cây cao su ở Việt Nam
Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh. Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, CSTĐ chiếm khoảng 27,2%. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó CSTĐ chiếm 37%. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha. Năm 2007, diện tích cao su ở Đơng Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, các chính sách khuyến khích mở rộng sản xuất của Chính phủ cho phép mở rộng quỹ đất trồng cao su trên các diện tích đất lâm nghiệp, đẩy diện tích sản xuất tăng nhanh từ 748.00 ha (năm 2010) đến 985.000 ha (năm 2015) (Bảng 1.8). Diện tích mở rộng nhanh cịn có nguyên nhân cao su phát triển tự phát, đặc biệt là CSTĐ. Điều này dẫn đến diện tích cao su của cả nước vượt xa so với quy hoạch tới năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 là ổn định diện tích trồng cao su đạt 800.000 ha [29].
Từ năm 2016 đến năm 2019, diện tích trồng cao su ở nước ta giảm dần do các chính sách của Chính phủ tập trung chủ yếu vào việc kiểm sốt mở rộng diện tích cao su tại các địa phương khơng nằm trong quy hoạch và hạn chế tình trạng chuyển đổi đất rừng tự nhiên nghèo sang trồng cây cao su (191/TB-VPCP ngày 22/7/2016). Các chính sách này cộng với giá cao su trên thị trường thế giới sụt giảm làm mất đi động lực mở rộng diện tích, thậm chí tại một số nơi, người dân quyết định chuyển đổi diện tích trồng cao su sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Năm 2019, diện tích cây cao su tại Việt Nam đạt khoảng 922.000 ha, giảm 63.000 ha so với diện tích của năm 2015 (985.400 ha).
Về sản lượng, trong 10 năm gần đây sản lượng cao su Việt Nam đã tăng nhanh theo từng năm. Năm 2010, sản lượng cao su của Việt Nam đạt 751.700 tấn thì đến năm 2014 sản lượng cao su đã đạt 966.000 tấn tăng 214.000 tấn (so với năm 2010). Năm 2019, sản lượng cao su của Việt Nam đạt tới 1.167.300 tấn tăng 409.600 tấn (so với năm 2010). Nguyên nhân sản lượng cao su ở Việt Nam tăng là do giống cải tiến, kỹ thuật tiến bộ và đặc biệt diện tích đáng kể cao su giai đoạn KTCB đưa vào thời kỳ kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ ba trên thế giới về cung ứng cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 8,11% tổng sản lượng cao su thế giới, chỉ sau Thái Lan (33,11% thị phần thế giới) và Indonesia (23,59%) [68].
b) Diện tích, sản lượng cao su ở Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới với tổng diện tích cao su là 969.700 ha (diện tích thu hoạch 653.200 ha).