7. Kết cấu nội dung luận văn
3.2. Các giải pháp cụ thể:
Qua thực trạng những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể như sau:
Giải pháp 1. Chấp hành các nguyên tắc phân cấp NSNN đảm bảo ổn định,
phát triển tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh:
Việc phân cấp quản lý chi NSNN cho các cấp ngân sách ở địa phương phải tương xứng với khả năng và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Ngân sách cấp huyện cần tập trung quản lý chuyên môn, các khâu then chốt, trọng yếu có tầm chiến lược của địa phương. Đồng thời phát huy tốt tính năng động, sáng tạo, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng địa phương, khai thác khả năng tiềm tàng, phát
huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương trong tiến trình phát triển theo mục tiêu đã định.
Giải pháp 2. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách:
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp NSĐP phải đảm bảo nguyên tắc: Nguồn thu được phân cấp vừa phải theo luật định, vừa phù hợp với khả năng, điều kiện quản lý của các cấp chính quyền Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng xã, thị trấn; việc phân cấp chi đầu tư XDCB các cơng trình kết cấu hạ tầng KT- XH cho cấp huyện, các xã phải theo luật định và phải căn cứ vào trình độ, năng lực quản lý của từng cấp chính quyền Nhà nước; việc phân cấp chi thường xuyên giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc theo luật định và phải phù hợp với phân cấp quản lý KT- XH, QP- AN ở địa phương, phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính hiệu quả. Điều này giúp cho việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi ở địa phương sẽ phát huy tối đa hiệu quả quản lý, điều hành NSNN, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT- XH ở địa phương.
Chủ động cân đối ngân sách các cấp ở địa phương trong quá trình thực hiện, kịp thời xử lý nguồn tăng thu theo luật định phục vụ tốt nhiệm vụ chi đầu tư phát triển các cấp ngân sách ở địa phương. Điều này giúp cho địa phương đẩy nhanh quá trình phát triển, tránh lãng phí nguồn tài lực, chậm mang lại hiệu quả.
Giải pháp 3. Xây dựng cơ cấu hợp lý chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên:
Xác lập cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thực sự phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương. Trong thời gian trước mắt, nên quan tâm chi thường xuyên, nhất là chi cho hoạt động sự nghiệp. Điều này giúp cho địa phương nâng cao mặt bằng trình độ dân trí của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân tài…. phục vụ tốt cho quá trình phát triển của địa phương. Về lâu dài cũng phải điều chỉnh tỷ trọng giữa chi cho đầu
tư phát triển và chi thường xuyên cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương.
- Đối với cơ cấu chi đầu tư phát triển: Xây dựng cơ cấu chi đầu tư phát triển ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương. Trong thời gian tới, cần giảm tỷ trọng chi đầu tư XDCB (khoảng 92% - 96% chi đầu tư phát triển) và tăng tỷ trọng chi các chương trình mục tiêu ở mức độ hợp lý (khoảng 4% - 6% chi đầu tư phát triển). Riêng chi đầu tư XDCB cũng cần có trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đầu tư cho hoạt động sự nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực, quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển KT- XH. Xác lập cơ cấu chi đầu tư XDCB trong thời gian tới phải được điều chỉnh theo hướng cơ cấu sau: Chi các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 18% vốn đầu tư XDCB; chi các ngành giao thông, phục vụ công cộng chiếm khoảng 36% vốn đầu tư XDCB; chi các hoạt động sự nghiệp chiếm khoảng 28% vốn đầu tư XDCB; chi ngành quản lý hành chính Nhà nước, an ninh, quốc phịng quản lý hành chính xã hội chiếm khoảng 14% vốn đầu tư
XDCB; chi đầu tư XDCB khác chiếm khoảng 4% vốn đầu tư XDCB.
Trong từng ngành chi đầu tư XDCB phải có trọng tâm, trọng điểm, có ưu tiên trước sau. Điều này khắc phục được tình trạng đầu tư manh mún, phân tán, dàn trải, chưa tập trung, kém hiệu quả.
- Đối với cơ cấu chi thường xuyên: Hoàn thiện cơ cấu chi thường xuyên ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới, cần tăng tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp như: khoa học công nghệ và môi trường, y tế, văn hố thơng tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, quốc phịng và giảm tỷ trọng chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đồn thể, an ninh. Đồng thời điều chỉnh phân bổ tỷ trọng chi thường xuyên phải phù hợp với xu hướng phát triển. Điều này giúp cho địa phương nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực phục vụ tốt cho quá trình phát triển KT- XH ở địa phương.
Giải pháp 4. Hồn chỉnh quy trình lập dự tốn ngân sách nhà nước:
Quy trình lập dự tốn ngân sách ở địa phương phải đảm bảo các yêu cầu lập dự toán, phải dựa vào đầy đủ các căn cứ lập dự toán theo luật định, thực hiện đúng và đầy đủ trình tự xây dựng dự tốn theo luật định và khâu lập, quyết định, phân bổ, giao dự tốn NSNN phải đúng quy trình. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm hai khâu then chốt, trọng yếu là: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải thật cụ thể, chi tiết và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi cơ quan tài chính các cấp phải thực sự thận trọng, khách quan, thậm chí phải trao đổi, thảo luận với các đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu trong dự toán, phục vụ tốt cho việc xét duyệt dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Điều này làm cho dự toán được xét duyệt của các đơn vị sát hợp với tình hình thực tế, bám sát nhiệm vụ phát triển KT- XH năm kế hoạch của địa phương, tránh được hiện tượng áp đặt chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền.
- Xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ lập dự toán và xét duyệt dự toán chi ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Cụ thể phải chia kinh phí hoạt động của các đơn vị thụ hưởng ngân sách thành bốn loại kinh phí sau:
+ Về kinh phí đầu tư XDCB: Do nguồn kinh phí trong cân đối ngân sách bố trí cho chi đầu tư XDCB đảm nhận. Căn cứ nhu cầu chi đầu tư XDCB trong dự toán của các đơn vị gửi lên, phịng Tài chính- Kế hoạch huyện sẽ phân loại, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhiệm vụ phát triển KT- XH năm kế hoạch, từ đó biết được dự toán XDCB nào thật sự cần thiết, cần thiết, chưa thật sự cần thiết hoặc không cần thiết. Nguồn kinh phí đảm bảo đến đâu sẽ chấp nhận dự tốn đến đó, cịn lại chuyển xét sau khi có kinh phí. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trãi, chưa thật sự cần thiết, kém hiệu quả.
+ Về kinh phí đảm bảo chi trả quỹ lương được duyệt: Xét dự toán của các đơn vị nếu phù hợp với các chỉ tiêu cơ bản được duyệt thì chấp nhận dự tốn. Kinh phí này giúp cho các đơn vị đủ chi trả lương trong năm kế hoạch.
+ Về kinh phí quản lý: Đảm bảo cho các đơn vị chi phí cho những phát sinh thường xuyên hàng năm. Do vậy cơ quan tài chính các cấp phải xây dựng định mức chi theo số biên chế được duyệt hoặc số giường bệnh bình quân được duyệt (đối với bệnh viện) hoặc số học sinh, sinh viên bình quân (đối với trường học) được duyệt sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng loại hình đơn vị, từng lĩnh vực KT- XH. Từ đó, mỗi đơn vị có số lượng được duyệt bao nhiêu nhân với định mức để xét duyệt dự toán. Điều này giúp cho dự tốn được duyệt của các đơn vị sẽ có kinh phí quản lý thường xun phù hợp với tình hình thực tế năm kế hoạch.
+ Về Kinh phí sự nghiệp, kinh phí đặc thù: Loại kinh phí này đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách tuỳ theo từng năm có nhu cầu nhiều, ít khác nhau (những khoản chi khơng phát sinh thường xun). Vì vậy, căn cứ vào nhu cầu chi trong dự toán của các đơn vị gởi lên, cơ quan tài chính sẽ phân loại, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhiệm vụ phát triển KT- XH năm kế hoạch, từ đó biết được dự toán chi thật sự cần thiết, cần thiết, chưa thật sự cần thiết hoặc không cần thiết. Nguồn kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách đảm bảo đến đâu sẽ chấp nhận dự tốn đến đó, cịn lại chuyển xét sau khi có kinh phí. Cơ sở chuẩn mực trên sẽ khắc phục được tình trạng bất bình đẳng giữa các đơn vị thụ hưởng ngân sách, do các đơn vị đều thực hiện một định mức chi dự tốn như nhau thì có cơ quan dư thừa kinh phí nhưng cũng có đơn vị khơng đủ kinh phí hoạt động. Đồng thời, cũng khắc phục được những hạn chế do trình độ lập dự tốn của các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Giải pháp 5. Hoàn thiện tổ chức quản lý quá trình chấp hành chi ngân sách
nhà nước:
- Đối với chi đầu tư phát triển:
+ Phải cụ thể hoá dự toán được duyệt chi đầu tư phát triển cả năm chia ra từng quý, tháng theo tính quy luật, mùa vụ của năm báo cáo (quý, tháng nào chi nhiều? quý, tháng nào chi ít ? mức độ chi như thế nào?); rà sốt, xem xét từng dự tốn được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch để điều chỉnh tăng, giảm chi ở các các quý, tháng cho phù hợp với tình hình thực tế dự
kiến của năm kế hoạch; hình thành hạn mức chi đầu tư phát triển để lên sơ đồ tiến độ tạm ứng, cấp phát vốn cho chi đầu tư phát triển. Chủ động nguồn để đảm bảo theo tiến độ của năm kế hoạch. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng bị động nguồn đảm bảo nhu cầu chi tiêu và hạn chế đến mức tối thiểu những điều chỉnh, thay đổi dự tốn trong q trình thực hiện theo luật định và phải xử lý tình huống khơng cần thiết trong quá trình thực hiện;
+ Xây dựng mơ hình quản lý đầu tư XDCB cần xác định các khâu trọng yếu như: Tiêu chuẩn được tham gia đấu thầu; đấu thầu công khai; mở rộng đối tượng giám sát tiến độ, chất lượng thi cơng; cơng khai tiêu chuẩn nền móng, vật tư tại cơng trình; cơ sở xem xét nghiệm thu quyết tốn cơng trình, phải đảm bảo được sự kiểm tra chéo, khách quan.;
+ Phải đặc biệt chú trọng kiểm sốt tính cơ bản, trọng yếu của hồ sơ, chứng từ, thủ tục, trình tự chi đầu tư phát triển nói chung, chi đầu tư XDCB nói riêng.
- Đối với chi thường xuyên:
+ Phần kinh phí đảm bảo chi trả quỹ lương và kinh phí quản lý được duyệt cả năm chia đều ra từng q, tháng có tính đến việc tăng, giảm lương trong năm kế hoạch để điều chỉnh cho phù hợp; phần kinh phí sự nghiệp, đặc thù được duyệt năm chia ra từng quý, tháng phải rà sốt, xem xét từng dự tốn được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch; hình thành hạn mức chi thường xuyên để lên sơ đồ tiến độ cấp phát kinh phí cho chi thường xuyên. Chủ động nguồn để đảm bảo theo tiến độ của năm kế hoạch. Điều này giúp cho các cấp ngân sách chủ động nguồn đảm bảo nhu cầu chi tiêu trong quá trình thực hiện và xử lý thiếu hụt tạm thời theo luật định.
+ Tổ chức sự phối hợp giữa cơ quan tài chính các cấp đảm bảo ngân sách cấp trên quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hổ trợ, tạo điệu kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới. Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải đảm bảo phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin kịp thời, đầy đủ cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành NSNN ở địa phương để cùng phối hợp giải quyết. Đồng thời, tổ chức sự phối hợp giữa các cơ
quan chức năng quản lý NSNN đối với đơn vị thụ hương ngân sách phải thống nhất trong quản lý, kiểm tra chéo nhưng hạn chế quản lý chồng chéo không cần thiết. Điều này sẽ khắc phục tình trạng “trống đánh xi, kèn thổi ngược” gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị.
- Đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp khơng có thu; cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu:
+ Sớm tổ chức triển khai thật tốt, thật toàn diện cơ chế quản lý khốn chi hành chính đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp khơng có thu; cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Đồng thời, triển khai kết hợp các quy chế cơng khai tài chính, quy chế tự kiểm tra, quy chế dân chủ. Điều này giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính thực hiện kiểm sốt, giám sát theo quy chế chi tiêu nội bộ sát hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị, khắc phục tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức đang “lỗi thời, lạc hậu”, hạn chế tối đa sự kiểm tra, kiểm soát gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực và tiết kiệm một khối lượng quản lý khá lớn không cần thiết của các cơ quan cơng quyền như: Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, thanh tra Nhà nước, Kiểm toán ….
+ Các cơ quan có thẩm quyền ban hành định chế tài chính phải quan tâm rà soát, xem xét các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hàng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế đối với các đơn vị chưa áp dụng cơ chế quản lý khốn chi hành chính ở các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp khơng có thu; cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, Tránh tình trạng hầu hết các chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá cũ kỹ, lạc hậu không thể chấp hành được.
Giải pháp 6. Hồn thiện hạch tốn kế tốn và quyết toán ngân sách nhà nước. - Tiếp tục chuẩn hoá đội ngũ làm cán bộ, cơng chức tài chính- kế tốn các cấp, 100% phải có trình độ chun mơn theo quy định, sử dụng thành thạo và khai thác tối đa các tiện ích của phần mềm kế tốn máy. Ngồi ra thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc ln chuyển cán bộ cơng chức tài chính, kế tốn theo quy định của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ và Nghị định số
150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP.
- Quyết toán chi NSĐP phải thật sự quan tâm khâu phân tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu KT- KH của địa phương, tình hình thực hiện nghị quyết