Đánh giá theo nhóm tiêu chí tác động C3-C4

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 99 - 101)

6. Bố cục của luận án

3.1 Đánh giá hiệu quả và tác động của các cơng trình chuyển nước khu vực Tây

3.1.3 Đánh giá theo nhóm tiêu chí tác động C3-C4

Kết quả đánh giá tiêu chí C3 về đánh giá về tác động của kinh tế, xã hội, môi trường của các dự án chuyển nước và tiêu chí C4 về mức độ chia sẻ lợi ích và minh bạch thơng tin được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Hiện nay, các thuỷ điện đa số thuộc sở hữu nhà nước, được quản lý bởi các công ty cổ phần thuỷ điện trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam và các công ty tư nhân. Các công

Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả đánh giá nguồn nước, nhu cầu nước và cân bằng nước trên lưu vực cho và nhận nước của dự án thuỷ điện Đơn Dương

Đơn vị: 106m3 No Kịch bản W85% Whi hồ chứa W chuyển nước giai đoạn sản xuất Tổng NCN Kết quả CBN Mike Basin I Lưu vực cho nước: Đa Nhim

1 Hiện trạng 1.265 48 250 Thừa nước 2 Kịch bản 2050 1.265 48 276 Thừa nước 3 Hiện trạng + chuyển nước 1.265 48 (893) 250 Thiếu nước 4 Kịch bản 2050 + chuyển nước 1.265 48 (893) 276 Thiếu nước

II Lưu vực nhận nước 1: Cái Phan Rang

1 Hiện trạng 925 192 758 Thiếu nước 2 Kịch bản 2050 925 393 684 Thiếu nước 3 Hiện trạng + chuyển nước 925 192 420 758 Thiếu nước 4 Kịch bản 2050 + chuyển nước 925 393 420 684 Thừa nước

III Lưu vực nhận nước 2: Lũy+Quao

1 Hiện trạng 1.453 193 979 Thiếu nước 2 Kịch bản 2050 1.453 313 855 Thiếu nước 3 Hiện trạng + chuyển nước 1.453 193 473 979 Thừa nước 4 Kịch bản 2050 + chuyển nước 1.453 313 473 855 Thừa nước

ty cổ phần đều hạch tốn độc lập về tài chính phần lớn đã niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam như Cơng ty cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi quản lý thuỷ điện Đa Nhim và Hàm Thuận, Đa Mi. Trong quá trình lập dự án các cơng trình này đều phải tuân thủ các quy định pháp lý của nhà nước như Luật Tài nguyên nước 1998, 2012 và các Thơng tư, Nghị định có liên quan, riêng cơng trình hồ Đơn Dương xây dựng từ năm 1964 là không đảm bảo tuân thủ quy định về tiêu chí C3.

Trong giai đoạn trước đây khi quy định về đáp ứng dòng chảy tối thiểu hạ du cơng trình cịn chưa chặt chẽ trong khi các hệ thống thuỷ điện chuyển nước đều đã được nghiên cứu quy hoạch bởi ngành năng lượng với mục đích phát điện là chính. Việc điều tiết trước hết phục vụ mục tiêu chính là phát điện và sau đó mới là đáp ứng “nhu cầu dịng chảy tối thiểu” thay vì nhu cầu phát triển của lưu vực cho và nhận nước. Gần đây khi hạn hán thiếu nước và các vấn đề tác động môi trường - xã hội trở nên nghiêm trọng hơn trong khu vực, thể chế chính sách cũng có nhiều thay đổi, nhiều bộ luật mới ra đời như Luật Phòng chống thiên tai năm 2014 và sửa đổi năm 2020, Luật Thuỷ lợi năm 2017 đòi hỏi các hệ thống này phải góp phần phịng chống và giảm nhẹ thiên tai. Tất cả các cơng trình thuỷ điện lớn hiện nay đều vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, được phê duyệt bởi Thủ tướng Chính phủ. Các quy trình này cũng được Bộ Tài nguyên và Môi trường liên tục cập nhật sau 2÷4 năm tuỳ từng lưu vực để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và sự thay đổi thể chế chính sách của các ngành có liên quan như tài nguyên nước, thuỷ lợi, môi trường, thị trường điện. Tuy nhiên việc vận hành linh hoạt chỉ giải quyết được một phần của vấn đề, khi mà cơng trình được thiết kế và xây dựng với mục tiêu là tối đa lợi ích phát điện, như vậy tiêu chí C3 tuy đã được tuân thủ nhưng do vấn đề thể chế chưa chặt chẽ trong giai đoạn triển khai dự án nên đã gây ra nhiều hệ luỵ trong giai đoạn hiện tại và tương lai, rất khó có thể khắc phục bằng các giải pháp phi cơng trình.

Việc chia sẻ lợi ích đã được đề cập đến trong quy trình vận hành của cơng trình trên lưu vực sơng, theo đó (1) khi xảy ra tình huống hồ chứa chỉ trữ được mực nước thấp hơn lượng nước thiết kế theo quy định thì Bộ TN&MT quyết định phương án vận hành tích nước để đạt mức thiết kế. UBND tỉnh ở lưu vực cho nước có quyền quyết định điều chỉnh chế độ vận hành hồ để phù hợp với yêu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du và dòng chảy đến hồ, đồng thời phải bảo đảm yêu cầu sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

(2) Khi xảy ra tình huống rủi ro thiên tai cấp độ 2 UBND tỉnh ở lưu vực cho nước hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo thẩm quyền quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai để xem xét, quyết định chế độ vận hành các hồ cho phù hợp với tình hình hạn hán và bảo đảm yêu cầu sử dụng tối thiểu đến cuối mùa cạn, kể cả việc xem xét sử dụng một phần dung tích chết của các hồ.

Như vậy việc chia sẻ lợi ích chưa thực sự thoả mãn mà chủ yếu là chia sẻ rủi ro khi thiếu nước và hạn hán là chính, đối với tiêu chí chia sẻ lợi ích cũng khơng thực sự thoả mãn, ở khía cạnh này, tiêu chí C4 cũng khơng được thoả mãn.

Trong kết quả đánh giá vấn đề minh bạch thông tin: Hiện nay các thông tin vận hành của tất cả các dự án thuỷ điện nói chung và các dự án thuỷ điện chuyển nước nói riêng đều đã kết nối dữ liệu vào cơ sở dữ liệu chung của Bộ Công thương tại website: https://hochuathuydien.evn.com.vn/ và từ http://hothuydien.atmt.gov.vn/ các dữ liệu cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ về nguồn nước đến, nguồn nước xả về các lưu vực cho và nhận nước. Tuy nhiên đối với các thơng tin mang tính chất “lợi ích” về lượng điện đã sản xuất được hàng ngày của cơng trình đã khơng được cơng bố rộng rãi, rất khó để có thể thu thập được các tài liệu về sản lượng điện hàng ngày hàng giờ của mỗi cơng trình để có thể đánh giá độc lập, chính xác về tính hiệu quả của hệ thống trong bài toán tổng thể trên quy mơ lưu vực sơng. Như vậy tiêu chí C4 được đánh giá là không đảm bảo ở tất cả các dự án.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng chuyển nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực tây nguyên và nam trung bộ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)