Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam trong quá trình đổi mới chính sách

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở việt nam (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam trong quá trình đổi mới chính sách

3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam trong quá trình đổi mới chính sách tiền lương tiền lương

Cho đến nay, Việt Nam đã trải qua 3 lần cải cách tiền lương lớn (1985, 1993 và 2004), ba lần cải cách này gắn với ba giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Điều này, cho thấy, bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ ảnh hưởng rất lớn đến đổi mới chính sách tiền lương. Do đó, để phân tích sâu về chính sách tiền lương nói chung và chính sách tiền lương cơng chức cấp xã qua các thời kỳ, cần nhìn lại bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển tương ứng:

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hơi Việt Nam giai đoạn trước năm 1986

Nhìn tổng thể bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn trước năm 1986 cho thấy, đây là giai đoạn nước ta đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trong thời gian này, nhiều nghị quyết của Đảng đã được đưa ra để tháo gỡ như nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 (3/1982); nghị quyết hội nghị TW lần thứ nhất (9/1982) lần thứ 3 (12/1982, thứ 4 (6/1983) thứ 5 (12/1983). Trong lĩnh vực tiền lương, điển hình là nghị quyết của Hội nghị TW 8 (6/1985) đã quyết định một cuộc cải cách lớn về giá – lương – tiền với nội dung chủ yếu là: tính đủ chi phí hợp lý vào sản xuất; thực hiện cơ chế một giá; đảm bảo tiền lương thực tế cho người làm công ăn lương; xác lập quyền tự chủ về tài chính của các cơ sở kinh tế. Trong giai đoạn này, tiền lương bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố chiến tranh và cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Do chi ngân sách tăng vọt song thu ngân sách lại tăng rất ít vì giá vật tư lại khơng tăng bao nhiêu so với thị trường, do đó chính phủ phải cho in tiền với khối lượng lớn hơn rất nhiều so với kế hoạch. Điều ấy dẫn đến một hệ lụy nguy hiểm là lạm phát bùng nổ và leo thang nhanh chóng tạo ra một vịng xốy về giá, lương, tiền theo hướng bất lợi đe dọa nhấn chìm nền kinh tế: tiền phát hành nhiều song vẫn không đủ (chỉ số giá bán lẻ năm 1986 tăng 587,2% so với 1985), lương của người lao động nói chung hầu như khơng có (tiền lương thực tế chỉ còn khoảng 30% so với 1985), vật tư hàng hóa khơng có, sản xuất nơng nghiệp sa sút, đầu tư cho cho công nghiệp giảm thấp.

Với sự ra đời của Nghị định 235/ HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân viên chức và các lực lượng vũ trang đã đánh dấu một sự thay đổi lớn về chính sách tiền lương nói chung (tất cả các cấp). Tuy nhiên, cải cách tiền lương đợt này chủ yếu hướng tới đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trở lên và lực lượng vũ trang. Đối với cán bộ, công chức cấp xã, do khó khăn về tài chính, trong giai đoạn này đội ngũ cán bộ công chức cấp xã chỉ được hưởng mức sinh hoạt phí hàng tháng nên đời sống của cán bộ, cơng chức cấp xã gặp rất nhiều khó khăn.

3.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 – 1993

Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh tế. Đường lối đổi mới của Đảng đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ.

Song song với đổi mới trong cơ chế quản lý nền kinh tế, quá trình CNH, HĐH được Đảng ta nhấn mạnh và mang sắc thái riêng của nền KTTT. Về mặt kinh tế, giai đoạn này nước ta có những bước phát triển đáng khích lệ, đã tập tập trung được sức mạnh của toàn dân tộc, tâp trung được mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nên tạo ra được những bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, giai đoạn này nền kinh tế vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và bất ổn, đời sống người lao động nói chung và cán bộ, cơng chức nhìn chung cịn thấp.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đó, Tháng 9/1987, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 147/HĐBT ngày 22/9/1987 về tiền lương và đời sống công nhân viên chức, các lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách xã hội. Đến năm năm 1993, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khố IX, Chính phủ đã báo cáo phương hướng giải quyết chế độ tiền lương và đời sống trong năm 1993 và được Quốc hội thơng qua. Đề án về tiền lương do Chính phủ trình với một số nội dung: Điều chỉnh mức lương tối thiểu; ban hành hệ thống thang, bảng lương cho các khu vực hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang; ban hành mới một số loại phụ cấp và điều chỉnh một số loại phụ cấp đã có đối với cán bộ, cơng chức khu vực hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

3.1.3. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 1993 – 2004

Giai đoạn 1993 đến 1996 nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng từ năm 1997, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu á 1997 - 1999 nên tốc độ tăng trưởng giảm dần (năm 1999 chỉ còn 4,9%). Từ năm 2000 tốc độ phát triển kinh tế bắt đầu tăng, các năm sau đều tăng hơn năm trước, bình quân trên 7% (GDP năm 2001: 6,9%; 2002: 7,08%; 2003: 7,43%; 2004: 7,8%). Kinh tế vĩ mô tương đối ồn định, các mối quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế dần được cải thiện. Về giá cả tiêu dùng tuy có tăng, riêng năm 2004 tăng 9,5% nhưng không gây sáo trộn lớn trên thị trường…

Trước tình hình nói trên, để tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương, ngày 4/11/2003 Quốc hội khoá XI ra Nghị quyết số 17/2003/QH11 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2004 và ngày 16/11/2003 Quốc Hội khoá XI ra Nghị quyết số 19/2003/QH 11 về nhiệm vụ năm 2004. Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội Chính phủ đã trình Thường vụ Quốc hội về chế độ tiền lương năm 2004 đối với các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước và thực hiện từ 1/10/2000.

Nội dung cơ bản của của chế độ tiền lương tháng 10/2004 gồm các nội dung sau: - Điều chỉnh mức lương tối thiểu theo Nghị định số 203/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 (290000 đ/tháng)

- Điều chỉnh quan theo hướng tăng khoảng giãn cách: Tối thiểu - Tối đa 1 - 13 - Điều chỉnh lại hệ số tiền lương các bậc lương trong các thang lương, bảng lương của các ngạch theo bội số mới

- Điều chỉnh lại phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chế độ phụ cấp lương.

3.1.4. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay

Đây là giai đoạn nước ta có được thuận lợi rất cơ bản là những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 20 năm đổi mới. Nhờ đó, mà KT- XH có sự phát triển mạnh so với những giai đoạn trước đó. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và

thuỷ sản. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài phát triển ở mức cao. Đời sống của cán bộ, viên chức và người hưởng lương đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng lương theo các Nghị định của Chính phủ. Đời sống đại đa số người dân ổn định và từng bước được cải thiện do sản xuất phát triển và giá nhiều loại nông sản, thực phẩm tăng. Bước vào năm 2007, thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể. Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, một số năm gần đây kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức do khủng hoảng kinh tế thế giới. Nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả SXKD và sức cạnh tranh thấp trong khi yêu cầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng khẩn trương và sâu rộng hơn. Đây là những thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta, đỏi hỏi phải thay đổi tư duy, cách thức quản lý kinh tế - xã hội, kể cả chính sách tiền lương cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)