7. Kết cấu nội dung luận văn
2.1. Khái quát một số nét về tình hình kinh tếxã hội huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tếxã hội:
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thạch Hà là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh, nằm bao quanh thành phố Hà Tĩnh, tỉnh lỵ của tỉnh; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 350km; cách thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) 45 km theo quốc lộ 1A về hướng Tây Bắc.
Có diện tích tự nhiên là 355,28 km2, được giới hạn bởi tọa độ địa lý trong khoảng từ 18010 đến 18029 độ vĩ Bắc và 105038 đến 106002 độ kinh Đơng.
Phía tây bắc giáp huyện Can Lộc;
Phía đơng bắc giáp huyện Lộc Hà và biển Đơng; Phía nam giáp huyện Cẩm Xun và thành phố Hà Tĩnh; Phía tây giáp huyện Hương Khê;
Phía đơng nam giáp biển Đơng.
Tồn huyện hiện có 31 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thị trấn và 30 xã. Vị trí địa lý của Thạch Hà có nhiều thuận lợi cho sự lưu thơng, trao đổi hàng hóa và phát triển dịch vụ: thứ nhất, là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp do khai thác mỏ sắt Thạch Khê; thứ hai, là huyện bao quanh trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh, có đường Quốc lộ 1A chạy qua.
2.1.1.2. Địa hình.
Địa hình huyện Thạch Hà có xu hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đơng, bị chia cắt thành bởi 3 hệ thống sông: Nghèn, Rào Cái và sơng Cày nên hình thành ba vùng địa hình khá rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng ven biển.
- Vùng đồi núi bán sơn địa nằm ở phía Tây của huyện, gồm các xã: Nam Hương, Bắc Sơn, Thạch Xuân, Thạch Điền, Ngọc Sơn.
- Vùng đồng bằng nằm ở trung tâm huyện gồm 19 xã, thị trấn trong huyện, địa hình cũng thấp dần theo hướng Tây Nam – Đơng Bắc, độ cao trung bình 1-5m
so với mặt biển, địa hình tương đối bằng phẳng, rải rác có những quả đồi thấp nhơ lên giữa vùng đồng bằng.
- Vùng ven biển bao gồm các xã: Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Hội, Thạch Lạc.
2.1.1.3. Khí hậu, nhiệt độ:
Thạch Hà là một huyện có khí hậu đặc trưng của khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của loại khí hậu giao thoa, chuyển tiếp giữa hai miền Bắc- Nam, có gió mùa Tây Nam vào mùa khơ và gió mùa Đơng Bắc về mùa mưa.
Lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng 9, 10, 11 chiếm tỷ lệ từ 40 – 60% lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố khá đồng đều giữa các vùng trong các mùa, tuy nhiên lại không đồng đều giữa các mùa nên dễ gây hạn hán về mùa khô và gây ngập úng về mùa mưa.
Độ ẩm khơng khí hàng năm ở Thạch Hà trung bình 83,8%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào những tháng mùa đông, khoảng 92%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 6,7 khoảng 75%, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khơ nóng hoạt động mạnh nhất.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
a) Đất đai.
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 35.503,78 ha với các loại đất chủ yếu sau:
- Đất cồn cát, bãi cát ven biển: Diện tích khoảng 8.845 ha, chiếm 24,89%
diện tích tự nhiên. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây lâm nghiệp để chắn sóng và chắn cát bay, có kết cấu rời rạc, nghèo dinh dưỡng đang có nguy cơ sa mạc hóa nếu khơng có phương án cải tạo tốt.
- Đất cát pha, cát nhẹ: Có diện tích 3.600 ha, chiếm 10,13% tổng diện tích tự
nhiên tồn huyện. Loại đất này thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất chua mặn, nhiễm mặn, mặn: Có diện tích 600 ha, tập trung chủ yếu ở
các khu vực sông Nghèn, Rào Cái, sông Cày (nhiều nhất ở các xã: Thạch Sơn, Thạch Kênh và Thạch Long). Đất có thành phần cơ giới trung bình, nếu được thau
chua, rửa mặn sẽ thích hợp với trồng lúa. Đất này chuyển sang nuôi trồng hải sản ở những nơi có điều kiện sẽ có hiệu quả kinh tế cao.
- Đất phù sa khơng được bồi: Có diện tích 10.527 ha, chiếm 29,63% tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã: Thạch Tân, Thạch Lâm, Thạch Hương, Thạch Điền, Thạch Đài, Thạch Xuân, Thạch Lưu, Thạch Vĩnh, Thạch Ngọc, Thạch Tiến, Thạch Thanh, Phù Việt, Thạch Liên, Thạch Kênh, Thạch Thắng, Thạch Hội, Thạch Lạc, Thạch Văn, Tượng Sơn và thị trấn Thạch Hà. Đây là loại đất phù hợp với sản xuất và thâm canh cây lúa.
- Đất phù sa cổ, bạc màu có sản phẩm Feralit: Có diện tích 2.154 ha, chiếm
6,06% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc chân núi Trà Sơn, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác mỏng, phù hợp với trồng cây màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày.
- Đất feralit xói mịn mạnh, trơ sỏi đá: Loại đất này có ở các xã: Thạch Điền,
Nam Hương, Thạch Xuân, Thạch Tiến, Thạch Vĩnh. Đây là loại đất phân bố trên địa bàn đồi núi mà thảm thực vật đã bị phá hủy nặng. Loại đất này để phát triển cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây thông.
* Cơ cấu sử dụng đất và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất
- Đất nông nghiệp: 23.040,47 ha, chiếm 64,9% diện tích tự nhiên; - Đất phi nơng nghiệp: 9.092,68 ha, chiếm 25,61% diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng: 3.370,63 ha, chiếm 9,49% diện tích tự nhiên; Nhìn chung quỹ đất của Thạch Hà trong những năm qua đã được đầu tư khai
thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Hiện nay quỹ đất chưa sử dụng khơng lớn, chỉ cịn 9,49% diện tích nên việc khai thác có hiệu quả diện tích sẽ là một nhiệm vụ quan trọng của Thạch Hà trong những năm tới.
b) Tài nguyên rừng.
Huyện Thạch Hà có diện tích rừng nhỏ, khơng đáng kể. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện là 9.683 ha, chiếm 27,25% đất tự nhiên trong đó đất có rừng
là 5.930 ha, đạt độ che phủ là 46% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trên địa bàn huyện có 4.690,78 ha đất rừng trồng và có 59,65 ha diện tích đất ươm cây giống, chiếm 1,26% với trữ lượng gỗ ước tính khoảng 980.000m3.
c) Tài nguyên khoáng sản.
Nguồn tài ngun khống sản của huyện gồm có: Emênit ở Thạch Hội, Thạch Văn với trữ lượng 365.000 tấn, cát Thạch Anh ở Việt Xuyên, Thạch Vĩnh, quặng Mangan phân bố ở các xã: Bắc Sơn, Thạch Xuân và Ngọc Sơn. Đặc biệt có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 540 triệu tấn. Đây là mỏ sắt lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, hiện đang được tổ chức khai thác và sẽ đi vào hoạt động trong những năm tới. Ngồi ra cịn có một số quặng khác như titan, than bùn...trữ lượng thấp, phân bố rải rác.
Nguồn nguyên vật liệu xây dựng của huyện chủ yếu khai thác đá ở Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn với diện tích khoảng 250 ha, có giá trị rất cao trong xây dựng và xuất khẩu.
d) Tài nguyên biển.
Thạch Hà có bờ biển dài khoảng 24km, vùng biển bãi ngang nên sản lượng hải sản ít. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khoảng 4.000 - 5000 tấn.
Diện tích đất làm muối khoảng 35 ha với sản lượng hàng năm đạt 3.000 tấn - 4.000 tấn.
Bờ biển là những bãi cát dài, mịn và thoải rất thích hợp với phát triển du lịch biển tại khu vực xã Thạch Hải, Thạch Văn.
2.1.1.5. Dân số và đặc điểm dân cư
Năm 2012, dân số của huyện là 134.005 người, đứng thứ 3 trong tồn tỉnh, trong đó nữ là 73,67 nghìn người, chiếm 51,75% dân số tồn huyện. Với mật độ dân số năm 2012 khoảng 405 người/km2, gần gấp đơi mật độ dân số trung bình tồn tỉnh, đứng thứ 7/12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện tuy có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ giảm khơng nhiều, bình qn cả thời kỳ 2007-2012 tăng bình quân 1,3-1,4%/năm. Tỷ lệ dân số đơ thị khơng cao, chỉ khoảng 6-7,5%. Năm 2012 có khoảng trên 10.000 dân
đô thị, tuy nhiên, việc phát triển đô thị đồng hành với tăng dân số cơ học trên địa bàn huyện.
Dân cư phân bố không đồng đều, do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi. Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Thạch Hà 1.234 người/km2; xã Thạch Điền, Thạch Vĩnh và Thạch Tân cùng có trên 1.000 người/km2.
2.1.2.6. Lao động và nguồn nhân lực.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 là trên 76 nghìn người, chiếm 53,4% dân số toàn huyện. Hiện tại, số lao động đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế là khoảng 68,9 nghìn người, chiếm 86,4% lao động trong độ tuổi. Trong đó lao động trong khu vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn và giảm dần từ 80% năm 2007 xuống còn khoảng 60% tổng lao động trong độ tuổi vào năm 2012; lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 6,5% năm 2007 lên 15% năm 2012 và lao động trong khu vực các ngành dịch vụ cũng tăng từ 13% năm 2007 lên 25% vào năm 2012. Tuy nhiên lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làm cịn khá lớn, nhất là khu vực nơng thơn.
Lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật chưa cao, năm 2012 tồn huyện mới có 28,28 nghìn lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 40% tổng lao động. Với tỷ lệ này cho thấy nguồn lao động của huyện Thạch Hà chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến q trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà.
2.1.2.1. Thuận lợi.
- Vị trí địa lý và hệ thống giao thơng cho phép Thạch Hà giao lưu và trao đổi hàng hóa thuận lợi với địa bàn bên ngồi. Nhiều lợi thế để hình thành khu cơng nghiệp tập trung như Thạch Khê, phát triển một số khu- cụm công nghiệp dọc theo Quốc lộ 1A từ cầu Già đến cầu Cày (theo hướng từ Bắc vào Nam); hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ dọc đường tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 17 và tỉnh lộ 19/5.
- Nguồn nước nhìn chung thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp, phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Chế độ khí hậu, đất đai với 3 vùng đặc trưng rõ rệt có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng. Vùng đồng bằng đất đai bằng phẳng và màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, dân cư đơng đúc có kinh nghiệm và truyền thống canh tác, chăn ni; là vùng có tiềm năng phát triển nơng nghiệp thâm canh cao. Vùng bán sơn địa có quỹ đất đồi khá, có thể phát triển trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây màu kết hợp chăn ni: bị, gà, nhím và các động vật có giá trị kinh tế cao khác,... tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm, là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Vùng ven biển là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển gắn với du lịch tâm linh.
- Nguồn nguyên vật liệu xây dựng như đất làm gạch ngói, đá xây dựng khá dồi dào, khai thác thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (làm gạch...)
- Cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã chuyển dịch đúng hướng trên nền tảng đảm bảo an ninh lương thực. Các cây lương thực và thực phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường được hình thành trong 10 năm trước đã tiếp tục phát triển mạnh trong những năm gần đây (lúa, rau, đậu, đậu tương, lạc) là những sản phẩm chủ lực.
- Cơng nghiệp (chủ yếu là cơng nghiệp khai khống) đã khởi sắc trong những năm gần đây do việc hình thành khu cơng nghiệp liên hợp sắt Thạch Khê, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng ở Phù Việt, Thạch Vĩnh, Thạch Điền...
- Các ngành dịch vụ đang có tỷ trọng tăng dần và chuyển hướng đúng sang các ngành có giá trị gia tăng cao, tuy nhiên hiện tại các ngành dịch vụ của huyện phát triển tuy còn ở mức độ khiêm tốn, chưa tương xứng với phát triển công nghiệp – dịch vụ trên địa bàn;
- Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá tiếp tục phát triển, an ninh quốc phịng được giữ vững.
2.1.2.2. Khó khăn.
- Việc xây dựng khu công nghiệp và khai mỏ sắt Thạch Khê tập trung tại các xã ven biển: Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Trị, Thạch Lạc gặp một số khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phải sử dụng nhiều vào đất lúa. Sự phát triển công nghiệp sắt thép tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường cho vùng ven biển.
- Trữ lượng nước ngầm không lớn, chất lượng không cao, nguồn nước mặt phụ thuộc vào thiên nhiên (chưa điều tiết hiệu quả, tiềm năng chưa được khai thác).
- Nền kinh tế của huyện vẫn là nông nghiệp, nhưng sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp trong tỉnh, độ chênh cao giữa các ruộng lớn, lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ các dãy núi phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện chảy qua, nên khi mưa lớn thường gây ngập úng, lụt cục bộ. Hiện nay vẫn còn khoảng 1.200 ha ruộng trũng thường bị ngập nước vào mùa mưa, chỉ sản xuất được một vụ chiêm. Đất đai khu vực bán sơn địa tuy có diện tích lớn nhưng nhìn chung có độ phì thấp, bị chia cắt mạnh, tầng dày đất <1 m chiếm diện tích lớn (8.000 ha), phần lớn có độ dốc >250 (khoảng gần 4.000 ha) diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động chưa nhiều. Quỹ đất có vị trí thuận lợi cho phát triển một số khu công nghiệp tập trung nhưng lại tập trung chủ yếu tại khu vực ruộng 3 vụ, muốn thu hút đầu tư phát triển kinh tế phải mất một diện tích lớn đất sản xuất nơng nghiệp tốt.
- Nền kinh tế huyện Thạch Hà có xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng thấp, chủ yếu dựa sản xuất nông nghiệp, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm (2003-2012) đạt 1,27%/năm (GTSX giá so sánh 1994) là một trong những đơn vị hành chính đạt mức trung bình thấp so với tỉnh Hà Tĩnh.
- Sản xuất cịn manh mún nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch các vùng sản xuất
chun mơn hóa theo hướng cơng nghệ cao, sạch và an tồn sinh học, mơi trường sinh thái bị ô nhiễm.
- Mặc dù là một huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh nhưng công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chưa đảm bảo nhu cầu chi của
địa phương, tỷ trọng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp trên; chưa chủ động nguồn ngân sách cho chi thường xuyên cũng như nguồn đầu tư phát triển.
- Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Để có thể bứt phá tạo ra tăng trưởng kinh tế, cần huy động tiềm lực vốn trong dân cho đầu tư và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư XDCB cho phát triển kinh tế.
- Số người thất nghiệp và còn thiếu việc làm ở đô thị và nông thôn đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Một số tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.
2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 đến 2012.
2.2.1. Kết quả chi ngân sách nhà nước qua các năm:
Cân đối ngân sách là một việc quan trọng nhất trong nền kinh tế và là điều kiện cơ bản để ổn định và phát triển KT- XH . Do vậy, cân đối ngân sách phải bảo đảm tính vững chắc, tích cực, hiện thực và trở thành điểm tựa cho các cân đối khác