Các nghiên cứu trong nước có liên quan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 44 - 50)

6. Bố cục của luận án

1.2 Tổng quan thực tiễn và nghiên cứu về chuyển nước ở vùng Tây Nguyên và

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước có liên quan

Các nghiên cứu trong nước có liên quan hiện nay chủ yếu tập trung vào thực tiễn và định hướng về sử dụng tài nguyên nước, định hướng phát triển thuỷ lợi, phòng chống thiên tai hạn hán thiếu nước là chính, do vậy nội dung này chỉ tập trung vào các đề tài dự án đã triển khai thực hiện trong phạm vi vùng nghiên cứu của luận án.

1.2.2.1 Các dự án quy hoạch tài nguyên nước, thuỷ lợi trong khu vực

Các dự án quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch thuỷ lợi đã và đang được triển khai thực hiện theo quy định của mỗi ngành, được thực hiện theo địa giới hành chính, theo lưu vực sông trong vùng, tuy nhiên các nghiên cứu và đánh giá mang tính liên vùng, liên lưu vực chưa được thực hiện ở phạm vi vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, một số dự án có liên quan như sau:

Dự án: “Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi vùng Tây Nguyên giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035” 2011-2014 [42] do Viện Quy hoạch Thủy lợi chủ trì đã đề xuất các giải pháp tổng thể phát triển thủy lợi vùng Tây Nguyên giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 nhằm chủ động thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phục vụ tái cấu trúc ngành nơng nghiệp, từng bước hiện đại hố các hệ thống thủy lợi nâng cao mức đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, cơng nghiệp, nơng nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, chủ động phịng chống hạn, an tồn về lũ, úng, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân khu vực Tây Nguyên. Mặc dù dự án đã đánh giá được hiện trạng, tiềm năng nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước cho vùng Tây Nguyên (là một nguồn tham khảo quan trọng cho Luận án này), tuy nhiên mối liên hệ về nguồn nước của vùng Tây Nguyên và các vùng lân cận chưa được đưa vào xem xét.

Dự án: “Quy hoạch tổng thể thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu trên lưu vực Sơng Ba và vùng phụ cận giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030” 2018 [43], do Viện Quy hoạch Thủy lợi chủ trì. Mục tiêu dự án là giải quyết những vấn đề tồn tại về cấp nước phục vụ cho dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản trên lưu vực Sông Ba, đồng thời xem xét các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiên tai nhằm ổn định và nâng cao mức sống của người dân trong vùng trên cơ sở sử dụng bền vững tài ngun nước góp phần ổn định chính trị xã hội. Trong đó có vấn đề nâng cao khả năng sử dụng tổng hợp nguồn nước sau thuỷ điện An Khê, Sông Hinh, Sông Ba hạ, Krông H’Năng và hệ thống thủy lợi Ayun Hạ nhằm phát điện và chia sẻ nguồn nước cho vùng phụ cận đảm bảo nhu cầu dùng nước tầm nhìn phát triển đến năm 2030 được đặc biệt quan tâm. Mặc dù vậy dự án chưa đánh giá được tiềm năng chuyển nước từ lưu vực sông Ba sang các lưu vực sông khác.

Dự án: “Quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng” 2010-2012 [44] do Viện Quy hoạch Thủy lợi chủ trì, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thực hiện cho vùng Nam Trung bộ. Dự án đã đề xuất giải pháp tổng thể phát triển thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 và xác định các cơng trình thủy lợi trong tương lai cho vùng miền Trung, tuy nhiên các nội dung của dự án mới chỉ tập trung vào việc quy hoạch phát triển các cơng trình thủy lợi cho khu vực miền Trung trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng mà chưa có các nội dung về chuyển nước và phân bổ nguồn nước nội vùng và liên vùng cho khu vực Nam Trung Bộ. Định hướng “Chiến lược Phát triển thuỷ lợi Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020, trong đó đưa ra Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, làm cơ sở để phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng hiện đại hóa, thâm canh cao, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, lợi ích quốc gia và hài hịa lợi ích giữa các vùng các ngành, trong cả nước. Chiến lược phát triển thủy lợi là cơ sở quan trọng nhằm đề ra các giải pháp điều hòa và phân bổ nguồn nước phù hợp cho từng vùng và cho toàn bộ vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Ngoài ra cịn có nhiều đề tài, dự án đã được thực hiện ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ, tuy nhiên đều chưa có nội dung và giải pháp mang tính liên vùng và liên lưu vực sông.

1.2.2.2 Các đề tài dự án nghiên cứu về nguồn nước và hạn hán thiếu nước

Đề tài cấp nhà nước KC08.29/16-20 “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp điều hòa, phân bổ nguồn nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ” 2020 [45] do KSCC. Đặng Thị Kim Nhung là chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá được tiềm năng nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, cân bằng nước và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và sử dụng bền vững tài nguyên nước trong khu vực. Đề tài này là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho nghiên cứu của Luận án này.

Đề tài cấp nhà nước KC08.24/11-15 “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng sử dụng nguồn nước mặt để cân bằng nước và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước bền vững cho vùng Nam Trung Bộ” 2015 [46] do KSCC. Đặng Thị Kim Nhung là chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá được tiềm năng, hiện trạng sử dụng nguồn nước mặt phục vụ tính tốn cân bằng nước tạo cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước bền vững cho vùng Nam Trung bộ. Mặc dù vậy, các giải pháp chuyển nước liên vùng từ vùng Tây Nguyên sang vùng Nam Trung Bộ, liên lưu vực sông giữa các sông trong vùng Nam Trung Bộ chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này.

Đề tài cấp nhà nước KC.08.15/16-20 “Nghiên cứu giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ” 2019 [47], do GS. TS Lê Sâm chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá hiện trạng tài nguyên nước và thách thức an ninh nguồn nước liên quan đến phòng chống hạn hán, các giải pháp khoa học và công nghệ quản lý hạn hán tổng hợp khu vực vùng Nam Trung Bộ; xây dựng phương pháp, quy trình và cơng cụ kiểm kê, quản lý nguồn nước phục vụ hỗ trợ ra quyết định phòng chống hạn và điều hành cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và một số giải pháp, sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước đảm bảo an ninh nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Trung bộ. Các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước đã được đề xuất cho các lưu vực sông thuộc vùng Nam Trung Bộ, tuy nhiên vẫn chưa có các giải pháp điều

hòa và phân bổ nguồn nước từ vùng Tây Nguyên xuống các vùng thường xuyên hạn hán, thiếu nước của vùng Nam Trung Bộ và nội vùng Nam Trung bộ.

Ngồi ra cịn các đề tài khác như: Đề tài cấp Bộ “Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, 2008 [48], đề tài cấp Nhà nước “Cân bằng nước lãnh thổ Tây Nguyên” 1988 [49]; Đề tài cấp Nhà nước KC.08.05 “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước vùng Tây Nguyên”, 2004 [50]; Nghiên cứu về “Phát triển và quản lý tài nguyên nước toàn quốc tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” 2003, trong đó có nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể về phát triển tài nguyên nước trên toàn quốc và 14 lưu vực sơng chính”[51] do tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) hỗ trợ thực hiện; Nghiên cứu “Phân bổ Nguồn nước trên lưu vực sơng Ba” 2015 [52] do Hồng Thanh Tùng, Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Thị Thu Nga; Đề tài cấp Nhà nước KC.08.22/01- 05 “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống”[53], và một số nghiên cứu khác về hạn hán và ứng dụng kết quả trong sản xuất nơng nghiệp, quản lý nguồn nước. Nhìn chung các nghiên cứu về các vấn đề có liên quan như đánh giá nguồn nước, nhu cầu nước và cân bằng nước trong vùng hiện nay đều đã lạc hậu, nhiều nghiên cứu chưa cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016 do Bộ TN&MT công bố. Các nghiên cứu hầu hết đều chưa xét đến bài tốn về điều hịa và phân bổ nguồn nước, chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông.

1.2.2.3 Các tồn tại cần giải quyết trong lĩnh vực, vùng nghiên cứu

a. Các tồn tại về cơ sở lý luận

Có thể thấy rằng hầu hết các nghiên cứu trong vùng với các chủ đề có liên quan đều tập trung ở quy mơ lưu vực sơng, hoặc một số ít ở quy mơ vùng như riêng vùng Tây Nguyên hoặc riêng vùng Nam Trung Bộ. Mối liên hệ liên vùng, liên lưu vực sông giữa các yếu tố thuỷ văn nguồn nước, địa hình địa mạo, hình thái sơng ngịi và tình trạng hạn hán thiếu nước chưa được nghiên cứu đánh giá cụ thể, chưa nghiên cứu vào vấn đề điều hòa nguồn nước trên cả 2 vùng vốn có mối quan hệ hữu cơ với nhau về nguồn nước. Hầu hết các đề tài dự án đều tập trung nghiên cứu các giải pháp mang tính kỹ thuật, chi tiết cho một vùng, lưu vực cụ thể, chưa có các nghiên cứu về mối liên hệ mang tính liên vùng, liên lưu vực sơng giữa các vùng để có các giải pháp phù hợp với tính liên vùng, liên lưu vực sơng.

Các dự án thủy điện chuyển nước lưu vực mặc dù cũng đã làm thay đổi điều kiện nguồn nước giữa các lưu vực sông trong vùng nhưng chưa được nghiên cứu đánh giá một các khoa học, bài bản. Hiện nay chưa có nghiên cứu trong nước nào đánh giá các hệ thống thủy điện chuyển nước theo hướng áp dụng các tiêu chí đã được đề xuất trên thế giới. Việc đánh giá tính khả thi, hiệu quả các cơng trình chuyển nước trên thế giới nói chung thường gắn liền với việc xây dựng các dự án, tuy nhiên chưa có tiêu chí thống nhất để đánh giá các dự án chuyển nước ngay từ khâu đề xuất dự án, hoặc các tiêu chí này chỉ được đánh giá khi các dự án đã được triển khai và dùng riêng cho dự án đó.

Các tiêu chí đã đề xuất trong giai đoạn những năm 1990s chủ yếu chỉ tập trung vào vấn đề khả năng nguồn nước, lợi ích kinh tế và tác động đến kinh tế - xã hội môi trường ([37], [38]), nhưng trong những năm gần đây các yếu tố khoa học kỹ thuật, minh bạch thơng tin và tối ưu hố đa mục tiêu đã được các nghiên cứu bổ sung trong các tiêu chí đánh giá các hệ thống ([28], [39], [40]). Theo [40] trong tất cả các nghiên cứu từ trước đến nay đều thống nhất về 2 quan điểm:

- Lưu vực chuyển nước phải có thừa nước có thể sử dụng sau khi đã tính tốn nhu cầu nước hiện tại và trong tương lai.

- Lưu vực nhận nước phải có sự thiếu hụt nước thực sau khi đã tính tốn tất cả các phương pháp làm tăng lượng nước có thể sử dụng được trong lưu vực.

Những tiêu chí khác như quan điểm về kinh tế, xã hội, môi trường và đôi khi cả chính trị, tuy nhiên khơng có sự đồng đều về cách thực hiện hay mức độ quan trọng của các tiêu chí đó.

Như vậy có thể thấy rằng, việc đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án cũng như các tiêu chí đánh giá đã thay đổi theo thời gian, nhưng điều cốt lõi căn bản là việc đánh giá cân bằng nước ở các vùng cho nước và vùng nhận nước là không thay đổi ở tất cả các bộ tiêu chí đề xuất. Việc có đánh giá cụ thể rõ ràng về cân bằng nước ở các lưu vực cho và nhận nước và chỉ ra được việc chuyển nước không làm ảnh hưởng đến nguồn nước và không gây ra các tác động đáng kể về môi trường và sinh kế trong vùng ở trong cả hiện tại và tương lai là việc hết sức quan trọng.

Từ thực tế cho thấy, vùng Nam Trung Bộ là vùng không dồi dào về nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, trong khi cách quản lý nói chung vẫn theo phương thức “đáp ứng nhu cầu dùng nước”, chưa phân bổ nguồn nước hợp lý dẫn đến sự mất cân đối giữa tiềm năng nguồn nước và nhu cầu nước ngày càng cao làm nảy sinh mâu thuẫn giữa việc đáp ứng nguồn nước và nhu cầu dùng nước, giữa các vùng và giữa các ngành dùng nước với nhau. Đợt hạn hán nghiêm trọng từ năm 2014-2016 gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế của các địa phương trong vùng, địi hỏi cần phải có các giải pháp đồng bộ và có tầm nhìn để giải quyết căn bản tình hình thiệt hại do hạn hán thiếu nước gây ra.

Sự phân bổ không đều của lượng mưa theo không gian và thời gian dẫn đến sự phân bổ không đều về nguồn nước ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ, bên cạnh các lưu vực thường xuyên thiếu nước vẫn có các lưu vực thừa nước. Việc chuyển nước từ các lưu vực có nguồn nước dồi dào sang các lưu vực thiếu nước sẽ góp phần kiểm sốt hạn hán, lũ lụt và sử dụng nước một cách tối ưu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và góp phần phát triển kinh tế cũng như ổn định đời sống cho người dân trong vùng.

Thực tiễn hoạt động của các hệ thống thủy điện chuyển nước lưu vực từ Tây Nguyên sang vùng Nam Trung Bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các địa phương nhận nước, đặc biệt ở các tỉnh Ninh Thuận (thủy điện Đa Nhim) và tỉnh Bình Thuận (thủy điện Đại Ninh, hệ thống thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi). Tuy nhiên đánh giá tổng thể tác động ở cả hai vùng vẫn chưa được nghiên cứu bao gồm cả vấn đề về xã hội có xem xét đến kinh tế.

Yêu cầu cao hơn về an ninh nguồn nước: Việt Nam đã đạt được các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội vượt bậc, song song với việc phát triển này là nhu cầu sử dụng nước cũng tăng cao. Sức ép từ các hoạt động phát triển dẫn đến khó khăn trong cân bằng giữa lượng nước có sẵn với nhu cầu sử dụng nước, ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, hệ thống kết cấu cơng trình ngành nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, thách thức từ diễn biến bất thường, cực đoan của biến đổi khí hậu, thể chế quản lý nguồn nước ở Việt Nam đòi hỏi phải nâng cao mức đảm bảo an ninh nước ở mỗi vùng, đặc biệt là các vùng khô hạn như vùng Nam Trung Bộ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)