Số lượng lợn nái và lợn con chăm sóc ni dưỡng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần nam việt (Trang 58 - 62)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn nái sinh

4.2.1. Số lượng lợn nái và lợn con chăm sóc ni dưỡng

Số lượng lợn nái và lợn con em đã chăm sóc, ni dưỡng thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lợn nái và lợn con đã chăm sóc

Tháng 26/07 - 08/2020 09/2020 10/2020 11/2020 12/2020 Tính chung

Số liệu bảng 4.2 cho thấy, số lượng lợn nái chửa 211 con, nái đẻ nuôi con 482 con và số lượng lợn con 5686 con mà em trực tiếp nuôi dưỡng, chăm

37

vào mỗi bảng cám đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng cám để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ. Số lượng nái chờ đẻ, ni con em chăm sóc và theo dõi được là 482 con.

- Số lượng lợn con theo mẹ, em chăm sóc và theo dõi thông tin sổ sách của tổ trưởng chuồng đẻ được là 5686 con.

- Số lượng lợn nái và lợn con có sự khác nhau như vậy do trong thời thời gian thực tập em đã được giao chăm sóc, ni dưỡng từ chuồng cai sữa đến chuồng bầu, sau đó là chuồng lợn con và cuối cùng là chuồng đẻ. Từ việc chăm sóc đàn lợn hằng ngày, em đã học được quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định.

- Trang trại chăn nuôi theo hướng cơng nghiệp hồn tồn, tồn bộ thức ăn được sử dụng là cám ăn thẳng. Các loại cám phải phù hợp với giai đoạn phát triển của lợn, từ đó giúp lợn sinh trưởng và phát triển tốt.

- Các loại cám được sử dụng trong trang trại là cám do công ty Nam Việt sản xuất, bao gồm:

+ Cám NV5000 sử dụng cho lợn từ tập ăn đến 8 kg. + Cám NV5001 sử dụng cho lợn từ 8kg đến 25kg.

+ Cám NV5002 sử dụng cho lợn từ 25kg đến xuất chuồng. + Cám NV5204 sử dụng cho lợn mang thai.

+ Cám NV5205 sử dụng cho lợn sau khi đẻ và nái hậu bị.

Ở các giai đoạn khác nhau thì cung cấp từng loại cám khác nhau. Khi thay đổi cám thì tiến hành thay đổi từ từ theo tỉ lệ ngày thứ nhất cho ăn75% cám cũ, 25% cám mới. Ngày thứ hai cho ăn 50% cám mới và 50% cám cũ. Ngày thứ ba cho ăn 25% cám cũ và 75% cám mới. Để tránh hiện tượng đột ngột thay đổi để gây nên tiêu chảy ở lợn hay lợn bỏ ăn.

Để giữ được chất lượng cám tránh hiện tượng cám bị mốc chất lượng cám giảm. Thức ăn được để trong kho, khơng để cám tồn trong kho nhiều mà ln có sự xuất nhập. Nhập cám với số lượng vừa đủ để cám luôn luôn mới, không nhập nhiều gây tồn cám giảm chất lượng.

Hàng ngày cám được xuất ra khỏi kho để cho lợn ăn. Tùy từng giai đoạn mà cho ăn những loại cám khác nhau với tiêu chuẩn ăn khác nhau:

Việc xác định khẩu phần ăn là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trọng của lợn. Do đó trang trại đã đưa ra khẩu phần ăn phù hợp một cách nghiêm ngặt đáp ứng nhu cầu phát triển, sinh trưởng của lợn và cho khả năng tăng trọng cao nhất.

- Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra cám lợn phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai. Khi thực hiện tra cám, qua theo dõi 1 số con lợn nái được ăn nhiều hơn theo tiêu chuẩn thì em thấy lợn nái dễ béo, lợn con đẻ ra nặng hơn khối lượng trung bình, lợn mẹ thường khó đẻ. Đặc biệt phải chú ý đến khẩu phần ăn của những con lợn nái kiểm định mới lên đẻ 1 - 2 lứa.

- Khi cho ăn nên cho ăn buổi sáng lúc 7h ngay sau khi vào chuồng và buổi chiều lúc 15h30.

- Buổi sáng nên cho ăn sớm vì con lợn mẹ đã không được ăn suốt một đêm dài nên rất đói, buổi chiều nên cho ăn lúc 15h30 vì khi này thời tiết đã hạ nhiệt độ lợn mẹ thu nhận được nhiều thức ăn hơn.

- Khẩu phần ăn được chia làm 3 bữa với lợn nái đẻ vì sau khi đẻ lợn mệt mỏi, nên cho ăn nhiều bữa để tăng thu nhận thức ăn, cho ăn nhiều vào bữa sáng và chiều, bữa tối lúc 21h cho ăn ít hơn. Thường xuyên xịt cọ sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm.

- Lợn nái trước khi sinh thường có những biểu hiện sau: Trước khi sinh 3 ngày bầu vú căng, có tiết vài giọt sữa. Đối với nái tơ thường sinh sau 2 - 3 giờ tiết sữa. Ngồi ra nái cịn tăng nhịp thở, thải phân lắt nhắt. Sau khi sinh được vài con nếu nhận thấy nái khó đẻ có thể dùng Oxytocin 2 ml/nái, cịn nếu thấy nái đẻ được bình thường thì khơng cần tiêm. Khi lợn sắp đẻ thì chuẩn bị đỡ đẻ gồm các công việc em trực tiếp làm là: Chuẩn bị lồng úm cho lợn con, lồng úm phải được nhúng nước sát trùng, phơi khô. Chuẩn bị đỡ đẻ:

39

với lợn chuẩn bị đẻ cần vệ sinh âm hộ và mông cho sạch sẽ, vệ sinh sàn chuồng, chuẩn bị bóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như vải màn hoặc vải mềm khô, sạch, cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc.

- Hàng ngày em tham gia vào vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng nuôi, em thấy sát trùng thường xuyên chuồng nuôi rất tốt cho lợn mẹ và lợn con, tạo được mơi trường ít vi khuẩn, lợn mẹ và lợn con ít bị bệnh. Cách một ngày phải rắc vôi ở đường tra cám và đường lấy phân để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn. Khi lau máng ăn của lợn mẹ phải chú ý vét hết cám thừa, lau thật sạch để tránh cám thừa còn trên máng bị thiu, mốc, con mẹ ăn phải sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nếu lợn bầu ăn phải thức ăn mốc, ôi thiu dễ bị sảy thai.

- Phải xịt gầm định kỳ cách một ngày xịt một lần để tránh mùi hôi bốc lên và giữ chuồng trại sạch sẽ hơn, khi xịt gầm cần chú ý không để nước bắn lên trên, làm ẩm ướt chuồng nuôi, không nên xịt gầm quá sớm vào mùa đông, nên xịt gầm sau 9 giờ để tránh lợn con bị lạnh sẽ dễ mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần nam việt (Trang 58 - 62)

w