệnh rụng lá có xu hướng tăng và đạt đỉnh điểm vào tháng 9 đến tháng 11 sau đó nấm bệnh có chiều hướng giảm ngun nhân chính là do cao su bắt đầu bước vào mùa rụng lá. TLB ở thí nghiệm tại Nam Đơng cao hơn so với Hương Trà ở tất cả các nghiệm thức. Có thể lý giải là do điều kiện thời tiết ở Nam Đông thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của nấm bệnh. Cụ thể ẩm độ và lượng mưa ở Nam Đông luôn cao hơn so với Hương Trà. Đặc biệt là số ngày có sương mù vào buổi sáng cao hơn hẳn.

Nghiên cứu chỉ tiêu chỉ số bệnh để đánh giá được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Qua theo dõi cho thấy CSB thời điểm 120 ngày sau xử lý ở các công thức ở các điểm

thí nghiệm ở ngưỡng thấp từ 0,1 – 1,2%. Cơng thức đối chứng vẫn có CSB cao nhất đạt: 0,5% và 1,2%, tương ứng tại Hương Trà và Nam Đông.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây cao su tiểu điền tại thừa thiên huế (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)