Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần nam việt (Trang 48 - 49)

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó khơng chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà cịn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì khơng nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng cơ tử cung co bóp yếu, các chất

bẩn khơng được đẩy ra ngồi lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytocin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ. Sát nhau trên lợn nái ít xảy ra, nhưng nếu lợn nái bị sát nhau sẽ đưa đến viêm nhiễm trùng và gây viêm tử cung. Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột như thời tiết mơi trường q nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ đưa đến viêm tử cung.

Theo Nguyễn Văn Điền (2015) [9], đối với lợn nái viêm tử cung nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxi 15% 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần nam việt (Trang 48 - 49)

w