Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách tiền lương cơng chức

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở việt nam (Trang 103)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách tiền lương cơng chức

chức cấp xã trong thời gian qua

3.4.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về tiền lương

Quan điểm của Đảng và Nhà nước là điều kiện tiên quyết cho sự thành bại của chính sách phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong đó có chính sách tiền lương cơng chức. Kết quả của chính sách tiền lương hiện nay, trước hết thể hiện quan điểm của Đảng và nhà nước ta về tiền lương và bản chất tiền lương trong các thời kỳ phát triển của đất nước.

Với lần cải cách tiền lương năm 2004, vượt qua quan điểm tiền lương phải đủ đảm bảo tái sản xuất sức lao động, Đảng và nhà nước ta coi tiền lương là một khoản đầu tư vào vốn con người, đầu tư cho sự phát triển. Với quan niệm này, bản chất kinh tế của tiền lương đã được thay đổi về bản chất.

Như vậy, có thể nói rằng về quan điểm của Đảng đã ngày càng tiệm cận gần tới bản chất thực thụ của tiền lương và bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Những quan điểm đó là kim chỉ nam, là nền tảng trong thiết kế và thực thi chính sách tiền lương ở Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua.

Với quan điểm tiền lương là khoản đầu tư vào vốn con người, đầu tư cho sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã có sự điều chỉnh tiền lương thường xuyên hàng năm thông qua điều chỉnh tiền lương cơ sở, điều chỉnh chế độ chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng trong từng thời kỳ. Đối với công chức cấp xã, Đảng và Nhà nước nhận thấy vai trị của cơng chức cấp xã rất lớn trong việc đưa chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước đến người dân ở các địa phương, có vai trị trực tiếp trong việc xây dựng và phát triển chính quyền cơ sở nên đã có sự điều chính chính sách tiền lương cho cơng chức cấp xã theo hướng tích cực, từ chỗ cơng chức cấp xã chỉ được hưởng phụ cấp sinh hoạt phí sang trả lương cho cơng chức cấp xã theo ngạch bậc như công chức cấp huyện, trung ương,…

Để quản lý đội ngũ cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng, mỗi nước sẽ xây dựng hành lang pháp lý để việc quản lý được hiệu quả. Đối với Việt Nam, việc quản lý đội ngũ công chức cấp xã được quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2019), Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/04/2019. Trong đó, Luật cán bộ, công chức quy định rõ về các chức danh công chức cấp xã, quyền và nghĩa vụ của công chức cấp xã, quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, đánh giá, phân loại công chức cấp xã. Cụ thể như sau:

Điều 61. Chức vụ, chức danh cán bộ, cơng chức cấp xã

3. Cơng chức cấp xã có các chức danh sau đây: a) Trưởng Công an;

b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phòng - thống kê;

d) Địa chính - xây dựng - đơ thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã);

đ) Tài chính - kế tốn; e) Tư pháp - hộ tịch; g) Văn hóa - xã hội.

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.

4. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

5. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương, Chính phủ quy định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Điều 62. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã

1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.

2. Cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này, được miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu khơng được chuyển thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thơi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được điều

động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí cơng tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể khoản này.

Điều 63. Bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

1. Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, điều lệ của tổ chức có liên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. 2. Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyển dụng thơng qua xét tuyển. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ.

3. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ, công chức. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 64. Đánh giá, phân loại, xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã

Việc đánh giá, phân loại, xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo quy định tương ứng của Luật này đối với cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật, điều lệ có liên quan.

Hộp 3.1. Trích quy định của Luật cơng chức đối với công chức cấp xã

Về xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã thì được quy định cụ thể trong Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 cụ thể như sau:

Điều 4. Số lượng cán bộ công chức cấp xã

1. Số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã; cụ thể như sau:

a) Cấp xã loại 1: không quá 25 người; b) Cấp xã loại 2: Không quá 23 người;

c) Cấp xã loại 3: không quá 21 người

Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;

2. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã

Hộp 3.2. Trích quy định số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã của Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009

Đến năm 2019, chính phủ ban hành Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/04/2019 sửa đổi, bổ sung một quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, số lượng công chức được xác định theo từng xã được điều chỉnh như sau: (Sửa đổi điều 4, Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009):

a) Cấp xã loại 1: không quá 23 người; b) Cấp xã loại 2: Không quá 21 người; c) Cấp xã loại 3: không quá 19 người

Bên cạnh những quy định về quản lý số lượng, chức danh công chức cấp xã, nhà nước cịn ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định rõ nhiệm vụ, quền hạn và cơ cấu tổ chức của của chính quyền các cấp, trong đó có cấp xã. Ngoài các quy định về Luật, nghị định nêu trên, các địa phương còn xây dựng quy chế làm việc cụ thể đối với UBND cấp xã về nguyên tắc làm việc, trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc, quan hệ công tác, quản lý và ban hành văn bản,…

Như vậy, để quản lý cán bộ công chức cấp xã, nước ta quy định rất rõ bằng các Luật, các nghị định và các quy chế làm việc cụ thể ở các địa phương. Trong đó, nhà nước đã quy định rất rõ viêc xác định số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã, phụ thuộc vào quy mơ dân số của từng xã. Trong đó, những xã có quy mơ dân số càng lớn thì số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã được xác định càng nhiều. Việc quy định chặt chẽ về cơ cấu, chức danh, số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã có tác động lớn đến số lượng công chức cấp xã, tránh tình trạng phình to biên chế công chức cấp xã làm tăng quỹ lương từ ngân sách trả cho công chức cấp xã. Bên cạnh đó, việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cũng như nguyên tắc làm việc của của chính quyền cấp xã, quy định cụ thể về đánh giá phân loại công chức

sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc, làm căn cứ để trả lương cho công chức cấp xã.

3.4.3. Khả năng tài chính quốc gia

Kết quả của đường lối phát triển kinh tế đã đưa lại thay đổi cơ bản: giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động: các thành phần kinh tế ra đời theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh: trong 5 năm 1991-1995 tăng bình quân 8,5%, 1996 tăng 9,5%, 1997 là 9%, do khủng hoảng tài chính năm 1998 tốc độ tăng trưởng chậm lại cịn khoảng 5-6% sau đó lại tiếp tục tăng lên 7-8%. Giai đoạn: 2006-2010: 7,01%; 2011-2015: 5,9%; 2016-2019: 6,8%).

Bảng 3.6. Mức độ tăng trưởng của GDP và thu chi ngân sách

Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 2016-2019

2016 2017 2018 2019 1. Tốc độ tăng GDP

so với năm trước % 6,2 6,8 7,1 7,0

2.Tổng thu NS 1000 tỷ 1014.5 1212.18 1319.2 1411.3

3. Tổng chi NS 1000 tỷ 1273.2 1390.48 1523.2 1633.3

Bội chi NS 1000 tỷ 254 178.3 204 222

a/ Chi Đầu tư PT 1000 tỷ %

254.95 357.15 399.7 429.3

% so tổng chi NS 20.02 25.69 26.24 26.28

b/ Chi thường xuyên 1000 tỷ % 824 896.28 940.75 999.47 % so tổng chi NS 64.72 64.46 61.76 61.19 4.Tổng quỹ lương và trợ cấp từ NS 1000 tỷ 351.02 418.2 445.89 472.79 % so tổng thu NS % 34.6 34.5 33.8 33.5 % so tổng chi NS % 27.57 30.08 29.27 28.95 % so chi thường xuyên % 42.60 46.66 47.40 47.30

(Nguồn: Tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước qua các năm)

Giai đoạn 2016 – 2019, tốc độ tăng GDP bình quân là 6,8%, xét theo từng năm thì xu hướng GDP tăng dần từ năm 2016 - 2019

Xét các khoản chi NS cho thấy tình hình là năm nào cũng bội chi NS, thấp nhất là 2017 là 178,3 (1000 tỷ đồng). Cao nhất là 2016 là 254 (100 tỷ đồng). Tỷ lệ dành cho chi thường xuyên có xu hướng giảm đi: năm 2016 là 64.72% (824 nghìn

tỷ đồng), tỷ lệ chi thường xuyên năm so với tổng chi NS đến năm 2019 chỉ cịn 61.19% (999.47 nghìn tỷ đồng)

Xem xét chi cho tiền lương và trợ cấp từ NS cho thấy đều tăng qua các năm: năm 2016 chiếm 27.57% tổng chi NS và 42,6% so chi thường xuyên đến năm 2019 là 28.95% so tổng chi NS và 47.3% so với chi thường xuyên.

Từ số liệu trong bảng, cho thấy hàng năm tỷ lệ dành là nguồn tiền lương đều tăng lên đều dặn, bất chấp những khó khăn về kinh tế.

Từ sự phân tích trên cho thấy, mặc dù tăng trưởng kinh tế cao, làm cơ sở cho việc tăng lương. (theo tính tốn của đề tài, cứ tăng 1% GDP tiền lương tối thiểu tăng khoảng 2%), tỷ lệ thu ngân sách tăng lên, cơ cấu chi được cải thiện theo hướng tăng cho thường xuyên. Song đối tượng hưởng tiền lương từ ngân sách nhà nước quá lớn nên dẫn đến mức tăng tiền lương cơng chức nói chung và đặc biệt là cơng chức cấp xã là rất thấp.

Như vậy, với khả năng tài chính “eo hẹp” cùng với việc gia tăng số lượng công chức cấp xã nhanh nên việc trả lương cho công chức cấp xã gặp nhiều khó khăn, mức độ tăng lương của công chức cấp xã hàng năm rất thấp, thấp hơn so với tốc độ tăng của giá cả, làm ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của công chức

3.4.4. Cải cách hành chính

Ngày 8 tháng 11 năm 2011, chính phủ ban hành Nghị quyết số 30c/NQ – CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính cơng giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, giai đoạn 2011 – 2020 tập trung vào (i) cải cách thể chế; (ii) Cải cách thủ tục hành chính; (iii) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; (iv) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức; (v) Cải cách tài chính cơng; (vi) Hiện đại hóa hành chính và thu được một số kết quả:

* Cải cách thể chế

Kết quả đạt được: Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật: Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật: Các bộ luật, luật,… được sửa đổi phù hợp với bối cảnh mới (hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường,…). Thể chế của nền hành chính, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân được hoàn thiện, củng cố và được trển khai có hiệu quả trên thực tế. Nền hành chính đã có bước chuyển biến theo hướng dẫn chủ, phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, trách nhiệm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân, xã hội và sự phát triển đất nước.

* Về cải cách bộ máy nhà nước

- Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước từ TW đến địa phương. Một sự thay đổi có tính chất quyết định đến bộ máy nhà nước là chuyển từ chức năng quản lý kinh tế sang quản lý nhà nước về kinh tế.

- Sắp xếp, tinh giản bộ máy nhà nước. Trong đợt cải cách hành chính đầu tiên, chúng ta đã giảm các đầu mối trong tổ chức Chính phủ từ 76 xuống còn 48 đầu mối (giảm được 28 đầu mối). Các đơn vị bên trong các bộ ban ngành giảm được 38 tổ chức vụ, ban và tương đương.. Ở địa phương giảm được các sở và các và các tổ chức tương ứng trong các cơ quan trung ương.

* Cải cách thủ tục hành chính:

- Kết quả đạt được đầu tiên và quan trọng nhất là các thủ tục hành chính được cải cách theo hướng phục vụ nhân dân, xóa bỏ dần các thủ tục gây phiền hà cho nhân dân. Tính đến hết tháng 12/2016, đã đơn giản hóa 4.527/4.723 thủ tục hành chính do Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết chuyên đề, đạt 95,8%... Kế đó là, sự thay đổi căn bản về tư duy quản lý hành chính nhà nước là xóa bỏ nhiều thủ tục, nội dung kiểm sốt khơng hợp lý, đề cao tính tự chủ, ý thức chịu trách nhiệm trước pháp luật của công dân và doanh nghiệp, thể hiện sự tin tưởng của nhà nước về sự làm ăn chân chính của họ. Kết quả qua trọng thứ ba là, phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan quản lý cấp TW và địa phương, nhiều quyền ở TW được phân cấp cho các cơ quan địa phương để phát huy tính độc lập sáng tạo trong điều kiện cụ thể của từng địa phương, do đó tăng những nhiệm vụ quản lý giám sát ở cấp vĩ mô cho các cơ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở việt nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)