Đánh giá thực trạng việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75 - 79)

d. Tính thanh khoản của tài sản

2.4.1 Đánh giá thực trạng việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

Xem xét q trình tăng vốn của cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát ta thấy, số lần thực hiện huy động vốn thông qua phát hành ra công chúng là tƣơng đối khiêm tốn, việc phát hành chủ yếu thực hiện thông qua phát hành riêng lẻ và thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Biểu đồ 2.3: Q trình tăng vốn điều lệ của CTCP tập đồn Hòa Phát từ năm 2007–2010

Năm 2007 số vốn huy động đƣợc từ phát hành cổ phiếu là 220 tỷ đồng với lƣợng vốn này công ty chủ yếu chỉ tập trung vào mở rộng sản xuất kinh doanh. Lƣợng vốn huy động này là khiêm tốn.

Năm 2008 số vốn huy động đƣợc là 644 tỷ đồng công ty tiến hành đầu tƣ cho các dự án: một phần đầu tƣ cho giai đoạn 1 khu liên hiệp gang thép Hịa Phát, một phần góp vốn vào cơng ty cổ phần năng lƣợng Hiệp Sơn.

Năm 2010 số vốn huy động đƣợc 1.215 tỷ khá hơn so với các năm trƣớc, với số vốn huy động đƣợc ngồi việc đầu tƣ cho sản xuất cơng nghiệp. Công ty dùng chủ yếu nguồn vốn huy động đƣợc để đầu tƣ vào 2 lình vực chính là khai thác khống sản và năng lƣợng mục đích chính nhằm giảm giá thành sản phẩm cho sản xuất cơng nghiệp của Hồ Phát. Các mỏ quặng mà Hoà Phát khai thác nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất thép. Bên cạnh khai thác nguyên liệu cho sản xuất thép Hoà Phát cũng đang rất chú trọng vào ngành năng lƣợng, xây dựng các lò luyện cốc để phục vụ cho quá trình luyện gang.

Tuy lƣợng vốn huy động đƣợc từ phát hành cổ phiếu của công ty là khá khiêm tốn nhƣng trong thời điểm kinh tế khó khăn một CTCP làm đƣợc điều đó cũng khơng nhiều. Sau đây ta phân tích những điểm thuận lợi và khó khăn đối với việc huy động vốn bằng cổ phiếu của công ty.

Xét cơ cấu cổ đơng hiện tại của cơng ty Hồ Phát thì hiện sở hữu của các thành viên trong ban lãnh đạo công ty chiếm gần 40%, sở hữu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 36,3% và sở hữu của các đối tƣợng khác khoảng 23,7%. (Nguồn stox.vn). Đây có thể coi là tỷ lệ lý tƣởng và cho thấy mức độ quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với cơng ty là khá lớn. Chính điều này càng gia tăng thêm uy tín của cơng ty trên thị trƣờng và tác động tích cực tới thị giá cổ phiếu của cơng ty.

Với lợi thế này, việc huy động vốn thông qua TTCK đối với công ty tƣơng đối thuận lợi, tuy nhiên do số lƣợng cổ phiếu niêm yết của công ty tƣơng đối lớn, do vậy việc phát hành thêm sẽ tác động phần nào tới hiệu ứng pha loãng thị giá cổ phiếu. Hơn thế nữa, trong điều kiện TTCK vẫn còn hạn chế về phƣơng thức giao dịch cũng nhƣ công cụ hỗ trợ nhà đầu tƣ, từ đó làm cho tính thanh khoản của thị trƣờng vẫn chƣa đƣợc cải thiện nhiều cũng là một yếu tố gây cản trở cho việc huy động vốn của công ty trên thị trƣờng này. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chƣa thoát khỏi cuộc khủng hoảng và đang trong giai đoạn từng bƣớc phục hồi thì nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hƣởng, đặc biệt khi mà việc tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong 3 năm trở lại đây chủ yếu là nhờ tốc độ tăng trƣởng của ngành xây dựng và bất động sản đã tạo ra mức tăng quá nóng và phần nào làm ảnh hƣởng tới dòng vốn định hƣớng cho các ngành khác của nền kinh tế khi mà có mức sinh lời thấp hơn.

Trong điều kiện nhƣ vây, các doanh nghiệp của nền kinh tế phải đƣơng đầu với thách thức của bài toán huy động vốn cho kế hoạch sản xuất của mình đặc biệt là kế hoạch cho nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng yêu cầu thực hiện kế hoạch dịch chuyển và mở rộng ngành nghề sản xuất để đón đầu giai đoạn hồi phục của nền kinh tế thế giới và Việt Nam.

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam bốn tháng đầu năm 2011 diễn ra vô cùng ảm đạm, gây ra làn sóng tâm lý rút chạy khỏi TTCK và tìm kênh đầu tƣ khác để phòng thủ và bảo tồn nguồn vốn đầu tƣ của mình. Mặt khác, mặc dù chỉ số tài chính của khá nhiều doanh nghiệp niêm yết so với mức giá hiện tại là khá hấp dẫn, nhƣng do những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế nhƣ chỉ số CPI và tỷ giá VND/USD đang ở mức cảnh báo nên tâm lý lo ngại và rụt dè của các nhà đầu tƣ ngoại trong việc đầu tƣ vào cổ phiếu của doanh nghiệp này cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ.

Hơn nữa, sức ép kinh doanh có hiệu quả khi phát hành cổ phiếu huy động vốn qua kênh này đặc biệt là việc lấy ý kiến của các nhà đầu tƣ sẽ rất có thể làm mất thời gian và gây ra chậm trễ trong việc chuyển đổi hoặc thay đổi định hƣớng kinh doanh cũng nhƣ mục đích sử dụng vốn huy động. Từ đó, dẫn đến giảm hiệu quả năng động trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo một số liệu điều tra gần đây cho thấy 60,9% số doanh nghiệp đƣợc hỏi cho biết nguồn huy động vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu đến từ nguồn vốn vay ngân hàng, 54,8% có huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu và chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nƣớc, và 38,3% có huy động từ vốn tín dụng thƣơng mại và vốn của đối tác.

Tính đến cuối tháng 4/2011, mức vốn hóa tồn thị trƣờng chứng khốn Việt Nam đạt 623.939 tỷ đồng, trong đó 20 cơng ty vốn hóa dẫn đầu TTCK Việt Nam đạt 384.401 tỷ đồng chiếm hơn 50% giá trị vốn hóa tồn thị trƣờng. Với mức vốn hóa thị trƣờng lớn nhƣ vậy, việc huy động qua kênh chứng khốn sẽ ngày càng khó khăn hơn vì mức độ pha lỗng cổ phiếu sẽ gia tăng hơn và mức độ quan tâm của nhà đầu tƣ sẽ giảm đi. Chính những điều này đã khiến lãnh đạo các doanh nghiệp xem xét việc huy động vốn thông qua kênh phát hành cổ phiếu khơng cịn là kênh ƣu tiên hàng đầu của mình nữa mà thay vào đó sẽ phải tìm ra một giải pháp khác cho việc huy động vốn đƣợc thuận lợi hơn nhƣng phải đảm bảo chi phí vốn phải nằm trong giới hạn về định mức phí và tránh tình trạng huy động bằng mọi giá và rồi càng sản xuất thì càng lỗ.

Mặt khác trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục và sự ảm đạm của TTCK Việt Nam trong thời gian qua, phần nào chƣa lấy lại đƣợc niềm tin của đại đa số các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Do đó, với kế hoạch thực hiện huy động vốn qua kênh này đòi hỏi các CTCP cân nhắc thêm

về vấn đề thời gian chào bán để đảm bảo cho đợt chào bán thành công và Hồ Phát cũng khơng ngoại lệ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w