CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Giáo trình, tạp chí, luận văn, thơng tin trên internet về tài sản tại doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp;
- Hệ thống các Báo cáo tài chính khi kết thúc năm tài chính của Cơng ty cổ phần quốc tế Sao Việt (từ năm 2013 đến năm 2015), các báo cáo thƣờng niên, các dữ liệu khác liên quan đến Cơng ty nhƣ lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh,...
- Hệ thống các báo cáo tài chính của cơng ty cổ phần Tập đồn Thiên Quang và cơng ty cổ phần Sản xuất – xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ giai đoạn 2013 – 2015.
- Trang thơng tin điện tử chính thức của Cơng ty cổ phần quốc tế Sao Việt, công ty cổ phần Tập đồn Thiên Quang và cơng ty cổ phần Sản xuất – XNK Inox Kim Vĩ.
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Bước 1: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm từ 2013 - 2015.
Áp dụng phƣơng pháp phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc các bảng báo cáo tài chính.
- Phân tích theo chiều ngang:
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động về lƣợng và tỷ lệ của một khoản mục nào đó qua thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát biến động của các chỉ tiêu về tài sản từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá tác giả sẽ liên kết các thông tin để chỉ ra khả năng tiềm tàng và rủi ro. Những khoản mục có biến động tác giả sẽ tập trung phân tích xác định nguyên nhân.
- Phân tích theo chiều dọc:
Từng khoản mục trên các báo cáo sẽ đƣợc thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục đƣợc chọn là gốc có tỷ lệ 100%. Tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối phân tích theo chiều dọc để đƣa các dữ liệu về một điều kiện so sánh. Phƣơng pháp này giúp tác giả dễ dàng thấy đƣợc kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể, đồng thời quan sát biến động của từng chỉ tiêu.
Bước 2: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệ.
Áp dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối, tuyệt đối nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa các năm từ 2013 – 2105.
- So sánh số tuyệt đối: Xác định chênh lệch giữa giá trị của chỉ tiêu năm 2015
với năm 2014, và 2014 với 2013. Phần chênh lệch cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế.
D2014-2015 = Y2015 – Y2014 D2013-2014 = Y2014 – Y2013
- So sánh số tương đối: Xác định số % tăng (giảm) giữa năm 2015 với năm
2014 và 2014 với 2013. Kết quả cho biết tốc độ phát triển, kết cấu, hay mức phổ biển của chỉ tiêu kinh tế.
- Khi tiến hành so sánh, cần phải chú ý những điều kiện sau:
+Các chỉ tiêu kinh tế phải đƣợc thống nhất về nội dung phản ánh và phƣơng pháp tính.
+Các chỉ tiêu kinh tế phải đƣợc hình thành trong cùng một khoảng thời gian nhƣ nhau.
+ Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lƣờng.
Áp dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn qua các năm để phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản và giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp.
Bước 3: Đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế mà doanh nghiệp đang gặp
Áp dụng phƣơng pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm từ 2013 -2015 và dựa vào những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp, tác giả sẽ đƣa ra kết luận chung về hoạt động sử dụng tài sản tại doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích, tác giả sẽ chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế của doanh nghiệp, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SAO VIỆT