Bài học kinh nghiệm đối với các hệ thống chuyển nước liên vùng, liên lưu vực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 104 - 106)

6. Bố cục của luận án

3.1 Đánh giá hiệu quả và tác động của các cơng trình chuyển nước khu vực Tây

3.1.6 Bài học kinh nghiệm đối với các hệ thống chuyển nước liên vùng, liên lưu vực

sông tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Nhìn chung các dự án chuyển nước đã có đều khơng đáp ứng được các bộ tiêu chí, trong đó nhóm tiêu chí quan trọng nhất là “có thừa nước ở lưu vực cho nước và có thiếu nước ở lưu vực nhận nước” thì các dự án chỉ đáp ứng được một nửa tiêu chí. Khi so sánh với các quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012 thì thấy rằng Luật đã khơng đủ rõ ràng khi chỉ quy định cần đánh giá đầy đủ nguồn nước và nhu cầu nước thay vì phải quy định “đáp ứng đầy đủ việc cân bằng nguồn nước trong hiện tại và tương lai”

Ở các lưu vực nhận nước, hầu hết là các vùng rất thiếu nước, trừ lưu vực sông Trà Khúc, nguồn nước chuyển đến là rất quý giá đối với sự phát triển và thịnh vượng ở vùng nhận nước như vùng sông Cái Phan Rang, vùng sông Luỹ và sông Quao. Như vậy rất cần thiết phải có tiêu chí về sự phù hợp với quy hoạch ngành ở cấp quốc gia hoặc khu vực, theo đó khai thác sử dụng Tài nguyên nước và các lợi thế có liên quan được tối ưu hố trong lợi ích tổng thể của quốc gia hoặc khu vực. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra như sau:

- Bài học về cần dự phịng cho tương lai khơng chắc chắn: Nhu cầu sử dụng nước trong tương lai chỉ là dự báo, cho dù vùng cho nước khơng có nhu cầu nước thì trong mọi trường hợp, cần thiết phải thiết kế cơng trình có đủ khả năng điều tiết cho lưu vực cho nước để không làm mất cơ hội phát triển của vùng cho nước trong tương lai mà các tính tốn hiện tại khơng thể dự báo được.

- Bài học về đánh giá đầy đủ tác động và minh bạch thông tin: Việc phê duyệt các dự án của ngành điện khi chưa đánh giá đầy đủ tác động cũng như khơng tham vấn đầy đủ các ngành có liên quan khác và cộng đồng cư dân trên lưu vực sơng dẫn đến những ảnh hưởng rất khó khắc phục (đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất cân bằng nước như trên thượng nguồn sông Ba khi cơng trình An Khê – Ka Năk đi vào vận hành).

- Bài học về lập và phê duyệt quy hoạch: Trong tất cả các dự án chuyển nước cần phải được đề xuất bởi quy hoạch Tài nguyên nước, quy hoạch Thủy lợi hoặc các ngành có liên quan, hiện tại các dự án trong vùng nghiên cứu đều đi theo quy trình ngược, dự án được quy hoạch ngành điện phê duyệt trước bởi cấp cao nhất, các ngành khác buộc phải cập nhật dự án vào quy hoạch ngành khi đã được cấp cao nhất phê duyệt.

- Bài học về thể chế chính sách ln đi sau thực tiễn: Thực tế tất cả các cơng trình chuyển nước đã vận hành đều khơng thực hiện việc trả dịng chảy mơi trường về hạ du cơng trình ngay khi bắt đầu vận hành, các cơng trình chỉ bắt đầu vận hành xả theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sơng khi được cấp Chính phủ phê duyệt (An Khê – Ka Năk năm 2014, Đại Ninh 2016).

Một số kiến nghị đối với cơng trình xây dựng từ lâu như hồ Đơn Dương, cơng trình được thiết kế và xây dựng mà khơng có hạng mục cống xả sâu để xả dịng chảy mơi trường về hạ du lưu vực cho nước. Hiện tại với điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du, việc khơng xả dịng chảy tối thiểu về hạ du là trái với quy định của pháp luật hiện hành, cần thiết phải thiết kế xây dựng bổ sung cơng trình xả sâu cũng như tính tốn xác định dịng chảy tối thiểu cho cơng trình này. Cống lấy nước cần có đủ năng lực để xả nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu của vùng hạ du theo Luật định. Ngoài ra trong suốt nửa thế kỷ phát triển, nhu cầu nước ở vùng cho nước đã thay đổi căn bản, cần thiết cần phải quy hoạch tái phân bổ lại việc chuyển nước để cân bằng lợi ích giữa vùng cho nước và vùng nhận nước.

Đối với tất cả các cơng trình gây thiếu nước ở lưu vực cho nước, do đã được quy hoạch từ đầu là cơng trình phát điện kết hợp tưới, cần thiết phải có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng sang cơng trình đa mục tiêu trong đó trong giai đoạn sản xuất cần đặt mức ưu tiên mục tiêu cấp nước ngang bằng hoặc cao hơn mục tiêu phát điện; trong đó mục tiêu cấp nước cho lưu vực cho nước bao giờ cũng là ưu tiên số một.

Đối với tiêu chí C4, khơng có cơng trình nào đáp ứng được trong đánh giá này, cần thiết phải thể chế hố việc minh bạch thơng tin đối với các cơng trình chuyển nước nói riêng và đối với tất cả các cơng trình có tác động lớn đến cộng đồng nói chung.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)