Tổ chức quản lý việc chấp hành chi ngân sách:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 70)

7. Kết cấu nội dung luận văn

2.4. Tổ chức quản lý việc chấp hành chi ngân sách:

2.4.1. Nhiệm vụ của chấp hành chi ngân sách nhà nước:

2.4.1.1. Quản lý chi NSNN giữa các cơ quan tài chính các cấp:

Căn cứ vào dự tốn được duyệt cho các cấp NSĐP cơ quan tài chính các cấp phải chủ động tổ chức và điều hành việc chấp hành dự tốn được duyệt của cấp mình quản lý, thực hiện các chỉ tiêu ngân sách được duyệt theo dự toán và nghị quyết của HĐND các cấp của các địa phương thông qua các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp trên và địa phương quy định hiện hành. Ngân sách cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đơn đốc, hổ trợ, tạo điệu kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới chấp hành tốt dự tốn đươc duyệt theo các chỉ tiêu tài chính, KT- XH đề ra. Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải đảm bảo phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin kịp thời, đầy đủ cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong q trình chấp hành NSNN ở địa phương để cùng phối hợp giải quyết. Điều này cơ quan tài chính các cấp ngân sách

ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng cần quan tâm nhiều hơn. Trong năm ngân sách có những nhiệm vụ chi mới phát sinh do yêu cầu của địa phương hoặc vì lý do đột xuất mất nguồn thu ngân sách các cấp thì cơ các quan tài chính địa phương sẽ xem xét, đề nghị, Sở Tài chính tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt chi bổ sung thêm cho ngân sách các cấp để cân đối và điều hòa thu chi ngân sách. Khi có những biến động lớn về thu, chi ngân sách các cấp cũng được điều chỉnh theo đúng trình tự pháp luật quy định. Ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, chấp hành

NSNN qua các năm nổi lên một vấn đề cần sớm giải quyết giữa cơ quan tài chính các cấp là: Một vài địa phương xảy ra hiện tượng toạ chi tiền thu thuế chưa đăng nộp, vay mượn các tổ chức, cá nhân bên ngoài để chi tiêu, chậm thanh toán, chi trả

cho các đối tượng thụ hưởng…. và chính quyền địa phương có những quy định chưa phù hợp với quy định pháp luật như: “ Thu ngân sách đến đâu thì mới được chi ngân sách đến đó”, “ khơng được quyết tốn chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách” …. Điều này góp phần xảy ra các hiện tượng trên, gây khó khăn trong việc

chấp hành nhiệm vụ chi NSNN ở địa phương, vì thực tế nhiệm vụ chi quý I hàng năm rất cao mà khả năng nguồn thu ngân sách quý I hàng năm lại thấp, vấn đề đặt ra là các cơ quan tài chính các cấp phải xử lý thiếu hụt tạm thời theo quy định của pháp luật thì mới mang lại hiệu quả trong quản lý NSNN ở địa phương.

2.4.1.2. Quản lý chi NSNN đối với các đơn vị dự toán, các tổ chức, cá nhân:

- Quản lý chi đầu tư phát triển:

Thưc trạng quản lý chi đầu tư phát triển ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh những năm gần đây được thực hiện khá tốt quy trình, thủ tục cấp phát đầu tư XDCB từ khâu quy hoạch, lập dự toán, xét duyệt dự tốn và hồ sơ có liên quan, phân bổ hạn mức, tạm ứng vốn, nghiệm thu quyết toán theo luật định. Song hiệu quả chi đầu tư phát triển chưa cao như mong muốn như: Việc đầu tư XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả; tiêu cực, thất thoát trong đầu tư chưa được khắc phục tốt; chưa có mơ hình quản lý tốt đầu tư XDCB.

- Quản lý chi thường xuyên:

Thực trạng quản lý chi thường xuyên ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua các năm đối với các đơn vị dự tốn, các tổ chức, cá nhân trong q trình chấp hành NSNN chưa có nhiều thay đổi về cơ chế quản lý, vẫn tồn tại cơ chế “xin cho” từ khâu lập dự toán được duyệt đến chấp hành dự toán được duyệt, đơn vị thụ hưởng ngân sách xây dựng dự tốn chi theo q, tháng, cơ quan tài chính xét duyệt cấp hạn mức kinh phí cho các đơn vị, các đơn vị rút sử dụng kinh phí và quyết tốn với cơ quan tài chính, thơng qua kiểm sốt, giám sát của kho bạc Nhà nước. Cơ chế quản lý này còn hơi nặng “Bao cấp” đã bộc lộ rất nhiều nhược điểm, bất cập như: Các đơn vị thiếu tự chủ về tài chính, bị động, điều chỉnh cho phù hơp với tình hình thực tế khó khăn, bị giám sát q chặt chẽ khơng cần thiết, nặng về đối phó hình thức, dễ phát sinh tiêu cực, nặng về chủ quan hình thức trong quản lý và điều hành, kém hiệu

quả…. Mặt khác, cơ chế quản lý nêu trên phải bám sát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong khi các cơ quan có thẩm quyền ban hành định chế tài chính, lại thiếu quan tâm rà sốt, xem xét các chế độ, tiêu chuẩn, định mức để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng rất phổ biến là hầu hết các chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá cũ kỹ, lạc hậu. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân thụ hưởng ngân sách muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chi đôi khi phải linh hoạt “hợp thức hoá, hợp pháp hoá” chứng từ thanh tốn, ví dụ như: Đi cơng tác một lượt, đóng dấu hai lượt để thanh tốn mới đủ tiền đi công tác; hội nghị tổ chức 50 khách mời, thanh toán theo danh sách đến hàng trăm người,...

2.4.1.3. Quản lý chi NSNN đối với các cơ quan nhà nước có liên quan:

Việc quản lý chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu do cơ quan tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước quản lý trực tiếp. Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước như: Cơ quan chủ quản, Thanh tra Nhà nước, Ủy ban kiểm tra Đảng, Cảnh sát điều tra . cũng tham gia quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Thực trạng quản lý chi NSNN đối với các cơ quan chức năng có liên quan ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua thực hiện khá tốt. Song cũng còn phải quan tâm phối hợp giữa các cơ quan cho tốt, tránh tình trạng các cơ quan chức năng quản lý có quan điểm, kết luận trái ngược nhau, nhất là giữa cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước ở địa phương, làm cho tình hình chấp hành chi NSNN ở địa phương khó khăn, phức tạp khơng cần thiết, kém hiệu quả hoặc gây "phiền hà", nhũng nhiễu, tiêu cực đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Điều này ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh vẫn xảy ra.

2.4.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN:

2.4.2.1. Tổ chức cụ thể hố kế hoạch chi NSNN chỉ đạo q trình thực hiện: Việc cụ thể hoá dự tốn NSNN được duyệt để chỉ đạo q trình thực hiện ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đối với cơ quan tài chính các cấp thực hiện theo tiến độ của năm báo cáo, từ đó xác định dự tốn chia ra quý, tháng, năm kế hoạch để chỉ đạo quá trình thực hiện. Đồng thời các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng căn cứ vào nhu cầu chi tiêu từng quý, tháng để xác định dự tốn xin kinh phí hoạt động, cơ

quan tài chính xem xét chấp nhận hoặc điều chỉnh dự toán của các đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước thực hiện giám sát, kiểm soát chi. Điều này đôi khi dẫn đến việc phải điều chỉnh, thay đổi dự tốn trong q trình thực hiện theo luật định, dẫn đến bị động và phải xử lý tình huống khơng cần thiết.

2.4.2.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí của NSNN:

Quản lý chi ngân sách ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua các hình thức cấp phát kinh phí các năm gần đây thực hiện khá tốt theo định chế, phối hợp khá nhịp nhàng giữa ba hình thức quản lý chi NSĐP:

- Quản lý chi theo ngành KT- XH (quản lý kinh phí hoạt động theo ngành dọc phù hợp theo phân cấp quản lý nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp theo luật định). Song, cũng còn những tồn tại cần phải quan tâm khắc phục là cơ quan tài chính quản lý đơn vị dự tốn cấp II, III, IV ở địa phương ít quan tâm kiểm tra, dẫn đến tình trạng bng lỏng và sự thốt ly khỏi tầm quản lý, điều hành nghiệp vụ của ngành tài chính, cũng như việc quản lý tài chính đối với các ngành chủ quản ngồi ngành tài chính khơng thể chun sâu. Việc kiểm tra, thanh tra theo ngành sẽ hạn chế, từ đó dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực, kém hiệu quả trong quản lý cấp phát kinh phí. Đồng thời, thủ tục cấp phát phải qua khâu trung gian là Sở chuyên ngành sẽ có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ, khơng kịp thời đáp ứng kinh phí cho hoạt động cho ngành.

- Quản lý chi theo từng đối tượng thụ hưởng ngân sách được cơ quan tài chính trực tiếp cấp phát kinh phí cho đơn vị thụ hưởng ngân sách (đơn vị dự toán cấp I) theo dự tốn được duyệt. Các đơn vị này có trách nhiệm quản lý sử dụng và thanh quyết tốn với cơ quan tài chính đồng cấp. Hình thức quản lý này khắc phục được những tồn tại của hình thức quản lý chi theo ngành KT- XH. Song, cũng còn những hạn chế phải quan tâm khắc phục là cùng một hoạt động nghiệp vụ nhưng ở mỗi cấp chính quyền địa phương khác nhau lại quyết định chi những khoản kinh phí khác nhau, dẫn đến tình trạng khơng bảo đảm tính thống nhất trong quản lý chi tiêu ngân sách.

- Quản lý chi ngân sách theo chương trình mục tiêu, nếu nguồn kinh phí thực hiện dự án hoặc chương trình mục tiêu thuộc ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đó thực hiện quản lý cấp phát và thanh quyết toán, nếu đơn vị thụ hưởng kinh phí chương trình mục tiêu thuộc ngân sách cấp dưới quản lý thì ngân sách cấp trên ủy quyền cho ngân sách cấp dưới quản lý cấp phát theo chương trình mục tiêu và dự án được duyệt, đồng thời chuyển số kinh phí ủy quyền cho cấp ngân sách dưới (được ủy quyền quản lý). Song, vẫn còn tồn tại là cơ quan tài chính được ủy quyền thiếu quan tâm quản lý (vì khơng phải tiền của ngân sách cấp mình).

Về các hình thức cấp phát ngân sách ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh như: Cấp phát "Hạn mức kinh phí", cấp phát "Lệnh chi tiền", cấp phát " XDCB", cấp phát "Kinh phí uỷ quyền" trong thời gian qua thực hiện khá tốt theo luật định.

Về các hình thức quản lý chi NSNN đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách

ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh như: "Thu đủ - Chi đủ", "Gán thu - Bù chi", "Ghi

thu - Ghi chi" trong thời gian qua được đánh giá là khá phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng đơn vị thụ hưởng ngân sách.

2.4.2.3. Kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà nước:

Việc kiểm soát chi NSNN ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua được thực hiện khá bài bản theo quy định của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính thay thế Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 về Quy định chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước; tồn bộ dự tốn chi NSNN được nhập vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS.

Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần sớm giải quyết như: Việc kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước cịn q nặng về hình thức chứng từ, gây khó khăn, phiền hà cho các đơn vị khơng cần thiết, chưa phân biệt tính cơ bản, trọng yếu trong kiểm sốt chi tiêu ngân sách, đơi khi cịn thiếu tính khách quan, bình đẳng đối với các

đơn vị, giữa cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nươc đơi khi chưa nhất quán trong quản lý chi NSNN tại địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w