Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở việt nam (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã

3.2.1. Số lượng công chức cấp xã

Tổng số cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và số lượng cơng chức cấp xã được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Số lượng công chức cấp xã giai đoạn từ năm 2003 – 2020

Đơn vị: Người Số lượng 2003 2010 2016 2018 2020 Tổng số CBCCVC 1.530.000 2.251.000 2.800.000 2.742.310 2.025.551 CBCC cấp xã 250.000 253.700 256.608 251.321 184.141 Công chức cấp xã 101.000 106.000 111.496 109.198 92.071

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của Bộ Nội Vụ)

Số liệu bảng 3.1 cho thấy, tổng số cán bộ, công chức, viên chức tăng nhanh qua các năm. Việc tăng số lượng cán bộ, công chức, viên chức như trên là do các

nguyên nhân sau: (i) Do bổ sung chức năng nhiệm vụ, thành lập mới tổ chức để tăng cường quản lý nhà nước ở một số ngành, lĩnh vực và chia tách đơn vị hành chính. (ii) Việc thành lập mới và nâng cấp các đơn vị sự nghiệp công đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng là một nguyên nhân làm tăng số lượng cán bộ, công chức, viên chức trong những năm qua. (iii) Ngoài ra, việc quản lý biên chế chưa chặt chẽ cũng làm tăng số lượng cán bộ, công chức viên trong trong thời gian qua.

Số liệu bảng cũng cho thấy, số lượng công chức cấp xã cũng tăng lên khá cao trong giai đoạn từ 2003 – 2016. Cụ thể, năm 2003 số lượng công chức cấp xã chỉ là 101.000 người thì đến năm 2016 số lượng công chức cấp xã tăng lên là 111.496 người (tăng 10.496 người). Nguyên nhân là do chia tách xã và tăng số lượng biên chế của một số xã. Tuy nhiên, số lượng cơng chức cấp xã có xu hướng giảm trong những năm gần đây (giảm từ 109.198 năm 2018 xuống còn 92.071 công chức xã năm 2020).

3.2.2. Chất lượng công chức cấp xã

Về chất lượng đội ngũ cán bộ - cơng chức nói chung và chất lượng cơng chức cấp xã nói riêng thể hiện ở trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu tuổi v.v… Đây là những chỉ số cụ thể đánh giá chất lượng đội ngũ công chức nước ta.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, năm 2020, cho thấy:

* Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

Về số lượng, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, cả nước có 184.141 người. Trong đó, số cán bộ người dân tộc thiểu số là 34986 người (chiếm 19%); số cán bộ nữ là 31.672 người (chiếm 17,2%).

- Về trình độ chun mơn, số cán bộ chưa qua đào tạo có 57083 người (chiếm 31%); số có trình độ sơ cấp là 11969 người (chiếm 6,5%); trung cấp là 66.659 người (chiếm 36,2%); cao đẳng là 7.733 người (chiếm 4,20%) và đại học là 40.787 người (chiếm 22,15%).

- Về trình độ lý luận chính trị, số chưa qua đào tạo là 31.303 người (chiếm 17%); số có trình độ sơ cấp là 29462 người (chiếm 16%); trung cấp 114161người (chiếm 62%) và cao cấp là 8838 người (chiếm 4,8%).

Như vậy, số liệu trên cho thấy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã nhìn chung thấp hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chun môn, nghiệp vụ tốt nghiệp trung cấp chiếm đại đa số (cán bộ chiếm tỉ lệ là 36,13%; cơng chức chiếm tỉ lệ là 59,42%). Đó là thống kê trên văn bằng, chứng chỉ còn trong thực tế, khơng ít cán bộ, công chức cấp xã chỉ ở trình độ "cầm tay chỉ việc", nên khi tham mưu trong quản lý nhà nước và giải quyết các thủ tục hành chính cịn nhiều lúng túng, dẫn đến sai phạm gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân. Chăn nuôi, trồng trọt là cơng việc chính ở nông thôn nhưng nhiều người trong đội ngũ này không am hiểu về kỹ thuật nông nghiệp không tham mưu được cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Với trình độ chun mơn, nghiệp vụ và lý luận chính trị như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đang gặp phải những thách thức lớn trước đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay. Nguyên nhân của thực trạng này là do phần lớn công chức cấp xã xuất thân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn gặp rất nhiều khó khăn. Đây là thách thức rất lớn trong việc phát triển chính quyền cấp cơ sở, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)