Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chi ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 72)

7. Kết cấu nội dung luận văn

2.7. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chi ngân

ngân sách tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh:

2.7.1. Trong cơ cấu chi ngân sách:

- Cơ cấu giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua vẫn chưa đạt cơ cấu hợp lý, chưa chú trọng chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên một số lĩnh vực chưa được quan tâm, nhất là chi cho hoạt động sự nghiệp. Do vậy, mặt bằng trình độ dân trí của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thuộc loại thấp so với cả nước, phát triển nguồn nhân lực chưa tương xứng với quá trình đầu tư phát triển, cũng như cơng tác nghiên cứu khoa học, đào

tạo nhân tài chưa được quan tâm đúng mức. Quá trình phát triển của địa phương khập khểnh.

- Về cơ cấu chi đầu tư phát triển ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua cũng còn nhiều bất cập như: Việc chi đầu tư XDCB chưa có trọng tâm, trọng điểm, phần lớn chi xây dựng các cơ quan công quyền, việc quan tâm đầu tư cho hoạt động sự nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực thấp, tuy có quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng nhưng cịn manh mún, phân tán, dàn trải, chưa tập trung, chưa đạt hiệu quả đầu tư cao.

- Về cơ cấu chi thường xuyên ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua còn bất cập là tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp như: khoa học cơng nghệ và mơi trường, y tế, văn hố thơng tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, quốc phịng cịn thấp, chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đồn thể, an ninh còn chiếm tỷ trọng lớn và phân bổ tỷ trọng chưa phù hợp với xu hướng phát triển.

2.7.2. Trong lập dự toán chi ngân sách nhà nước:

Khâu lập dự toán chi ngân sách những năm gần đây ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng còn những bất cập sau:

- Về căn cứ lập dự tốn cịn nặng về hình thức, có phần chủ quan theo các chỉ tiêu phân bổ dự tốn từ trên xuống, cịn xem nhẹ nhu cầu chi tiêu dự toán từ dưới lên và chưa xem xét đúng mức điều kiện, đặc điểm, tình hình cụ thể của năm kế hoạch. Điều này, dẫn đến dự tốn được xét duyệt chưa thực sự cơng bằng, bình đẳng cho các đơn vị, lĩnh vực KT- XH ở địa phương, chưa đạt hiệu quả quản lý NSNN như mong muốn.

- Một khâu rất quan trọng trong lập dự toán ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức là việc hướng dẫn và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết cho từng loại hình đơn vị, lĩnh vực KT- XH cũng làm cho lập dự toán ngân của các đơn vị chưa thực sự sát hợp với tình hình thực tế năm kế hoạch. Do vậy tính hiện thực, khoa học, chính xác của dự toán chi ngân sách rất hạn chế.

- Việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán chi NSNN ở địa phương phần lớn do Sở Tài chính kết hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư làm tham mưu. Điều này mang tính tập trung, áp đặt và dễ rơi vào tình trạng chủ quan của cơ quan tham mưu. Nếu cơ quan tham mưu giỏi, sâu sát cơ sở thì việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán chi NSNN ở địa phương sẽ đạt hiệu quả tốt, ngược lại thì dự tốn chi NSNN ở địa phương sẽ có nhiều bất cập. Mặt khác, q trình lập dự tốn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, sự quan tâm của đại biểu HĐND địa phương, phần lớn thiếu chuyên môn về quản lý NSNN và các quyết sách mang tầm chiến lược.

- Cơ quan tài chính các cấp tỉnh, huyện chưa quan tâm xem xét dự toán của các đơn vị cơ sở được tổng hợp từ dưới lên và chưa quan tâm thảo luận, lắng nghe

ýkiến giải trình, bảo vệ dự tốn của các đơn vị thụ hưởng ngân sách để tham mưu cho UBND trình HĐND xét duyệt dự tốn NSNN cho phù hợp, khoa học.

- Tình trạng ở một số cơ quan, đơn vị khi lập dự toán chi ngân sách cho đơn vị mình, cấp mình. Một số cơ quan, đơn vị (kể cả cơ quan Tài chính) tính tốn sao cho số chi nhiều hơn, số thu ít hơn so với khả năng của cơ quan, đơn vị. Thu ít để nếu vượt thì NSĐP sẽ được bố trí tăng chi trên số thu vượt, chi nhiều để cơ quan cấp trên cắt bớt là vừa hoặc một số cơ quan, đơn vị trình độ lập dự tốn cịn hạn chế để hướng dẫn và xét duyệt dự toán hợp lý.

2.7.3. Trong chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước:

Trong chấp hành dự toán chi ngân sách còn những bất cập sau:

- Sự phối hợp giữa cơ quan tài chính các cấp đối với trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hổ trợ, tạo điệu kiện cho ngân sách cấp dưới để chấp hành tốt dự tốn được duyệt theo các chỉ tiêu tài chính, KT- XH chưa tốt. Ngược lại, ngân sách cấp dưới chưa chấp hành tốt việc hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên; chưa thông tin kịp thời, đầy đủ cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành NSNN ở địa phương để cùng phối hợp giải quyết.

- Việc chi đầu tư XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả; tiêu cực, thất thoát trong đầu tư chưa được khắc phục tốt; chưa có mơ hình quản lý tốt đầu tư XDCB.

- Quản lý chi thường xuyên đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách vẫn phổ biến theo cơ chế cũ “xin cho” còn hơi nặng “Bao cấp” đã bộc lộ rất nhiều nhược điểm, bất cập như: Các đơn vị thiếu tự chủ về tài chính, bị động, điều chỉnh cho phù hơp với tình hình thực tế khó khăn, bị giám sát quá chặt chẽ khơng cần thiết, nặng về đối phó hình thức, dễ phát sinh tiêu cực, nặng về chủ quan hình thức trong quản lý và điều hành, kém hiệu quả….

- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý NSNN đối với đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng cịn có quan điểm, kết luận trái ngược nhau, nhất là giữa cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước ở địa phương, làm cho tình hình chấp hành chi NSNN ở địa phương khó khăn, phức tạp khơng cần thiết, kém hiệu quả hoặc gây “phiền hà”, nhũng nhiễu, “tiêu cực” đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách.

- Việc cụ thể hoá dự tốn NSNN được duyệt để chỉ đạo q trình thực hiện ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đối với cơ quan tài chính các cấp chưa thực sự khoa học, hợp lý. Điều này đôi khi dẫn đến việc phải điều chỉnh, thay đổi dự tốn trong q trình thực hiện theo luật định, dẫn đến bị động và phải xử lý tình huống khơng cần thiết.

- Quản lý chi theo ngành KT- XH cơ quan tài chính quản lý đơn vị dự tốn cấp II, III, IV ở địa phương ít quan tâm kiểm tra, dẫn đến tình trạng bng lỏng và sự thoát ly khỏi tầm quản lý, điều hành nghiệp vụ của ngành tài chính, cũng như việc quản lý tài chính đối với các ngành chủ quản ngồi ngành tài chính khơng thể chun sâu. Đồng thời, thủ tục cấp phát phải qua khâu trung gian là Sở chuyên ngành sẽ có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ, khơng kịp thời đáp ứng kinh phí cho hoạt động cho ngành.

- Quản lý chi theo từng đối tượng thụ hưởng ngân sách cũng còn những hạn

chế phải quan tâm khắc phục như: Trong cùng một hoạt động nghiệp vụ nhưng ở mỗi cấp chính quyền địa phương khác nhau lại quyết định chi những khoản kinh phí khác nhau, dẫn đến tình trạng khơng bảo đảm tính thống nhất trong quản lý chi tiêu ngân sách.

- Quản lý chi ngân sách theo chương trình mục tiêu vẫn cịn tồn tại tình trạng, cơ quan tài chính được ủy quyền thiếu quan tâm quản lý, vì cho rằng đó khơng phải tiền của ngân sách cấp mình.

- Việc kiểm sốt chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua khá tốt. Song cũng còn những vấn đề cần sớm giải quyết như: Việc kiểm sốt chi qua Kho bạc Nhà nước cịn q nặng về hình thức chứng từ, gây khó khăn, phiền hà cho các đơn vị khơng cần thiết, chưa phân biệt tính cơ bản, trọng yếu trong kiểm soát chi tiêu ngân sách, đơi khi cịn thiếu tính khách quan, bình đẳng đối với các đơn vị, giữa cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước đôi khi chưa nhất quán trong quản lý chi NSNN tại địa phương.

2.7.4. Trong quyết toán chi ngân sách.

- Quyết toán chi NSNN của từng cấp ngân sách cũng cịn nhiều hạn chế; trình độ, năng lực một bộ phận cơng chức tài chính kế tốn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Công tác theo dõi nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi chưa tốt, dẫn đến tình trạng chi sai nguồn khá phổ biến ở một số địa phương; cơng tác hạch tốn kế tốn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là tại các xã, thị trấn có cơng chức tài chính- kế tốn lớn tuổi.

- Thực hiện trình tự phê duyệt tổng quyết tốn chi NSĐP chưa thật sự quan tâm xem xét, phân tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu KT- XH của địa phương, tình hình thực hiện nghị quyết HĐND các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm có ích, phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi NSNN ở địa phương những năm tiếp sau.

2.7.5. Trong công tác thanh tra, kiểm tra:

- Công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán chi NSNN do cơ quan tài chính các cấp đảm nhận cịn nặng theo chỉ tiêu phân bổ dự toán cho các đơn vị và chế độ, tiêu chuẩn, định mức hướng dẫn có phần chung chung của cơ quan tài chính. Do vậy, việc kiểm tra từ khâu lập dự tốn cũng có

phần chủ quan, áp đặt, chưa quan tâm xem xét đúng mức dự toán của các đơn vị, nên dự toán được duyệt ở một số đơn vị chưa thật sự phù hợp, khả thi và hiệu quả.

- Việc thanh, kiểm tra quản lý “trong khi chi” ngân sách được cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước kiểm tra, xét duyệt một cách nghiêm ngặt theo dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành…. nhưng lại quá quan tâm đến tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, thiếu quan tâm đến hiệu quả chi tiêu NSNN.

- Việc thanh, kiểm tra “sau khi chi” quyết toán ngân sách do các cơ quan có chức năng thanh, kiểm tra theo luật định, thì mỗi cơ quan có kế hoạch riêng kiểm tra, thanh tra các đơn vị. Điều này làm cho nhiều đơn vị trong năm có quá nhiều cơ quan thanh, kiểm tra, mỗi cơ quan lại có nhiều kết luận thanh, kiểm khác nhau, thậm chí có nhiều kết luận trái ngược nhau. Vấn đề cịn tồn tại là đơi khi các cơ quan thanh, kiểm tra gây ách tắt công việc, phiền hà…. các đơn vị không cần thiết và sự phối hợp giữa các cơ quan thanh, kiểm tra cũng chưa tốt. Hiệu quả công tác thanh, kiểm tra chưa cao. Ngồi ra, cơng tác kiểm tra đánh giá khen thưởng cho các đơn vị quản lý chi NSNN chỉ dừng lại ở cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp, chưa quan tâm đến các cơ quan, đơn vị trực tiếp thụ hưởng ngân sách, sử dụng ngân sách tiết kiệm, đạt hiệu quả cao, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ….coi như đó là nghĩa vụ phải chấp hành của các cơ quan, đơn vị, nên thiếu tính động viên, khuyến khích và nhân rộng điển hình quản lý chi NSNN giỏi. Cơng tác xử lý vi phạm thì đặc biệt quan tâm chú trọng từ khâu thanh, kiểm tra xuất toán các chứng từ chưa hợp pháp, hợp lệ đến việc kiến nghị xử lý vi phạm hành chính, hình sự. Tuy nhiên, trong cơng tác xử lý vi phạm đôi khi chưa thật sự cơng tâm, minh bạch, bình đẳng. Trong xử lý vi phạm cịn chủ quan theo một số kết luận thanh, kiểm tra chưa chuẩn mực.

2.7.6. Nguyên nhân những bất cập:

- Nguyên nhân khách quan.

+ Do khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế thế giới và trong nước đã ảnh

hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đầu tư nguồn vốn của ngân sách cấp trên còn hạn chế chưa đáp ứng với

yêu cầu phát triển của địa phương; cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù dành cho địa phương đang triển khai nhiều dự án trọng điểm của tỉnh và Trung ương chưa xứng tầm, đặc biệt là dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; việc đầu tư về nông nghiệp hàng hóa chưa đủ mạnh để phát triển, trong khi đây là lợi thế của địa phương.

+ Thị trường, giá cả, thiên tai, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, khó lường,

làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của khu vực nơng nghiệp, trong khi khu vực này có tác động rất lớn đến đời sống của người nông dân, khu vực công nghiệp, dịch vụ và nguồn thu ngân sách của huyện.

+ Là huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, vị trí địa lý có lợi thế ở một số vùng ven QL1A và giáp ranh Thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên vùng bán sơn địa, vùng núi và vũng biển ngang cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giá trị tài nguyên thấp, đặc biệt về đất đai, đời sống nhân dân đang gặp nhiều khó khăn; dân số là tơn giáo chiếm 15% tổng dân số cả huyện nên tiềm ẩn nhiều tình huống nhạy cảm về an ninh, chính trị.

+ Nền kinh tế phát triển chậm, đãn đến thu ngân sách hàng năm đạt thấp,

không ổn định, phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp trên, đặc biệt là nguồn chi đầu tư phát triển.

+ Chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức, nhất là cấp

cơ sở cịn nhiều bất cập.

- Nguyên nhân chủ quan.

+ Vai trò lãnh đạo, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền

địa phương cấp huyện và cấp xã trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra.

+ Cơng tác dự báo tình hình chưa tốt, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chưa nghiêm; việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác tổ chức thực hiện các chủ trương chưa được quan tâm đúng mức.

chính có mặt chưa đáp ứng u cầu đề ra;

+ Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ công chức cấp huyện và cấp xã trong công tác tham mưu quản lý tài chính ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội.

+ Công tác xử lý vi phạm chưa thật sự cơng tâm, minh bạch, bình đẳng; cịn chủ quan.

+ Công tác thi đua khen thưởng chưa quan tâm đến các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ….coi như đó là nghĩa vụ phải chấp hành của các cơ quan, đơn vị, nên thiếu tính động viên, khuyến khích và nhân rộng điển hình quản lý chi NSNN giỏi.

Chƣơng 3. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH: 3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu chung:

- Trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, không ngừng tăng thu, thoả mãn nhu cầu chi để phát triển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thực sự là một trong những trung tâm kinh tế của của tỉnh Hà Tĩnh.

- Xác lập cơ cấu chi hợp lý, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh theo hướng CNH và HĐH.

- Tập trung đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng KT- XH, làm cơ sở cho phát triển kinh tế bền vững của huyện Thạch Hà và tỉnh Hà Tĩnh.

- Mở rộng dân chủ trong phân cấp quản lý thu, chi NSĐP nhằm phát huy tối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w