Nghiên cứu quản lý bệnh rụng lá do nấm Corynespora cassiicola gây ra bằng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây cao su tiểu điền tại thừa thiên huế (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC LIÊN QUAN

1.3.3. Nghiên cứu quản lý bệnh rụng lá do nấm Corynespora cassiicola gây ra bằng

bằng biện pháp hóa học

Theo Manju (2006)[109], tại vườn ươm ở Ấn Độ năm 1958 đã phun hỗn hợp bordeaux (1%) và zineb (0,24%) với lượng phun 2 lần trong 3 tuần, trong suốt khoảng thời gian của mùa bệnh để kiểm soát bệnh rụng lá do nấm C. cassicola gây ra. Ngoài ra, cả 2 loại hoạt chất trừ nấm tiếp xúc và lưu dẫn đều được thử nghiệm rộng rãi trong phịng thí nghiệm và ngồi vườn ươm. Các thử nghiệm in vitro chỉ ra rằng Carbendazim ức chế mầm bệnh phát triển hoàn toàn ở nồng độ 25 ppm. Trong thí nghiệm trên vườn ươm Mancozeb (0,2%), Carbendazim (0,5%) và tổ hợp Metalaxyl + Mancozeb (0,2%) đều có hiệu quả phịng trị bệnh.

Srinivas và cs. (2006)[136] cho rằng, các loại hoạt chất có hiệu quả phịng trị nấm C. cassiicola là: Nhóm tiếp xúc như: bordeaux, mancozeb, captafol,

chlorothalonil. Nhóm lưu dẫn như: carbendazim, tridemorph, hexaconazole. các thuốc hỗn hợp như: metalaxyl + mancozeb (0,2%), benomyl và thiram, copperoxychloride (21%) + mancozeb (20%), propineb (56%) + oxadixyl (10%), mancozeb (63%) + carbendazim (12%), hexaconazole + captan, difenoconazole cũng được báo cáo có hiệu quả phịng trị bệnh. Tuy tỏ ra có hiệu quả trong phịng trừ bệnh nhưng thuốc hố học đã làm cho các chủng nấm kháng thuốc xuất hiện [98, 138].

Tại Việt Nam, các loại thuốc hóa học sử dụng thí nghiệm đã được đánh giá là có khả năng phịng trừ bệnh cao su rất tốt tại các tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Bên cạnh đó, việc xác định thời gian phun thuốc hóa học hợp lý là giai đoạn hình thành lá non vào đầu mùa mưa.

Theo Nguyễn Thị Bích Ngọc (2015)[42], các loại thuốc trừ nấm bệnh có chứa hoạt chất carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500FL, Carbenvil 50SC, Carban 50SC…) hexaconazole (Anvil 5SC, Saizole 5SC…), difenoconazole + propiconazole (Tilt Super 300EC), azoxystrobin + difenoconazole (Amistar Top 325SC), mancozeb (Dithan M 80WP), hoặc phối trộn các thuốc có hoạt chất carbendazim với các thuốc có hoạt chất khác hoặc các loại thuốc phối trộn sẵn hoạt chất carbendazim và hexaconazole (Vixazol 275SC, Arivit 250SC, Calivil 55SC) có hiệu quả trong việc phịng trừ nấm C. cassiicola.

Tại Thừa Thiên Huế kết quả nghiên cứu về hiệu lực phòng trừ nấm C. cassiicola gây bệnh rụng lá cao su của 9 loại thuốc hóa học trong điều kiện in vitro chỉ

ra rằng, thuốc Score 250EC (hoạt chất difenoconazole) và Nativo 750WG (hoạt chất trifloxystrobin + tebuconazole) có khả năng ức chế sự tăng trưởng sợi nấm của C. cassiicola cao nhất và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh so với công thức đối kháng

và các loại thuốc khác [62].

Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra nấm gây bệnh trên cây cao su có mầm bệnh tồn tại khá lâu trên các bộ phận của cây từ lá nguyên vẹn cho đến các mẫu cành lá khơ,

vỏ cây trên mặt đất. Ngồi ra, bệnh rụng lá cao su cũng có mối quan hệ mật thiết đến cân bằng dinh dưỡng trong vườn cây. Do vậy, quản lý bệnh hại trên cây cao su là biện pháp tổng hợp từ trên thân lá cho đến các tàn dư trên mặt đất cũng như bón phân cho cao su. Mà biện pháp phòng trừ tổng hợp mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây cao su tiểu điền tại thừa thiên huế (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)