Thực hiện các biện pháp tạo nguồn để tăng quỹ lương trả lương cho công chức

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở việt nam (Trang 147 - 149)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Những giải pháp hồn thiện chính sách tiền lương công chức cấp xã trong gia

4.2.4. Thực hiện các biện pháp tạo nguồn để tăng quỹ lương trả lương cho công chức

4.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Tăng nguồn ngân sách để trả lương cho cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng, từ đó tăng lương cho cơng chức cấp xã cao hơn mức sống trung bình của xã hội, từ đó kích thích tạo động lực lao động cho cơng chức cấp xã.

Hiện nay, việc tăng lương cho cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất đó là do Ngân sách nhà nước đang bị thâm hụt. Ngân sách nhà nước hạn hẹp dẫn đến việc điều chỉnh tiền lương của công chức thông qua điều chỉnh tiền lương cơ sở thường chậm và với mức tăng không nhiều (chỉ khoảng 5%), thấp hơn mức tăng của giá cả sinh hoạt, làm đời sống của cán bộ, công chức ngày càng khó khăn. Do đó, để tăng lương cho công chức cấp xã cao hơn mức sống trung bình của xã hội thì cần tìm các biện pháp tăng nguồn thu ngân sách, từ đó nguồn ngân sách chi cho lương sẽ tăng lên.

4.2.4.2. Nội dung giải pháp

Để tăng nguồn trả lương cho cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng thì Chính phủ cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm làm tăng GDP, tăng tỷ trọng thu ngân sách; tăng tỷ trọng ngân sách chi tiền lương cho công chức, khốn chi cơng, sử dụng đất đai hợp lý…

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cần pthực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng giá trị sản xuất như: (1) phải có chiến lược phát triển kinh tế của đất nước; (2) phải có chiến lược huy động và bố trí sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có thể, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế khác nhau; (3) phải có chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực và cơng nghệ; (4) phải có chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế, khai thác các lợi thế tương đối và tuyệt đối của đất nước, từng ngành, từng đơn vị; (5) phải có chính sách phân phối hợp lý, cho phép kết hợp hài hồ 3 loại lợi ích (lợi ích của người lao động, lợi

ích tập thể và lợi ích Nhà nước), tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất. Đồng thời, để tiết kiệm chi phí trung gian, cần có chú ý các điểm cơ bản là (1) phải có chiến lược đổi mới phát triển cơng nghệ, cho phép tiết kiệm chi phí; (2) phải có chiến lược về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sản xuất các sản phẩm tiết kiệm và giảm sản xuất các sản phẩm tốn nhiều chi phí trung gian; (3) phải có các chính sách khuyến khích tiết kiệm chi phí trung gian.

Để tăng tỷ trọng thu ngân sách trong GDP cần chú ý các điểm cơ bản sau: Thứ

nhất, nghiên cứu soạn thảo, ban hành và thường xuyên hoàn thiện các luật thuế một

cách hợp lý; Thứ hai, tổ chức thực thi các luật thuế một cách khoa học, chuyên nghiệp, đảm bảo vừa tận thu, chống thất thu thuế, vừa nuôi dưỡng phát triển được nguồn thu.

Thứ ba, phải xây dựng, ban hành và thực thi tốt các chính sách về tiền lương. Quy

định và thực hiện các chính sách về tiền lương liên quan đến đảm bảo lợi ích của người lao động và có ảnh hưởng đến các lợi ích khác, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu; Thứ tư, tiếp tục thực hiện chủ trương giao quyền và trách nhiệm cho các đơn vị; Thứ năm, tăng cường quản lý các nguồn thu để tăng nguồn ngân sách Nhà nước chi cho tiền lương công chức.

Để tăng nguồn ngân sách Nhà nước chi cho tiền lương công chức, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường quản lý và cải tiến cơ cấu chi tiêu của ngân sách Nhà nước để tăng nguồn ngân sách Nhà nớc chi cho tiền lương; Thứ hai, vận dụng các nguyên tắc phân tổ theo khu vực thể chế nhằm giảm chi các khoản, về bản chất không lấy từ ngân sách Nhà nước; Thứ ba, tiếp tục thực hiện kiên quyết và triệt để việc tập trung vào quỹ tiền lương trong ngân sách nhà nước mọi nguồn thu riêng, có đ- ược mà lâu nay các cơ quan, các tổ chức, các bộ phận thuộc khu vực hành chính sử dụng để phân phối hay chi tiêu nội bộ; Thứ tư, tiếp tục thực hiện kiên quyết và triệt để việc chuyển vào quỹ tiền lương trong ngân sách Nhà nước phần ngân sách trước đây được chi dùng để đảm bảo trả lương dưới hình thức hiện vật và những khoản bao cấp khác cho đội ngũ công chức; Thứ năm, cải cách cơ cấu chi tiêu của ngân sách nhà n- ước theo hướng: giành phần chi tiêu thoả đáng cho việc trả lương và coi việc chi trả l- ương là đầu tư cho con người cũng giống như chi cho các khoản đầu tư khác.

4.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Củng cố quyết tâm chính trị lớn của tồn Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong việc tìm các biện pháp tạo nguồn để tăng lương cho cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng, coi đó là sự đầu tư cấp bách và hiệu quả cho sự phát triển của toàn xã hội.

Thực hiện điều chỉnh ngân sách nhà nước chi lương cho công chức và viên chức theo hướng tăng tỷ trọng ngân sách chi cho lương công chức các cấp, giảm dần tỷ trọng ngân sách chi cho lương viên chức trong các đơn vị sự nghiệp và tiến tới giao các đơn vị sự nghiệp tự chủ hồn tồn về tài chính. Vì vậy, cần chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp sang cơ chế tự chủ, khuyến khích các đơn vị có đủ điều kiện chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, tự đảm bảo chi lương cho viên chức trong đơn vị, dành phần ngân sách để cải cách tiền lương cho khu vực hành chính.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở việt nam (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)