Tình hình sản xuất của đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần nam việt (Trang 62 - 66)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn nái sinh

4.2.2. Tình hình sản xuất của đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại.

Kết quả trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu về q trình sinh đẻ của đàn lợn nái ni tại trại

Tháng

09/2020 10/2020 11/2020

40

thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp từ tháng 9 đến tháng 11 là tăng lên từ 8,41% lên 15,45%, lợn chủ yếu là lợn đẻ lứa đầu do kế hoạch tăng đàn do đó có nhiều nái đẻ lần 1 nên tỷ lệ lợn đẻ khó tăng khá cao và phải dùng nhiều biện pháp can thiệp.

Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do các nguyên nhân sau: lợn đẻ ở những lứa đầu, do ngơi thai khơng thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt.

Tỷ lệ đẻ khó cao nhất 15,45%, nhưng bắt đầu từ lứa thứ hai trở đi là giảm rõ rệt.

Trong đỡ đẻ em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh vùng mông và âm hộ con nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng Oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ khơng được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải cắt móng tay, sát trùng tay vệ sinh vùng mơng, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử cung con nái.

Để đánh giá q trình sinh sản của đàn lợn nái ni con tại trại, em đã tiến hành thu thập số liệu và theo dõi thơng tin. Kết quả trình bày tại bảng 4.4.

Bảng 4.1. Kết quả lợn con sinh ra tại trại

Tháng

08/2020 09/2020 10/2020 11/2020

41

Qua bảng 4.4 cho thấy, trong tổng 482 nái đẻ với 5686 lợn con được sinh ra, tính chung tỷ lệ trung bình số lợn con là 11,80 con/lứa/nái (xấp xỉ 12con/lứa/nái), số lợn con cai sữa là 5557 con và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 97,73%.

Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, ni dưỡng nái sinh sản cần quan tâm đến khẩu phần ăn điều chỉnh thức ăn thích hợp đối với từng nái, đặc biệt là nái tơ. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời.

Khi lợn con mới sinh cần được bú sữa đầu sớm và nhiều nhất có thể, số lượng lợn nhiều thì tiến hành ghép đàn hoặc chia ra 2 đợt bú. Ngồi ra, cịn cần chú ý đến nhiệt độ và tốc độ gió. Nếu nhiệt độ chuồng ni thấp cần đưa lợn con vào úm, tránh nền để sàn ẩm ướt để giảm tỷ lệ mắc bệnh ở lợn con, nên cho lợn con tập ăn sớm để phòng tiêu chảy, tăng khả năng tăng trọng của lợn và phải tránh gió lùa.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần nam việt (Trang 62 - 66)

w