d. Tính thanh khoản của tài sản
3.4.2 Nhà nƣớc cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lí
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng, đại đa số các nƣớc đều thực hiện chính sách giảm lãi suất, lãi suất trung bình giai đoạn 2008-2010 là lãi suất tiền gửi 0.5%/năm, lãi suất cho vay 1,25%/năm. Tại Việt Nam, mặt bằng lãi suất trong thời gian này lại ngƣợc lại ở mức khá cao so với mặt bằng chung khu vực và thế giới. Lãi suất tiền gửi năm cuối năm 2010 trung bình là 13%/năm, lãi suất cho vay trung bình là 17%/năm. Nhƣng đến nửa đầu năm 2011 thì cuộc chạy đua lãi suất trong hệ thống NHTM lại xảy ra và đẩy mức lãi suất huy động trung bình lên 14%/năm, lãi suất cho vay lên 19%/năm.
Với mức lãi suất nhƣ vậy, các nguồn vốn sẽ chảy vào các NHTM sẽ có lợi hơn là đầu tƣ vào chứng khoán. Đấy là chƣa kể đến độ rủi ro của chứng khoán cao hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm.
Có thể đƣa ra một vịng trịn luẩn quẩn của thị trƣờng tài chính nhƣ sau: doanh nghiệp khơng huy động đƣợc vốn trên TTCK nên phải vay ngân hàng, ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp phải tăng lãi suất huy động, lãi suất tiền gửi tăng lại làm vốn trên thị trƣờng tài chính chảy vào hệ thống NHTM, TTCK thiếu vốn của các nhà đầu tƣ nên doanh nghiệp không huy động đƣợc vốn.
Trong bối cảnh này việc can thiệp từ phía Chính phủ là rất cần thiết. Bên cạnh các biện pháp về hành chính nhằm kiểm sốt và giám sát hoạt động chạy đua giữa các NHTM, Chính phủ cần có các gói hỗ trợ về lãi suất đối với một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng trong giai đoạn này nhằm giảm bớt sức ép huy động lên hệ thống ngân hàng, đồng thời thực hiện bình ổn mặt bằng lãi suất.