Cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp sửa van sử dụng dây chằng nhân tạo trong bệnh hở van hai lá (Trang 74 - 77)

Chỉ số Trung bình Tối đa Tối thiểu

Chiều cao (cm) 162,1 182 145

Cân nặng 57,7 90 30

Chỉ số khối cơ thể 21,9 28,4 14,3

Nhận xét: Chỉ số khối cơ thể trung bình của các bệnh nhân trong giới

hạn bình thường. Trong đó nhẹ cân (BMI < 18.5) có 10 trường hợp, cân nặng bình thường (BMI từ 18,5 đến 24,5) có 69 trường hợp và quá cân (BMI > 24,5) có 21 trường hợp.

Đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu nhập viện vì khó thở khi gắng sức, là một trong những triệu chứng của suy tim.

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ rung nhĩ trước phẫu thuật

Nhận xét: Rung nhĩ là tiền sử bệnh thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 26%.

2/3 số bệnh nhân này (18 bệnh nhân) được thực hiện phẫu thuật cắt đốt điều trị rung nhĩ (Cox). Thời gian rung nhĩ trước phẫu thuật thay đổi theo từng

Nhịp xoang Rung nhĩ 74% (74) 26% (26)

trường hợp, có bệnh nhân mới khởi phát rung nhĩ 1 tháng, hoặc nhiều tháng, ghi nhận theo quá trình điều trị trước phẫu thuật.

Mức độ suy tim được tính theo phân độ của Hiệp hội Tim mạch New York (New York Heart Association – NYHA). Phân bố mức độ suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi như sau.

Bảng 3.3. Phân độ suy tim trước mổ, chỉ số tim – lồng ngực, và dung tích hồng cầu

Tất cả bệnh nhân (N=100) Phân độ NYHA trước mổ

1 11 (11,0%)

2 86 (86,0%)

3 3 (3,0%)

Chỉ số tim - lồng ngực 0,6 ± 0,1 (0,5 [0,5 - 0,8])

HCT (%) 38,9 ± 3,5 (38,0 [27,0 - 50,0])

Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo mức độ suy tim

Nhận xét: Suy tim mức độ NYHA II chiếm nhiều nhất trong nghiên

cứu với tỉ lệ 86%; suy tim NYHA I nhiều thứ 2 với 11 bệnh nhân, suy tim mức độ nặng nhất là NYHA III có 3 trường hợp, chiếm tỉ lệ 3%, trong đó có 2

97% (97) 3%

(3)

NYHA I & II NYHA III & IV

trường hợp do hở van hai lá nặng độ 4, hở van ba lá độ 3 và tăng áp động mạch phổi nặng đi kèm.

Chỉ số tim / lồng ngực trung bình là 0,6; nhỏ nhất là 0,5; nhiều nhất là 0,8. Điều này cho thấy các buồng tim giãn do bệnh lý hở van hai lá đang tiến triển.

3.1.2. Đặc điểm siêu âm tim trước phẫu thuật

Bảng 3.4. Phân bố vị trí của hở van hai lá loại II theo phân loại của Carpentier Vị trí sa lá van Tỉ lệ (%) Lá trước A1 1 A2 25 A3 7 Phối hợp 6 Lá sau P1 6 P2 40 P3 4 Phối hợp 5 Phối hợp lá trước và lá sau 4

Mép van trước 2

Tổng số 100

Nhận xét: Trong các trường hợp hở van hai lá nặng đơn thuần, tổn thương lá sau chiếm ưu thế với 55 trường hợp, chiếm 55%; tổn thương lá trước có 39% trường hợp và 4% trường hợp tổn thương phối hợp lá trước và lá sau; và 2 trường hợp tổn thương mép van trước đi kèm, ở vị trí A1-P1, 1 trường hợp hợp hở rộng trên hai lá van là A1A2-P2P3, và 1 trường hợp hở toàn bộ lá van sau P1P2P3.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp sửa van sử dụng dây chằng nhân tạo trong bệnh hở van hai lá (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)