7. Kết cấu nội dung luận văn
2.3. Tổ chức quản lý lập dự toán chi ngân sách nhà nước:
2.3.2. Trình tự xây dựng dự toán chi ngân sách của các cấp NSĐP:
Trong các bước của trình tự lập dự tốn chi NSNN, có một khâu rất quan trọng ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức là: Các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết cho từng loại hình đơn vị, lĩnh vực KT- XH. Điều này làm cho khâu các cơ quan, đơn vị dự toán và các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao,
gửi cơ quan quản lý cấp trên chưa thực sự sát hợp với tình hình thực tế chi NSNN năm kế hoạch của từng đơn vị, lĩnh vực KT- XH. Việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán chi NSNN ở địa phương phần lớn do Sở Tài chính kết hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư làm tham mưu, thông qua UBND trình HĐND quyết định dự toán và phương án phân bổ ngân sách và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Điều này mang tính tập trung, áp đặt và dễ rơi vào tình trạng chủ quan của cơ quan tham mưu. Nếu cơ quan tham mưu giỏi, sâu sát cơ sở thì việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự tốn chi Ngân sách nhà nước ở địa phương sẽ đạt hiệu quả tốt, ngược lại thì dự tốn chi NSNN ở địa phương sẽ có nhiều bất cập. Mặt khác, q trình lập dự tốn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, sự quan tâm của đại biểu HĐND địa phương, phần lớn thiếu chuyên môn về quản lý NSNN và các quyết sách mang tầm chiến lược. Việc cơ quan tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp dưới, trong trường hợp cần thiết báo cáo UBND cùng cấp yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự tốn ngân sách theo trình tự, thủ tục quy định cũng dễ rơi vào tình trạng chủ quan của cơ quan chuyên môn. Tất cả những vấn đề nêu trên, dẫn đến bất cập cho một số cơ quan, đơn vị, lĩnh vực KT- XH khi dự toán được duyệt chưa thực sự phù hợp.