Cơ cấu chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 59)

7. Kết cấu nội dung luận văn

2.2.4. Cơ cấu chi thường xuyên

Bảng số 2.6: Cơ cấu chi thƣờng xuyên

tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Từ năm 2010 đến năm 2012)

(Làm trịn số theo đơn vị tính: Triệu đồng)

TT Chỉ tiêu

Chi Thƣờng xuyên

Chi khác ngân sách 1

Chi sự nghiệp kinh tế 2 Tỷ lệ % so với tổng chi TX Chi sự nghiệp GD- ĐT 3 Tỷ lệ % so với tổng chi TX Chi an ninh 4 Tỷ lệ % so với tổng chi TX Chi Quốc phòng 5 Tỷ lệ % so với tổng chi TX Chi sự nghiệp y tế 6 Tỷ lệ % so với tổng chi TX

Chi sự nghiệp KHCN&MT 7 Tỷ lệ % so với tổng chi TX Chi sự nghiệp TDTT 8 Tỷ lệ % so với tổng chi TX Chi sự nghiệp VHTT 9 Tỷ lệ % so với tổng chi TX Chi sự nghiệp PT- TH 10 Tỷ lệ % so với tổng chi TX

Chi đảm bảo xã hội 11

Tỷ lệ % so với tổng chi TX

Chi QLNN, đảng, đoàn thể 12

Tỷ lệ % so với tổng chi TX

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN năm 2010 đến 2012 của huyện Thạch Hà được thông qua các kỳ họp HĐND huyện năm 2011, 2012 và 2013).

Qua số liệu trên cho thấy việc chi thường xuyên nhìn chung về cơ cấu khơng có biến động lớn qua các năm, tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp khoa học cơng nghệ và mơi trường, y tế, văn hố thơng tin, phát thanh truyền hình thể dục thể thao, quốc phịng cịn hơi thấp, chưa điều chỉnh tỷ trọng theo xu hướng phát triển qua các năm. Việc chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đồn thể cịn chiếm tỷ trọng lớn và chưa phù hợp với xu hướng phát triển. Do đó cần phải xem xét và điều chỉnh cơ cấu chi cho hợp lý. Cần có quan điểm chi cho hoạt động sự nghiệp là tạo ra tiền đề phát triển kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, thu hút và phát triển nhân tài, việc chi thường xuyên các lĩnh vực khác mang tính chất tiêu dùng là chủ yếu và gián tiếp phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

2.3. Tổ chức quản lý lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc:

2.3.1. Căn cứ để lập dự toán:

Lập dự toán ngân sách những năm gần đây ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng đảm bảo đầy đủ những căn cứ theo quy định của pháp luật, nhưng cịn nặng về hình thức, có phần chủ quan theo các chỉ tiêu phân bổ dự toán từ trên xuống, còn xem nhẹ nhu cầu chi tiêu dự toán từ dưới lên và chưa xem xét đúng mức điều kiện, đặc điểm, tình hình cụ thể của năm kế hoạch. Điều này, dẫn đến nhiều bất cập trong việc xét duyệt dự tốn và q trình chấp hành ngân sách trong năm kế hoạch, chưa thực sự cơng bằng, bình đẳng cho các đơn vị, lĩnh vực KT- XH ở địa phương, chưa đạt hiệu quả quản lý NSNN như mong muốn.

2.3.2. Trình tự xây dựng dự tốn chi ngân sách của các cấp NSĐP:

Trong các bước của trình tự lập dự tốn chi NSNN, có một khâu rất quan trọng ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức là: Các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự tốn thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý cịn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết cho từng loại hình đơn vị, lĩnh vực KT- XH. Điều này làm cho khâu các cơ quan, đơn vị dự toán và các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao,

gửi cơ quan quản lý cấp trên chưa thực sự sát hợp với tình hình thực tế chi NSNN năm kế hoạch của từng đơn vị, lĩnh vực KT- XH. Việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán chi NSNN ở địa phương phần lớn do Sở Tài chính kết hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư làm tham mưu, thông qua UBND trình HĐND quyết định dự toán và phương án phân bổ ngân sách và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Điều này mang tính tập trung, áp đặt và dễ rơi vào tình trạng chủ quan của cơ quan tham mưu. Nếu cơ quan tham mưu giỏi, sâu sát cơ sở thì việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán chi Ngân sách nhà nước ở địa phương sẽ đạt hiệu quả tốt, ngược lại thì dự tốn chi NSNN ở địa phương sẽ có nhiều bất cập. Mặt khác, q trình lập dự tốn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, sự quan tâm của đại biểu HĐND địa phương, phần lớn thiếu chuyên môn về quản lý NSNN và các quyết sách mang tầm chiến lược. Việc cơ quan tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp dưới, trong trường hợp cần thiết báo cáo UBND cùng cấp yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự tốn ngân sách theo trình tự, thủ tục quy định cũng dễ rơi vào tình trạng chủ quan của cơ quan chuyên môn. Tất cả những vấn đề nêu trên, dẫn đến bất cập cho một số cơ quan, đơn vị, lĩnh vực KT- XH khi dự toán được duyệt chưa thực sự phù hợp.

2.3.3. Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong q trình lập dự tốn Ngân sách địa phương: tốn Ngân sách địa phương:

Việc lập dự tốn chi NSNN các cấp ở địa phương thì cơ quan tài chính các cấp phải có trách nhiệm quan tâm đầy đủ các căn cứ lập dự toán theo luật định và thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình, thủ tục lập, phân bổ, quyết định, giao dự tốn theo luật định. Ngồi ra, cơ quan tài chính các cấp ở địa phương cịn có trách nhiệm quan tâm xem xét dự toán của các đơn vị cơ sở được tổng hợp từ dưới lên và quan tâm thảo luận, lắng nghe ý kiến giải trình, bảo vệ dự tốn của các đơn vị thụ hưởng ngân sách để tham mưu cho UBND trình HĐND xét duyệt dự tốn NSNN cho phù hợp, khoa học, hạn chế tối thiểu những bất cập trong khâu lập dự toán NSNN ở địa phương. Điều này, tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua chưa được quan tâm thực hiện. Ngược lại, khi lập dự tốn chi ngân sách cho

đơn vị mình, cấp mình, một số cơ quan, đơn vị (kể cả cơ quan Tài chính) tính tốn sao cho số chi nhiều hơn, số thu ít hơn so với khả năng của cơ quan, đơn vị. Thu ít để nếu vượt thì Ngân sách địa phương sẽ được bố trí tăng chi trên số thu vượt, chi nhiều để cơ quan cấp trên cắt bớt là vừa hoặc một số cơ quan, đơn vị trình độ lập dự tốn cịn hạn chế để hướng dẫn và xét duyệt dự toán hợp lý.

2.4. Tổ chức quản lý việc chấp hành chi ngân sách:

2.4.1. Nhiệm vụ của chấp hành chi ngân sách nhà nước:

2.4.1.1. Quản lý chi NSNN giữa các cơ quan tài chính các cấp:

Căn cứ vào dự toán được duyệt cho các cấp NSĐP cơ quan tài chính các cấp phải chủ động tổ chức và điều hành việc chấp hành dự tốn được duyệt của cấp mình quản lý, thực hiện các chỉ tiêu ngân sách được duyệt theo dự toán và nghị quyết của HĐND các cấp của các địa phương thông qua các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp trên và địa phương quy định hiện hành. Ngân sách cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đơn đốc, hổ trợ, tạo điệu kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới chấp hành tốt dự tốn đươc duyệt theo các chỉ tiêu tài chính, KT- XH đề ra. Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải đảm bảo phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin kịp thời, đầy đủ cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong q trình chấp hành NSNN ở địa phương để cùng phối hợp giải quyết. Điều này cơ quan tài chính các cấp ngân sách

ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng cần quan tâm nhiều hơn. Trong năm ngân sách có những nhiệm vụ chi mới phát sinh do yêu cầu của địa phương hoặc vì lý do đột xuất mất nguồn thu ngân sách các cấp thì cơ các quan tài chính địa phương sẽ xem xét, đề nghị, Sở Tài chính tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt chi bổ sung thêm cho ngân sách các cấp để cân đối và điều hịa thu chi ngân sách. Khi có những biến động lớn về thu, chi ngân sách các cấp cũng được điều chỉnh theo đúng trình tự pháp luật quy định. Ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, chấp hành

NSNN qua các năm nổi lên một vấn đề cần sớm giải quyết giữa cơ quan tài chính các cấp là: Một vài địa phương xảy ra hiện tượng toạ chi tiền thu thuế chưa đăng nộp, vay mượn các tổ chức, cá nhân bên ngồi để chi tiêu, chậm thanh tốn, chi trả

cho các đối tượng thụ hưởng…. và chính quyền địa phương có những quy định chưa phù hợp với quy định pháp luật như: “ Thu ngân sách đến đâu thì mới được chi ngân sách đến đó”, “ khơng được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách” …. Điều này góp phần xảy ra các hiện tượng trên, gây khó khăn trong việc

chấp hành nhiệm vụ chi NSNN ở địa phương, vì thực tế nhiệm vụ chi quý I hàng năm rất cao mà khả năng nguồn thu ngân sách quý I hàng năm lại thấp, vấn đề đặt ra là các cơ quan tài chính các cấp phải xử lý thiếu hụt tạm thời theo quy định của pháp luật thì mới mang lại hiệu quả trong quản lý NSNN ở địa phương.

2.4.1.2. Quản lý chi NSNN đối với các đơn vị dự toán, các tổ chức, cá nhân:

- Quản lý chi đầu tư phát triển:

Thưc trạng quản lý chi đầu tư phát triển ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh những năm gần đây được thực hiện khá tốt quy trình, thủ tục cấp phát đầu tư XDCB từ khâu quy hoạch, lập dự toán, xét duyệt dự tốn và hồ sơ có liên quan, phân bổ hạn mức, tạm ứng vốn, nghiệm thu quyết toán theo luật định. Song hiệu quả chi đầu tư phát triển chưa cao như mong muốn như: Việc đầu tư XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả; tiêu cực, thất thoát trong đầu tư chưa được khắc phục tốt; chưa có mơ hình quản lý tốt đầu tư XDCB.

- Quản lý chi thường xuyên:

Thực trạng quản lý chi thường xuyên ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua các năm đối với các đơn vị dự toán, các tổ chức, cá nhân trong q trình chấp hành NSNN chưa có nhiều thay đổi về cơ chế quản lý, vẫn tồn tại cơ chế “xin cho” từ khâu lập dự toán được duyệt đến chấp hành dự toán được duyệt, đơn vị thụ hưởng ngân sách xây dựng dự toán chi theo quý, tháng, cơ quan tài chính xét duyệt cấp hạn mức kinh phí cho các đơn vị, các đơn vị rút sử dụng kinh phí và quyết tốn với cơ quan tài chính, thơng qua kiểm sốt, giám sát của kho bạc Nhà nước. Cơ chế quản lý này còn hơi nặng “Bao cấp” đã bộc lộ rất nhiều nhược điểm, bất cập như: Các đơn vị thiếu tự chủ về tài chính, bị động, điều chỉnh cho phù hơp với tình hình thực tế khó khăn, bị giám sát quá chặt chẽ không cần thiết, nặng về đối phó hình thức, dễ phát sinh tiêu cực, nặng về chủ quan hình thức trong quản lý và điều hành, kém hiệu

quả…. Mặt khác, cơ chế quản lý nêu trên phải bám sát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong khi các cơ quan có thẩm quyền ban hành định chế tài chính, lại thiếu quan tâm rà sốt, xem xét các chế độ, tiêu chuẩn, định mức để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng rất phổ biến là hầu hết các chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá cũ kỹ, lạc hậu. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân thụ hưởng ngân sách muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chi đơi khi phải linh hoạt “hợp thức hố, hợp pháp hố” chứng từ thanh tốn, ví dụ như: Đi cơng tác một lượt, đóng dấu hai lượt để thanh tốn mới đủ tiền đi công tác; hội nghị tổ chức 50 khách mời, thanh toán theo danh sách đến hàng trăm người,...

2.4.1.3. Quản lý chi NSNN đối với các cơ quan nhà nước có liên quan:

Việc quản lý chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu do cơ quan tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước quản lý trực tiếp. Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước như: Cơ quan chủ quản, Thanh tra Nhà nước, Ủy ban kiểm tra Đảng, Cảnh sát điều tra . cũng tham gia quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Thực trạng quản lý chi NSNN đối với các cơ quan chức năng có liên quan ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua thực hiện khá tốt. Song cũng còn phải quan tâm phối hợp giữa các cơ quan cho tốt, tránh tình trạng các cơ quan chức năng quản lý có quan điểm, kết luận trái ngược nhau, nhất là giữa cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước ở địa phương, làm cho tình hình chấp hành chi NSNN ở địa phương khó khăn, phức tạp khơng cần thiết, kém hiệu quả hoặc gây "phiền hà", nhũng nhiễu, tiêu cực đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Điều này ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh vẫn xảy ra.

2.4.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN:

2.4.2.1. Tổ chức cụ thể hố kế hoạch chi NSNN chỉ đạo q trình thực hiện: Việc cụ thể hoá dự tốn NSNN được duyệt để chỉ đạo q trình thực hiện ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đối với cơ quan tài chính các cấp thực hiện theo tiến độ của năm báo cáo, từ đó xác định dự tốn chia ra quý, tháng, năm kế hoạch để chỉ đạo quá trình thực hiện. Đồng thời các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng căn cứ vào nhu cầu chi tiêu từng quý, tháng để xác định dự tốn xin kinh phí hoạt động, cơ

quan tài chính xem xét chấp nhận hoặc điều chỉnh dự toán của các đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước thực hiện giám sát, kiểm sốt chi. Điều này đơi khi dẫn đến việc phải điều chỉnh, thay đổi dự tốn trong q trình thực hiện theo luật định, dẫn đến bị động và phải xử lý tình huống khơng cần thiết.

2.4.2.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí của NSNN:

Quản lý chi ngân sách ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua các hình thức cấp phát kinh phí các năm gần đây thực hiện khá tốt theo định chế, phối hợp khá nhịp nhàng giữa ba hình thức quản lý chi NSĐP:

- Quản lý chi theo ngành KT- XH (quản lý kinh phí hoạt động theo ngành dọc phù hợp theo phân cấp quản lý nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp theo luật định). Song, cũng còn những tồn tại cần phải quan tâm khắc phục là cơ quan tài chính quản lý đơn vị dự tốn cấp II, III, IV ở địa phương ít quan tâm kiểm tra, dẫn đến tình trạng bng lỏng và sự thốt ly khỏi tầm quản lý, điều hành nghiệp vụ của ngành tài chính, cũng như việc quản lý tài chính đối với các ngành chủ quản ngồi ngành tài chính khơng thể chun sâu. Việc kiểm tra, thanh tra theo ngành sẽ hạn chế, từ đó dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực, kém hiệu quả trong quản lý cấp phát kinh phí. Đồng thời, thủ tục cấp phát phải qua khâu trung gian là Sở chuyên ngành sẽ có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ, khơng kịp thời đáp ứng kinh phí cho hoạt động cho ngành.

- Quản lý chi theo từng đối tượng thụ hưởng ngân sách được cơ quan tài chính trực tiếp cấp phát kinh phí cho đơn vị thụ hưởng ngân sách (đơn vị dự toán cấp I) theo dự toán được duyệt. Các đơn vị này có trách nhiệm quản lý sử dụng và thanh quyết tốn với cơ quan tài chính đồng cấp. Hình thức quản lý này khắc phục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w