Tổng hợp đánh giá các tiêu chí

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 102 - 104)

6. Bố cục của luận án

3.1 Đánh giá hiệu quả và tác động của các cơng trình chuyển nước khu vực Tây

3.1.5 Tổng hợp đánh giá các tiêu chí

Tổng hợp mức đáp ứng các tiêu chí của các dự án chuyển nước được thể hiện trong Bảng 12, kết quả cho thấy khơng có dự án nào đáp ứng đầy đủ 05 các tiêu chí, trong đó dự án Hồ Đơn Dương chỉ đáp ứng được tiêu chí C2 về lưu vực nhận nước thực sự thiếu nước; dự án hồ Đại Ninh đáp ứng được 4/5 tiêu chí, tiêu chí khơng đáp ứng được là tiêu chí về chia sẻ lợi ích, tuy nhiên tiêu chí này liên quan đến chính sách đầu tư của nhà

Đại Ninh là dự án chuyển nước “tốt nhất” trong vùng. Các dự án Thượng Kon Tum và An Khê – Ka Năk đều chỉ đạt 3/5 tiêu chí, trong đó dự án Thượng Kon Tum chuyển nước sang khu vực không thực sự thiếu nước trong khi dự án An Khê – Ka Năk chuyển nước khi lưu vực cho nước không thừa nước.

Ghi chú: 0,5 hay 1: Đáp ứng; 0: Khơng đáp ứng.

Đối với cơng trình hồ Đơn Dương: Ở giai đoạn ban đầu khi lưu vực cho nước chưa phát triển, việc xây dựng hồ Đơn Dương đã bỏ qua việc đáp ứng nhu cầu hạ du cơng trình, tuy nhiên sau hơn nửa thế kỷ, nhu cầu nước ở vùng cho nước tăng lên trong khi cơng trình được thiết kế khơng phù hợp đối với việc xả dòng chảy tối thiểu về hạ du đã gây nên tình trạng mâu thuẫn lợi ích giữa lưu vực cho nước và nhận nước. Vùng cho nước đã khơng tìm được nguồn nước thay thế do vị trí hồ Đơn Dương đã khống chế vị trí thuận lợi nhất lưu vực để xây hồ. Hàng năm trong giai đoạn cao điểm mùa khô, hạ lưu sông Đa Nhim bị cạn kiệt nguồn nước gây nên tình trạng thiếu nước trên lưu vực cho nước. Ở vùng nhận nước, sau hơn 50 năm tiếp nhận nguồn nước, đã hình thành hệ sinh thái sử dụng nước, đã tạo nên sự thịnh vượng trong vùng, tuy nhiên do phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước hỗ trợ nên việc tái phân bổ lại nguồn nước giữa lưu vực cho nước và nhận nước cần dựa trên việc tính toán hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật và cả thể chế chính trị khi lập dự án giảm thiểu tác động của hồ Đơn Dương đến lưu vực sông cho và nhận nước.

Đối với dự án An Khê – Ka Năk: Dự án chuyển nước từ khu vực bị thiếu nước chuyển sang một lưu vực thiếu nước nhẹ hơn tạo nên mâu thuẫn lợi ích rất lớn, có thể nói đây là dự án đã làm mất cơ hội phát triển ở vùng trung lưu sông Ba thuộc tỉnh Gia Lai trong khi tiếp nước vào hệ thống sông Kôn là lưu vực đã được quy hoạch thuỷ lợi bài bản với hàng loạt cơng trình điều tiết phía thượng nguồn sơng Kơn cấp nước về hạ du thông qua

Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả đánh giá 05 tiêu chí theo thang điểm từ 0-1

TT Chỉ tiêu /Dự án C1 C2 C3 C4 C5 Tổng số điểm đáp ứng Hiện tại Tương lai Hiện tại Tương lai

1 Thượng Kon Tum 0,5 0,5 0 0 1 0 1 3/5 2 An Khê - Ka Năk 0 0 0,5 0,5 1 0 1 3/5 3 Đơn Dương 0 0 0,5 0,5 0 0 0 1/5 4 Đại Ninh 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0 1 4/5

hệ thống đập dâng và kênh dẫn hoạt động hiệu quả từ trước khi có dự án chuyển nước. Như vậy đối với dự án này, cần thiết phải chuyển đổi thành cơng trình đa mục tiêu với nhiệm vụ chính bao gồm cấp nước tưới kết hợp phát điện thay vì phát điện kết hợp tưới như hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)