Phân vùng Sông Pô Kô (TN1): Hiện tại và tương lai phân vùng đủ nước. Phân vùng
này cùng phân vùng thuộc hạ lưu Sê San được xác định là kho nước của vùng Tây Nguyên, do vậy cần nghiên cứu phương án chuyển nước sang các phân vùng thiếu nước lân cận.
Phân vùng sông Đăk Bla (TN2): Hiện tại nếu xét về tổng lượng phân vùng không thiếu
nước. Tuy nhiên vùng này có điều kiện địa hình đặc thù là đồi núi cao, diện tích tưới phân tán, diện tích trong tương lai bị thiếu nước chủ yếu là cây trồng cạn trên địa bàn phía Bắc tỉnh Gia Lai, với lượng nước thiếu I2 từ 30÷40 triệu m3/năm. Như vậy, có thể bố trí xây dựng được các hồ chứa quy mơ nhỏ với tổng dung tích khoảng 34 triệu m3.
Phân vùng hạ lưu Sê San (TN3): Với nguồn nước dồi dào, dung tích trữ trên dịng chính rất lớn, tình hình hạn hán thiếu nước khơng nghiêm trọng so với các vùng khác nên có thể xác định đây là vùng có khả năng điều hịa chuyển nước sang các vùng khác thiếu nước nghiêm trọng hơn như vùng Ea Hleo, Ea Lốp và các vùng thượng nguồn sơng Ba. Lượng nước có thể chuyển là lượng nước cân bằng đáp ứng dòng chảy sau Thủy điện Sê San 4A không nhỏ hơn 195 m3/s hoặc có thể thấp hơn trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng. Tuy nhiên việc lấy nước từ dịng chính sơng Sê San là vấn đề phức tạp do có liên quan đến việc sản xuất điện của các hồ thủy điện. Các định hướng giải pháp sẽ được phân tích kỹ ở phần tiếp theo trong nghiên cứu này.
Phân vùng Nam Bắc An Khê (TN4): Hiện tại phân vùng thiếu nước, dự kiến trong
tương lai sẽ bổ sung xây dựng khoảng 46 cơng trình hồ chứa có quy mơ vừa đến nhỏ với tổng dung tích hiệu dụng khoảng 51 triệu m3. Khả năng điều tiết nội vùng là không đáng kể, nguyên nhân bị giới hạn bởi vị trí xây dựng cơng trình lớn khơng cịn nhiều. Trong trường hợp chuyển đổi hệ thống An Khê – Ka Năk thành cơng trình đa mục tiêu phục vụ tưới là chính và cấp nước cho vùng hạ du sơng Ba, tình hình thiếu nước I2 trong vùng giảm xuống chỉ cịn từ 66÷95 triệu m3/năm. Tuy nhiên trong kịch bản tương lai, tình hình thiếu nước vẫn rất cao do sự phát triển mở rộng diện tích tưới rất lớn vượt quá khả năng đảm nhiệm của hồ chứa. Khi xét đến việc nâng cao dung tích trữ của hồ An Khê thêm 100 triệu m3 thì diện tích mất đất vĩnh viễn (chưa kể cơ sở hạ tầng dân cư)
tăng thêm là khoảng 2.000ha đất sản xuất là rất lớn nên không xét đến phương án này dựa trên phân tích chi phí và lợi ích.
Phân vùng thượng Ayun (TN5): Thường xuyên xảy ra thiếu nước, khả năng điều hòa
nguồn nước nội vùng là rất cần thiết. Tuy nhiên theo dự kiến sẽ xây dựng khoảng 30 hồ chứa quy mô nhỏ đến vừa với tổng dung tích hiệu dụng khoảng 34 triệu m3 do vị trí xây dựng hồ chứa khơng cịn nhiều. Như vậy việc điều tiết nội vùng chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu nước thiếu trong tương lai. Cần điều hòa nước từ vùng phụ cận, lượng nước cần điều hịa khoảng từ 90÷100 triệu m3/năm. Tuy nhiên vùng này là vùng thượng nguồn với địa hình đồi núi cao, khả năng nhận nước từ các vùng khác để đáp ứng nhu cầu nước của cả vùng là rất khó khăn.
Phân vùng Ayun Pa (TN6): Nhu cầu cần điều hòa nước nội vùng là rất cần thiết, tuy
nhiên các giải pháp theo dự kiến chỉ bố trí xây dựng được 29 cơng trình hồ chứa quy mơ nhỏ đến vừa với tổng dung tích hiệu dụng khoảng 73 triệu m3. Các vị trí xây dựng hồ chứa lớn hầu như khơng cịn. Cần điều hịa nước từ vùng thượng nguồn có nguồn nước dồi dào hơn, chủ yếu là từ nhánh sông Ayun.
Phân vùng Krông Pa (TN7): So với các vùng lân cận tình trạng thiếu nước xảy ra ít
hơn, lượng nước thiếu là rất nhỏ so với lượng nước thừa trong năm, đồng thời tần suất thiếu nước 5 năm mới xảy ra 1 lần nên đề xuất điều hòa nguồn nước nội vùng bằng giải pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất vào những năm có nguy cơ hạn hán thiếu nước.
Phân vùng Krông Hnăng (TN8): Mặc dù hiện nay trong vùng đã xây dựng rất nhiều
cơng trình hồ chứa thủy lợi, tuy nhiên do hiệu quả khai thác không cao dẫn đến nguy cơ thiếu nước diễn ra thường xuyên. Tổng lượng nước thiếu không lớn, tổng lượng nước đến trong năm lớn hơn tổng nhu cầu nước, địa hình khơng thuận lợi để nhận nước từ các phân vùng khác do đó đề xuất giải pháp điều hịa nội vùng theo hình thức nâng cao hiệu quả sử dụng nước từ các cơng trình hiện trạng.
Phân vùng Krơng Ana (TN9): Có nguồn nước dồi dào, hiện tại nhu cầu cần điều hòa
nước nội vùng là rất cần thiết, mặc dù theo dự kiến vùng được bổ sung xây dựng khá nhiều hồ chứa thủy lợi điều tiết nguồn nước, tuy nhiên chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu sử dụng nước, chủ yếu là ngành nông nghiệp. Lượng nước thiếu là không đáng kể so
với tiềm năng nguồn nước của phân vùng, vì vậy cần đề xuất bổ sung các giải pháp nâng cấp, xây dựng mới các cơng trình hồ chứa nhằm điều hịa nguồn nước nội vùng.
Phân vùng Krông Knô (TN10): Tương tự như phân vùng Krơng Ana, phân vùng có
nguồn nước dồi dào. Hiện tại với lượng nước thiếu là không nhiều và tần suất thiếu nước chỉ khoảng 9% nên đề xuất các giải pháp điều chỉnh cơ cấu cây trồng trong giai đoạn vụ Đơng Xn vào những năm có nguy cơ thiếu nước. Có thể điều hịa phân bổ nguồn nước sang các vùng lân cận thiếu nước.
Phân vùng hạ lưu Srêpôk (TN11): Hiện tại phân vùng vẫn xảy ra thiếu nước, tuy nhiên
tổng lượng nước ứng với mức đảm bảo 85% lớn hơn nhu cầu nước khoảng 6,7 tỷ m3/năm, tập trung vào các tháng VI÷XI hàng năm. Cần xây dựng thêm các cơng trình trữ nước để giải quyết tình hình thiếu nước trong vùng.
Phân vùng sông Ea Hleo-Ea Lốp (TN12): Tình trạng thiếu nước thường xảy ra từ tháng II÷IV, tổng lượng nước thiếu là khoảng 65 triệu m3÷145 triệu m3. Tuy nhiên tổng nguồn nước ứng với mức đảm bảo 85% vẫn nhiều hơn tổng nhu cầu nước khoảng 2 tỷ m3/năm, tập trung vào các tháng mùa lũ, từ tháng VI÷XI hàng năm. Mặc dù vậy các vị trí thuận lợi xây dựng cơng trình nhằm trữ nước từ mùa lũ sử dụng cho mùa cạn xây dựng gần hết như hồ Ia Mơr 165 triệu m3, Ea Hleo, Plei Thơ Ga … Trong tương lai tình trạng thiếu nước tiếp tục tăng lên. Như vậy đối với vùng này cần thiết phải phát huy hết năng lực tưới của các cơng trình hiện có và xây dựng thêm các hồ chứa nhỏ để có thể chủ động nguồn nước trong vùng. Bên cạnh đó đề xuất phương án chuyển nước từ các vùng lân cận.
Phân vùng sông Đa Nhim (TN13): Hiện nay vùng thiếu nước chủ yếu là thuộc huyện
Đơn Dương ngay phía sau thủy điện Đa Nhim, cơng trình này xây dựng từ năm 1964 nên khơng có cửa xả đáy về hạ du làm mất cân bằng nguồn nước nghiêm trọng trong vùng. Giải pháp căn bản cho vùng này là việc tính tốn chuyển đổi nhiệm vụ của hồ Đơn Dương thành cơng trình đa mục tiêu trong đó tăng vai trị của nhiệm vụ cấp nước tưới. Theo hướng này, cần đầu tư cống lấy nước hỗ trợ cấp nước phục vụ sản xuất cho khu vực hạ lưu sông Đa Nhim thuộc huyện Đơn Dương khoảng 10.000ha và xả đảm
bảo dịng chảy mơi trường sau hồ chứa với tổng lượng nước trong giai đoạn mùa kiệt khoảng 80÷100 triệu m3/năm.
Phân vùng suối Đạ Dâng (TN14): Đây là phân vùng thường xuyên thiếu nước. Khả
năng điều hòa nước nội vùng là rất hạn chế do giải pháp cơng trình bị giới hạn bởi vị trí xây dựng cơng trình khơng cịn nhiều và có quy mơ rất nhỏ. Đây cũng là vùng thượng nguồn sông Đồng Nai, bao gồm cao ngun Đà Lạt nên khơng thể điều hịa phân bổ từ các vùng khác. Do vậy vùng này cần tập trung phát triển các loại cây trồng tiêu thụ ít nước và quản lý sử dụng nước hiệu quả.
Phân vùng sông Đa Huoai (TN15): Hiện tại vùng vẫn xảy ra tính trạng thiếu nước tuy
nhiên lượng nước thiếu không nhiều, đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong các tháng thiếu nước để hạn chế tình trạng hạn hán hàng năm.
Phân vùng Thượng lưu sông Đồng Nai (TN16): Nguồn nước của vùng đảm bảo, tần
suất thiếu nước hiện tại chỉ 3%. Trong tương lai tình trạng thiếu nước cũng khơng đáng kể nên không đặt vấn đề chuyển nước liên vùng liên lưu vực trong phân vùng mà là vùng có thể chuyển nước sang các vùng hạ lưu sơng Đồng Nai và các sông lân cận.
Vùng sông Bé (TN17): Về cơ bản đảm bảo nguồn nước. Nhu cầu nước lớn nhất là tưới
cho cây lâu năm sử dụng nước ngầm là chính. Do vậy kiến nghị vùng này cần tập trung áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, hạn chế mở rộng các loại cây trồng tiêu tốn nước.
Vùng thượng sông La Ngà (TN18): Vùng cơ bản đảm bảo nguồn nước theo yêu cầu.
Nhu cầu nước chủ yếu trong vùng là từ cây công nghiệp lâu năm chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm. Theo dự kiến thì trong vùng sẽ tiếp tục xây dựng bổ sung thêm một loạt các hồ thủy lợi với dung tích tăng thêm khoảng 87 triệu m3/năm, do vậy cùng với lượng nước ngầm có thể khai thác, vùng này cơ bản tự đáp ứng được nguồn nước và có thể điều hịa phân bổ nguồn nước cho các phân vùng lân cận.