7. Kết cấu nội dung luận văn
1.3. Quá trình quản lý chi NSNN:
1.3.1. Lập dự toán chi NSNN:
1.3.1.1. Ý nghĩa của lập dự tốn chi NSNN: Lập dự tốn NSNN có các ý nghĩa chủ yếu sau:
- Là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành, quản lý NSNN.
- Là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và cân đối của kế hoạch KT-
XH.
- Thơng qua lập dự tốn NSNN kiểm tra các bộ phận của kế hoạch tài chính
khác.
- Là một trong những cơng cụ điều chỉnh q trình KT- XH của Nhà nước.
1.3.1.2. Xây dựng dự toán chi NSNN.
- Lập dự toán chi NSNN phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu sau: + Dự toán NSNN phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển KT- XH và có nội dung tích cực trở lại với KT- XH.
+ Dự tốn NSNN phải góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển.
-Lập dự toán chi NSNN dựa trên những căn cứ chủ yếu sau: + Nhiệm vụ phát triển KT- XH và bảo đảm QP- AN;
+ Những nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương;
+ Phân cấp quản lý NSNN; tỉ lệ % phân chia các khoản thu và mức bổ sung của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định;
+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành;
+ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH và dự tốn ngân sách năm sau; thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập kế hoạch ngân sách và văn bản hướng dẫn của các Bộ;
+ Số kiểm tra về dự tốn ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thơng báo;
+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách các năm trước.
- Lập dự toán chi NSNN được tiến hành theo trình tự sau:
+ Hàng năm trước ngày 10 tháng 6, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH và dự toán ngân sách năm kế hoạch, làm căn cứ hướng dẫn lập dự tốn NSNN;
+ Bộ Tài chính hướng dẫn các cơ quan trung ương, các địa phương về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và thơng báo số kiểm tra về dự tốn NSNN;
+ Các cơ quan trung ương, UBND tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý.
+ Các cơ đơn vị dự toán và các doanh nghiệp Nhà nước lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên;
+ Các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng gửi một số cơ quan liên quan.
- Lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN ở địa phương.
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập (nếu có), dự tốn thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh), dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo UBND tỉnh để trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ (đối với dự tốn chi giáo dục - đào tạo, khoa học cơng nghệ), các cơ quan Trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự tốn chi chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước.
UBND cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, TP trực thuộc trung ương.
Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng tỉnh, TP trực thuộc trung ương; Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách tỉnh, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước; UBND tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được HĐND tỉnh quyết định.
Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cùng cấp quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP (phần NSĐP hưởng) và giữa các cấp chính quyền địa phương, mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, dự tốn chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của NSTW, dự tốn chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp tỉnh (nếu có) cho từng huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh.
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND cấp trên; UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi NSĐP và
phương án phân bổ dự tốn ngân sách cấp mình chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.
Sau khi nhận được dự tốn thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; các đơn vị dự tốn phải tổ chức phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng đơn vị trực thuộc, kể cả dự tốn chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền (nếu có) trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
Chậm nhất 5 ngày sau khi HĐND quyết định dự toán ngân sách hoặc dự tốn ngân sách điều chỉnh, UBND có trách nhiệm báo cáo UBND và cơ quan tài chính cấp trên (UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự tốn ngân sách tỉnh);
Bộ Tài chính kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp tỉnh, trong trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ u cầu UBND tỉnh trình HĐND điều chỉnh lại dự tốn NSĐP. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp dưới, trong trường hợp cần thiết báo cáo UBND cùng cấp yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự tốn ngân sách theo trình tự, thủ tục quy định.
1.3.2. Chấp hành dự toán chi NSNN:
1.3.2.1. Ý nghĩa của chấp hành dự toán chi NSNN:
- Chấp hành NSNN đúng đắn và có hiệu quả là tiền đề quan trọng bảo đảm điều kiện để thực hiện các chỉ tiêu ghi trong kế hoạch phát triển KT- XH.
- Chấp hành NSNN là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSNN.
1.3.2.2. Nội dung chấp hành dự toán chi NSNN.
- Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách ở địa phương:
Sau khi được UBND giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nước ở địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo quy định.
Sau khi phương án phân bổ ngân sách được cơ quan tài chính thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách quyết định giao dự toán ngân sách cho
các đơn vị trực thuộc; đồng thời gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
- Tổ chức điều hành ngân sách quý.
Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi ngân sách quý (có chia ra tháng), gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 20 của tháng cuối của quý trước.
Cơ quan tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu chi trong quý, lập phương án điều hành ngân sách quý của ngân sách cấp mình, bảo đảm nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán, đúng chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Nguyên tắc chi trả, thanh toán các khoản chi của NSNN.
Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN.
- Chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước.
Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thường xuyên được NSNN hỗ trợ kinh phí.
- Chi trả, thanh tốn bằng hình thức lệnh chi tiền.
Các nhiệm vụ chi được chi trả, thanh tốn theo hình thức lệnh chi tiền gồm: Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội khơng có quan hệ thường xun với ngân sách; chi cho vay, trả nợ trong và ngoài nước; chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính.
Việc chuyển vốn cho Kho bạc Nhà nước để chi đầu tư XDCB và việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư XDCB theo quy định của các văn bản pháp luật về đầu tư XDCB hiện hành.
- Chi bằng hiện vật và ngày công lao động.
Đối với các khoản chi NSNN bằng hiện vật, ngày cơng lao động cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để hạch tốn thu, chi NSNN.
- Chi bằng kinh phí uỷ quyền.
Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.
Khi được cấp trên giao kinh phí uỷ quyền, UBND cấp dưới phân bổ và giao dự tốn kinh phí uỷ quyền cho từng đơn vị theo đúng mục tiêu chi uỷ quyền, đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách.
- Chi ứng trước dự toán.
Các trường hợp được chi ứng trước dự toán ngân sách năm sau bao gồm:
+ Các dự án, cơng trình quốc gia và cơng trình XDCB thuộc nhóm A, đã có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đang thực hiện, cần phải đẩy nhanh tiến độ;
+ Một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phải thực hiện theo chế độ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nhưng chưa được bố trí trong dự tốn và nguồn dự phịng khơng đáp ứng được.
- Mở tài khoản để nhận kinh phí NSNN cấp.
Các đơn vị dự tốn ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong q trình thanh tốn, sử dụng kinh phí.
- Trong q trình chấp hành ngân sách, nếu có sự thay đổi về nhiệm vụ chi thực hiện như sau:
Khi phát sinh các công việc đột xuất như: chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về QP- AN và các nhiệm vụ chi cấp bách khác chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự tốn được giao, báo cáo cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính kiểm tra, xem xét và nếu cần thiết phải chi thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định (hoặc quyết định theo phân cấp) sử dụng dự phịng ngân sách cấp mình để xử lý theo quy định. Dự tốn ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng bằng 2 - 5% tổng số chi của ngân sách mỗi cấp.
- Xử lý thiếu hụt tạm thời.
Khi xảy ra thiếu hụt ngân sách tạm thời do nguồn thu tập trung chậm hoặc có nhiều nhu cầu phải chi trong cùng thời điểm dẫn đến mất cân đối tạm thời về quỹ ngân sách, các cấp ngân sách được tạm ứng Quỹ Dự trữ tài chính của tỉnh theo quyết định của UBND cấp tỉnh hoặc đề nghị cơ quan tài chính cấp trên tăng tiến độ bổ sung hoặc tạm ứng nguồn từ ngân sách cấp trên.
Các khoản tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt được Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho phép đối với tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước.
- Lập, quản lý và sử dụng dự trữ tài chính.
Nguồn hình thành Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh, gồm :
+ Một phần số tăng thu so với dự toán của ngân sách cấp tỉnh; mức cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Thường trực HĐND cùng cấp;
+ Năm mươi phần trăm (50%) kết dư ngân sách cấp tỉnh;
+ Bố trí một khoản trong dự tốn chi hàng năm của ngân sách cấp tỉnh. Mức cụ thể do UBND cấp tỉnh trình HĐND quyết định;
+ Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Quản lý và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính :
+ Quỹ dự trữ tài chính được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc Nhà nước trả lãi tiền gửi theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước trả cho Kho bạc Nhà nước, khoản lãi này được bổ sung vào Quỹ;
+ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ tài khoản;
+ Việc trích lập Quỹ dự trữ tài chính được thực hiện dần từng năm; mức khống chế tối đa là 25% dự toán chi ngân sách hàng năm;
+ Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để tạm ứng cho các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả trong năm ngân sách, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh;
+ UBND cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cấp mình để xử lý cân đối ngân sách trong các trường hợp :
* Thu ngân sách hoặc vay để bù đắp bội chi khơng đạt mức dự tốn đã được HĐND quyết định, sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và sử dụng hết dự phòng mà chưa đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi;
* Thực hiện các nhiệm vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngồi dự tốn mà sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và sử dụng hết dự phòng ngân sách mà chưa đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi;
* Tổng mức chi từ Quỹ dự trữ tài chính (khơng kể tạm ứng) cả năm khơng vượt quá 30% số dư của quỹ tại thời điểm bắt đầu năm ngân sách.
+ Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của trung ương nếu đã sử dụng hết Quỹ dự trữ của tỉnh. Ngân sách cấp huyện và cấp xã được tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh.
Hết năm ngân sách, UBND cấp tỉnh lập báo cáo gửi HĐND cùng cấp và Bộ Tài chính về tình hình thu, chi quỹ dự trữ tài chính của tỉnh trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
1.3.3. Quyết toán chi NSNN: