Kết quả chẩn đốn tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trạ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần nam việt (Trang 77 - 84)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả thực hiện phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản

4.3.2. Kết quả chẩn đốn tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trạ

ni tại trại

4.3.2.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại

Trong quá trình thực tập em cùng cán bộ kỹ thuật đã chẩn đoán và điều trị một số bệnh như sau:

- Đối với lợn nái có chửa:

* Bệnh đẻ khó

- Chẩn đốn:

+ Rặn đẻ yếu: Đặc trưng các cơn co thắt cơ tử cung và thành bụng của gia súc mẹ vừa yếu vừa ngắn

+ Khô âm đạo: Đẻ trong thời gian dài, rặn đẻ yếu.

+ Hẹp khe âm mơn và tiền đình âm đạo, âm đạo và hẹp cổ tử cung: Các cơn rặn đẻ mạnh trong khi đã có các cơn tiền triệu chứng đẻ nhưng gia súc không đẻ được.

- Điều trị:

- Hỗ trợ khi co thắt đẻ yếu. Khi co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát, cần xoa bóp bụng và tử cung qua thành bụng, bằng cách dùng tay xoa, vuốt lợn hướng từ ngực xuống khung chậu. Tiêm dưới da Oxytocin để kích đẻ.

Trong thực tế, một số lợn nái rặn đẻ yếu nên đẻ lâu, cho tay vào tử cung không thấy bào thai đâu. Để hỗ trợ đẻ chú đã để lợn ở tư thế nằm nghiêng, đứng phía sau lưng lợn, dùng hai cùi tay để vào phần bụng sát hai chân trước, khi lợn rặn đẻ thì đè mạnh, lợn ngừng rặn thì ngừng đè. Trong quá trình dùng tay đè hỗ trợ đẻ, thỉnh thoảng cho tay vào tử cung kiểm tra xem bào thai đã ra chưa, thai có to q hay có nằm sai ngơi khơng thuận. Nếu bào thai đã ra gần ngồi và bình thường, thì dùng tay túm lấy bào thai và kéo ra từ từ (chỉ kéo khi lợn rặn đẻ). Nếu sai ngơi thì đẩy ngược bào thai vào bên trong

49

rồi tự nó sẽ xoay thuận ngơi (bào thai cịn sống). Thai thuận ngôi là đầu ra trước, hai chân trước duỗi thẳng ra trước, hoặc hai chân sau ra trước đầu ra sau. Sai ngôi là đầu ra trước nhưng một hai chân trước xoay ngang, hoặc đầu xoay ngang, hoặc lưng ra trước.

Trong trường hợp nái co thắt và rặn đẻ yếu do nguyên nhân nguyên phát và bào thai chỉ mới nhô ra khe âm môn, cần dùng tay nhẹ nhàng kéo bào thai ra.

Những trường hợp tay trơn khơng kéo được thì ta sử dụng dây sản khoa để kéo thai ra.

Tuy nhiên những trường hợp quá khó khăn, hai cách trên khơng khả thì thì ta tiến hành cắt nhỏ thai ra để cứu lấy lợn mẹ.

* Bệnh viêm tử cung - Nguyên nhân:

+ Do trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ sản khoa làm xây sát niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm. Đây là nguyên nhân chính mà em quan sát được tại cơ sở.

+ Do phối giống không đúng kỹ thuật.

+ Do kế phát từ một số bệnh: Sát nhau, viêm âm đạo.

+ Do vệ sinh nên chuồng sạch quá bẩn dẫn đến vi khuẩn từ nên chuồng xâm nhập vào tử cung âm đạo.

- Triệu chứng: Sau khi đẻ từ âm hộ chảy ra dịch rỉ viêm và mủ màu trắng đục, màu vàng hoặc màu nâu... keo đặc và có mùi hơi thối đặc trưng. Con mẹ bỏ ăn hoàn toàn hoặc một phần, sốt cao 40 - 410C, có thể bị mất

sữa. - Biện pháp can thiệp - Phác đồ điều trị thứ nhất:

+ Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Han - Iodine 0,1% sau đó dùng 2.000.000 UI Penicilin hịa với 50ml nước cất thụt vào tử cung lợn. Ngày 1 lần, thường làm 1 lần duy nhất, trường hợp nặng từ 2 - 3 lần.

+ Tiêm bắp Oxytocin 2ml/con/ngày x 2 lần trong 3 ngày liên tiếp và kết hợp tiêm bắp VetrimoxinLA: 1 ml/10kg TT/1 ngày/lần, sử dụng thuốc bổ trợ: Catosal và Anagil + Vitamin C.

- Phác đồ điều trị thứ 2:

Thụt rửa bằng dung dịch Iodine 0,1% và kết hợp dặt thuốc Penicilin 2.000.000 UI.

Tiêm Han Prost 2ml/1 con/ngày kết hợp tiêm Hanoxytetracilin 1ml/10kg TT Tiêm bổ sung Catosal và Anagil+ Vitamin C.

Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái em đã theo dõi được thể hiện ở bảng 4.8:

Bảng 4.8. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trạiChỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh

Viêm tử cung Đẻ khó

Viêm vú

Tính chung

Số liệu bảng 4.8 cho biết, trong 482 con lợn nái theo dõi có 98 con mắc bệnh viêm tử cung, 53 con có hiện tượng đẻ khó,12 con có hiện tượng viêm vú.

* Bệnh viêm tử cung

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 20,33%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dịng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hồn tồn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó q trình ni dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu khơng thuận lợi.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai khơng đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh.

* Bệnh đẻ khó

thai khơng thuận, thai q to, sức khỏe lợn mẹ yếu và do là nhiều nái hậu bị nên tỷ lệ đẻ khó cao, hoặc có thể do kế phát từ các bệnh khác, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương, do trong q trình chăm sóc, ni dưỡng chưa cung cấp đầy đủ các chất.

* Bệnh viêm vú

Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 2,49% nguyên nhân do quá trình vệ sinh chuồng ni khơng đảm bảo thì các vi khuẩn xâm nhập gây viêm vú.

+ Nái ăn thức ăn không phù hợp, không giảm khẩu phần thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

+ Do kế phát từ một số bệnh: Sót nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ, viêm bàng quang… khi lợn nái bị những bệnh này vi khuẩn theo máu về tuyến vú cư trú tại đây và gây bệnh.

4.3.3. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại

Kết quả em đã trực tiếp điều trị bệnh viêm tử cung, đẻ khó và viêm vú trên đàn lợn nái sinh sản tại trại, kết quả được thể hiện ở bảng 4.9.

Bỏ các cột bôi đỏ viết thành phác đồ điều trị để ở trước hoặc sau bảng 4.9

Bảng 4.9. Kết quả trực tiếp điều trị một số bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại

52

Bảng 4.10. Phác đồ điều trị một số bệnh trên đàn nái sinh sản tại trạiTên bệnh Tên bệnh

Viêm tử cung

Đẻ khó

Viêm vú

Chú ý: cách pha Iodine 10%: Pha 10ml dung dịch Iodine vào 1 lít nước ta được dung dịch cần pha để thụt rửa tử cung. Dùng 2 - 4 lít dung dịch vừa pha cho 1 con trên 1 ngày.

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: * Bệnh viêm tử cung

Trong 98 con mắc bệnh viêm tử cung chúng em đã tham gia điều trị khỏi 95 con đạt 96,93%. Số con không chữa khỏi là 3 con chiếm 3% do những con này do quá trình can thiệp đẻ khơng đúng kỹ thuật và điều trị không dứt điểm dẫn đến càng ngày càng viêm nặng hơn nên bị bán loại thải.

Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, khơng ra mủ, khơng có mùi thối, lên giống trở lại.

53

Sử dụng thuốc Oxytocin liều 2 ml/con và Vetrimoxin LA liều 1ml/10kg TT, tiêm bắp, điều trị trong 3 - 5 ngày để điều trị bệnh viêm tử cung của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh cao.

* Bệnh đẻ khó

Đẻ khó có 53 con mắc, em đã điều trị khỏi 53 con, tỷ lệ khỏi đạt 100%. Sử dụng thuốc Oxytocin liều 2 ml/con và Vetrimoxin LA liều 1ml/10kg TT, tiêm bắp.

Cách can thiệp lợn đẻ khó: Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. Tại trại em thực tập một số dụng cụ còn chưa được trang bị đầy đủ nên đa số chúng em khơng có gang tay cao su mà chỉ được vệ sinh sát trùng tay trước khi can thiệp đẻ khó.

* Bệnh viêm vú

Điều trị 12 con lợn mắc bệnh thì có 10 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 88,33%.

Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, vú không sưng, chảy máu, cho con bú bình thường.

Sử dụng thuốc Vetrimoxin LA liều lượng 1ml/10kg TT, tiêm bắp, điều trị trong 3 - 5 ngày để điều trị bệnh viêm vú của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh cao là loại kháng sinh thế hệ mới rất an toàn với lợn nái.

Tỷ lệ loại thải lợn nái của công ty theo tháng là 3% tổng đàn, những con lợn bị loại thì thường được bán cho lái bn để làm thịt thương phẩm, những con trong quá trình đẻ chết do tác động cơ giới thì mang về thịt tại trại để làm thực phẩm.

Còn những con chết lâu hoặc đã tiêm thuốc kháng sinh thì tiến hành xẻ nhỏ rồi cho cá ăn hoặc chôn đúng nơi quy định để đảm bảo không ô nhiễm môi trường và ủ mầm bệnh.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần nam việt (Trang 77 - 84)

w