Phân bổ nguồn nước nội vùng, các lưu vực sông Nam Trung bộ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 164)

Phân vùng sông Cu Đê và phụ cận (NTB1): Do khả năng điều hòa tái phân bổ nguồn

nước tại chỗ khơng cịn nhiều, do vậy cần điều hòa nước liên vùng, liên lưu vực sông để đảm bảo nguồn nước ở hiện tại và trong tương lai. Cần điều hòa nước từ vùng phụ cận như vùng Thượng lưu sông Vu Gia (NTB2) và vùng hạ lưu sông Vu Gia-Thu Bồn (NTB4), lượng nước cần điều hịa hàng năm từ 8 triệu m3÷13 triệu m3, thời gian cần từ tháng III÷VIII hàng năm.

Phân vùng Thượng Vu Gia (NTB2) và vùng Thượng Thu Bồn (NTB3): Hiện tại vùng đủ nước tần suất đảm bảo cấp nước là 89%. Vùng có khả năng phân bổ nước cho các vùng khác: Lượng nước thừa trong năm theo dòng chảy tần suất 85% khoảng từ 4,7 tỷ m3/năm và có thể phân bổ cho các vùng khác ở tất cả các tháng trong năm, đây là kho nước dự trữ rất lớn có thể khai thác sử dụng trong tương lai. Các vùng có thể nhận nước từ 2 phân vùng này là vùng sông Tam Kỳ và vùng sông Cu Đê.

Phân vùng Hạ lưu Vu Gia-Thu Bồn (NTB4): Phụ thuộc nguồn nước vào các vùng

NTB2 và NTB3 do vậy cần gắn nhu cầu điều hòa và phân bổ nước của vùng này với các vùng phụ cận như vùng NTB1 và vùng NTB5. Nhu cầu nâng cao hiệu quả phân bổ nước: do nguồn nước phụ thuộc nhiều vào việc vận hành của hệ thống thủy điện vùng thượng lưu, việc vận hành xả nước có hiệu quả của các đập thủy điện là yếu tố tiên quyết để giải quyết bài toán hạn hán thiếu nước và xâm nhập mặn trong vùng.

Phân vùng sông Tam Kỳ và phụ cận (NTB5): Do lượng nước thiếu trong hiện tại và

tương lai không lớn nên trong vùng chưa cần thiết phải đặt vấn đề điều hịa nước liên vùng, liên lưu vực sơng. Nhu cầu nâng cao hiệu quả phân bổ nước: trong vùng hiện có hệ thống Phú Ninh và một số cơng trình khác với tổng dung tích trữ khoảng 385 triệu m3/năm, quy hoạch tăng thêm 71 triệu m3/năm, do vậy việc phân bổ nguồn nước và nâng cao hiệu quả sử dụng nước của nguồn nước trữ hiện có này là rất cần thiết để giải quyết việc thiếu nước vốn không nhiều trong vùng.

Phân vùng thượng và hạ lưu Trà Bồng-Trà Khúc-Vệ (NTB6 và NTB7): Hiện tại cả

tương đối lớn và còn nhận thêm nguồn nước từ vùng TN2, do vậy trong vùng có thể tái điều hòa phân bổ nguồn nước lại cho các vùng phụ cận nếu cần thiết.

Phân vùng Trà Câu và phụ cận (NTB8): Hiện tại phân vùng thiếu nước với tần suất

và lượng nước thiếu đều tương đối cao, cần điều hòa nước từ vùng phụ cận như vùng thượng và hạ lưu Trà Bồng-Trà Khúc-Vệ (NTB6 và NTB7), lượng nước cần điều hòa là từ 49 triệu m3/năm. Hiện tại bằng giải pháp kênh chuyển nước, hệ thống kênh Nam đập Thạch Nham đã và đang chuyển nước sang vùng sông Trà Câu khoảng 24 triệu m3/năm, nguồn nước này hiện đã tưới phủ cho diện tích khoảng 2.380 ha thuộc các huyện Đức Phổ và phía Nam huyện Mộ Đức.

Phân vùng sơng Lại Giang và phụ cận (NTB9): Rất khó khăn về nguồn nước do giải

pháp cơng trình bị giới hạn bởi vị trí xây dựng cơng trình khơng cịn nhiều, cần điều hịa nước từ vùng phụ cận trong đó khả thi nhất là từ vùng Nam Bình Định. Lượng nước cần điều hòa là khoảng 54 triệu m3/năm. Do là vùng thiếu nước nghiêm trọng cả trong hiện tại và tương lai, cần có kế hoạch điều hịa phân bổ nguồn nước từ các phân vùng lân cận như từ sông Vệ của tỉnh Quảng Ngãi.

Phân vùng đầm Trà Ổ (NTB10): Hiện tại là phân vùng thiếu nước nghiêm trọng với

lượng nước thiếu và tần suất thiếu nước đều rất cao. Tuy nhiên khả năng xây dựng các cơng trình hạn chế do đó cần có các giải pháp điều hịa phân bổ nguồn nước từ các vùng lân cận. Lượng nước cần điều hòa là khoảng 54 triệu m3/năm. Phân vùng có thể chuyển nước sang là phân vùng Nam Bình Định.

Phân vùng Nam Bình Định (NTB11): Là vùng có nguồn nước dồi dào, dung tích trữ

trong các cơng trình lớn, thêm vào đó lại được bổ sung nguồn nước từ sông Ba. Điều kiện địa hình và khu tưới cũng thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp điều hòa chuyển nước nội vùng, cụ thể như sau: Chuyển nước sông Kôn ra vùng Phù Cát – Phù Mỹ thuộc vùng sơng Lại Giang; Chuyển nước từ Hồ Định Bình ra vùng Đầm Trà Ổ; Điều hòa nguồn nước sau thủy điện An Khê tưới vùng Thượng Sơn. Hiện tại vùng Nam Bình Định là vùng nhận nước của hệ thống thủy điện An Khê – Ka Nak và Thủy điện Vĩnh Sơn C chuyển nước từ lưu vực sông Ba vùng Tây Nguyên sang lưu vực sông Kôn vùng Nam Trung Bộ. Tổng lượng nước chuyển trung bình hàng năm là khoảng 550 triệu

m3, chiếm 5% tổng lượng dịng chảy trung bình của sơng Ba. Lượng nước bổ sung cho sông Kơn chiếm khoảng 8,6% tổng lượng dịng chảy năm và khoảng 34% tổng lượng dịng chảy mùa cạn của lưu vực sơng Kôn.

Phân vùng sông Cầu-Kỳ Lộ (NTB12): Là vùng hiện tại thiếu nước, tuy nhiên khả năng

điều hòa tái phân bổ nước nội vùng rất hạn chế, theo quy hoạch chỉ có thể bổ sung các cơng trình hồ chứa với dung tích hiệu dụng khoảng 32 triệu m3. Cần điều hòa nước từ vùng phụ cận với lượng nước từ 60÷78 triệu m3/năm.

Phân vùng thượng và hạ lưu Đồng Cam (NTB13 và NTB14): Là vùng có nguồn nước

dồi dào, hiện tại không thiếu nước. Khả năng phân bổ nước cho các vùng khác: Với lượng nước thừa rất lớn như vậy đặc biệt là vùng thượng Đồng Cam có thể tái điều hịa phân bổ nguồn nước lại cho các vùng phụ cận như vùng sông Cầu – Kỳ Lộ và vùng Vạn Ninh (Khánh Hòa).

Phân vùng Vạn Ninh (NTB15): Hiện tại vùng thường xuyên thiếu nước, tuy nhiên ngoài quy hoạch xây dựng hồ Đồng Điền trong vùng khơng cịn vị trí thuận lợi xây dựng cơng trình lớn có khả năng điều tiết nguồn nước nên rất khó có thể khai thác được nguồn nước này để giải quyết tình hình thiếu nước trong vùng. Cần điều hòa nước từ vùng phụ cận như vùng Thượng, Hạ Đồng Cam (NTB13, NTB14) hoặc từ vùng sơng Cái Ninh Hịa (NTB16), lượng nước cần điều hịa là từ 30÷50 triệu m3/năm, thời gian cần bổ sung nguồn nước là từ tháng III÷VIII hàng năm.

Phân vùng sơng Cái Ninh Hịa và phụ cận (NTB16): Hiện tại vùng thường xuyên xảy

ra thiếu nước và chỉ có thể xây dựng bổ sung một số các hồ chứa quy mô nhỏ đến vừa với tổng dung tích hiệu dụng khoảng 31 triệu m3 do bị giới hạn bởi vị trí xây dựng cơng trình khơng cịn nhiều. Có thể nhận bổ sung nguồn nước từ vùng Sông Cái Nha Trang (NTB17) với lượng nước cần khoảng 80 triệu m3/năm, thời gian cần bổ sung nguồn nước là từ tháng III÷VIII hàng năm.

Phân vùng sông Cái Nha Trang và phụ cận (NTB17: Vùng Sơng Cái Nha Trang có

thể tái điều hịa phân bổ nguồn nước lại cho các vùng phụ cận thiếu nước như vùng Cam Lâm – Cam Ranh (NTB18), cụ thể như sau: Hồ sơng Chị chuyển nước sang vùng sơng Cái Ninh Hịa với lượng nước tối đa có thể điều hịa là khoảng 50÷70 triệu m3/năm, thời

gian từ tháng I÷VIII hàng năm và bổ sung nguồn nước cho vùng Nam Cam Ranh. Trong những năm thừa nước, hồ Suối Dầu có thể chuyển nước sang vùng Cam Lâm – Cam Ranh với lượng nước khoảng 10÷15 triệu m3/năm, thời gian từ tháng I÷VIII hàng năm.

Phân vùng Cam Lâm, Cam Ranh (NTB18): Là vùng thường xuyên thiếu nước, nguồn

nước nội vùng không đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng nước. Cần điều hòa nước từ vùng phụ cận với lượng nước từ 42÷52 triệu m3/năm, thời gian cần điều hịa là từ tháng I÷VIII hàng năm. Các phân vùng có tiềm năng điều hịa phân bổ nguồn nước cho phân vùng này bao gồm: phân vùng Sông Cái Nha Trang và từ phân vùng sông Cái Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận thông qua hệ thống hồ Sông Cái và thủy lợi Tân Mỹ.

Phân vùng Bắc sông Cái (NTB19): Là vùng khô hạn nhất của vùng Nam Trung bộ

cũng như cả nước, trong vùng chủ yếu là sông suối nhỏ với nền đất pha cát nên khả năng trữ nước rất thấp, khả năng điều hịa nguồn nước nội vùng khơng đủ và bắt buộc phải tính tốn điều hịa phân bổ từ các vùng phụ cận. Nhu cầu cần điều hòa phân bổ từ bên ngồi cho vùng Bắc Sơng Cái là từ 50÷60 triệu m3/năm. Vùng có tiềm năng chuyển nước sang vùng Bắc sông Cái là vùng sơng Cái Phan Rang, là vùng có nguồn nước dồi dào hơn, được bổ sung từ hệ thống thủy điện Đa Nhim và tương lai sẽ tiếp tục xây dựng các hệ thống thủy lợi lớn.

Phân vùng sông Cái Phan Rang (NTB20): Hiện tại vùng vẫn xảy ra thiếu nước, tuy

nhiên nguồn nước nội tại của vùng kết hợp với nguồn nước được bổ sung từ hệ thống thủy điện Đa Nhim tương đối dồi dào. Hệ thống hồ sông Cái và thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động sẽ điều hòa tái phân bổ nước cho các vùng lân cận. Cần phải có các giải pháp để khai thác sử dụng nước có hiệu quả từ nguồn nước thủy điện Đa Nhim, từ hệ thống Tân Mỹ và các hồ chứa khác trong vùng để khắc phục triệt để tình trạng hạn hán thiếu nước. Nhu cầu cần điều hịa nước liên vùng, liên lưu vực sơng: phân vùng này nằm giữa các phân vùng có điều kiện nguồn nước hạn chế hơn và hạn hán xảy ra khốc liệt hơn nên về mặt định hướng vùng Sông Cái Phan Rang sẽ là vùng có thể chuyển nước cho các vùng phụ cận như vùng Cam Lâm – Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, vùng Bắc và Nam sơng Cái. Tổng lượng nước có thể điều hịa phân bổ cho các vùng phụ cận là 50÷80 triệu m3/năm.

Phân vùng Nam Ninh Thuận (NTB21): Là vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu

nước. Nhu cầu cần điều hịa phân bổ từ bên ngồi cho vùng Nam Ninh Thuận là từ 20 triệu m3/năm. Vùng cho nước tiềm năng chỉ có vùng sơng Cái Phan Rang với nguồn nước dồi dào hơn, được bổ sung từ hệ thống thủy điện Đa Nhim và có các hệ thống thủy lợi lớn đã và sẽ ra đời ở vùng thượng nguồn.

Phân vùng Lịng Sơng và phụ cận (NTB22): Tuy có lượng thiếu khơng nhiều nhưng

mức độ lặp lại rất cao, hầu như năm nào cũng thiếu nước, hiện tại đã triển khai dự án kênh chuyển nước từ hồ Cà Giây phân vùng sơng Lũy về vùng Lịng Sơng với tổng lượng hàng năm khoảng 30 triệu m3, đây cũng sẽ là hướng điều hịa chuyển nước chính sang phân vùng này.

Phân vùng sơng Lũy và phụ cận (NTB23): Vùng thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu

nước. Mặc dù nguồn nước trong năm là có thể cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng nước tuy nhiên trong phân vùng về cơ bản khơng cịn vị trí xây dựng các cơng trình có khả năng điều tiết lớn như hồ Sông Lũy và hồ Cà Tót nên rất khó có thể khai thác được nguồn nước này để giải quyết tình hình thiếu nước trong vùng. Trong tương lai cần xem xét việc nâng cấp hồ Sơng Lũy nhằm tăng khả năng tích trữ nước điều tiết cấp nước vào mùa khô. Hiện tại phân vùng đã có các hệ thống kênh nối, kết nối hồ chứa chuyển nước sang các lưu vực sơng Quao, sơng Lịng Sơng. Tổng nhu cầu lượng nước cần bổ sung ở vùng này bao gồm cả lượng nước chuyển sang các lưu vực lân cận là khoảng 50÷70 triệu m3/năm, từ tháng III÷VIII hàng năm. Khi hồn thành hồ sơng Lũy điều tiết nguồn nước từ thủy điện Đại Ninh, sẽ làm giảm đáng kể rủi ro thiếu nước cục bộ trong hệ thống.

Phân vùng sông Quao và phụ cận (NTB24): Hiện tại vùng thường xuyên xảy ra thiếu

nước từ tháng III đến tháng VI. Mặc dù tổng nguồn nước cả năm cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng nước tuy nhiên giải pháp cơng trình bị giới hạn bởi vị trí xây dựng cơng trình khơng cịn nhiều. Trong vùng đã triển khai các giải pháp kết nối kênh, kết nối hồ chứa với các lưu vực khác nên định hướng chính vẫn là nhu cầu điều hòa nguồn nước từ các vùng khác, lưu vực khác để bổ sung nguồn nước thiếu cho phân vùng này. Nhu cầu điều hòa nước từ các phân vùng phụ cận như Sông Lũy (NTB23) và sông La Ngà (NTB27), lượng nước cần điều hịa là từ 50÷100 triệu m3/năm.

Phân vùng sông Phan (NTB25): Vùng này hiện tại và tương lai lượng nước thiếu không nhiều (do vùng nhỏ) nhưng nhu cầu nước thiếu chủ yếu cho cấp nước trồng thanh long. Vùng này kiến nghị bổ sung nguồn nước từ vùng sông La Ngà để giảm thiểu nguy cơ hạn hán thiếu nước trong hiện tại và tương lai, đặt biệt là nguồn nước để phát triển vùng cát ven biển. Tổng nhu cầu cần điều hòa tái phân bổ là khoảng 10 triệu m3/năm

Phân vùng Sông Dinh (NTB26): Vùng này hiện tại và tương lai lượng nước thiếu không nhiều (do vùng nhỏ) nhưng nhu cầu nước thiếu chủ yếu cho cấp nước sinh hoạt, du lịch, dịch vụ vùng ven biển và vùng trồng cây lâu năm của huyện Hàm Tân (các xã Thắng Hải, Tân Thắng, Sơn Mỹ…). Lượng nước cần điều hòa phân bổ từ vùng khác cho vùng này khoảng 20 triệu m3/năm, tập trung từ tháng III÷VI hàng năm, các vùng lân cận chỉ có vùng sơng La Ngà có nguồn nước dồi dào có tiềm năng có thể điều hịa cho vùng này. Do vậy vùng này cùng với vùng Sông Phan kết hợp các dự án chuyển nước từ vùng sông La Ngà.

Phân vùng sông La Ngà (NTB27): Vùng hiện tại nguồn nước tương đối đảm bảo, có

xảy ra thiếu nước nhưng lượng nước thiếu không đáng kể. Do các vùng lân cận thuộc tỉnh Bình Thuận đã và đang thiếu nước nghiêm trọng, trên cơ sở xác định vùng này là kho nước chính của tỉnh, kiến nghị các giải pháp để chuyển nước liên vùng liên lưu vực sông ra các khu vực ven biển để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)