Bơm nước vào thất trái và kiểm tra vùng áp của van hai lá

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp sửa van sử dụng dây chằng nhân tạo trong bệnh hở van hai lá (Trang 48 - 49)

Nguồn: Sarah A, (2017) [88]

Ngoài ra, siêu âm tim qua thực quản trong mổ sửa van hai lá rất quan trọng, là tiêu chuẩn vàng, giúp đánh giá:

- Chức năng co bóp tim sau mổ. - Diện áp đầy đủ giữa hai lá van.

- Vận động lá van sau khi sửa, sau khi được gắn vòng van nhân tạo. - Dòng hở tồn lưu nguy hiểm: là dịng hở có Vena contracta > 2mm, tốc

độ dòng máu tăng > 4m/s, dòng hở hướng về vòng van hoặc cấu trúc cứng gây ra tán huyết.

- Chênh áp ngang qua van hai lá (bình thường < 5mmHg).

- Nguy cơ SAM (Systolic Anterior Motion) sau mổ: trên đường thoát thất trái, nếu khoảng cách từ lá van đến vách liên thất < 25mm, hoặc tỉ lệ chiều cao lá van hai lá giữa lá trước và lá sau < 1,1.

- Nếu có bất thường trên siêu âm tim qua thực quản trong mổ, có thể mổ lại ngay để kịp thời điều chỉnh, trước khi xảy ra các rối loạn nặng về huyết động. Tóm lại, các bất thường ghi nhận trên siêu âm bao gồm: (a) hở van hai lá tồn lưu độ 2, (b) dòng hở nguy hiểm hướng về vòng van nhân tạo, (c) SAM, tăng chênh áp giữa Thất trái - Động mạch chủ, (d) sút vòng van nhân tạo.

Vùng áp van hai lá

1.6. Những kỹ thuật mới trong phẫu thuật sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo chằng nhân tạo

1.6.1. Cách tạo dây chằng nhân tạo kiểu vòng lặp (loop)

* Phương pháp tạo dây chằng nhân tạo kiểu vòng lặp của Changping Gan.

Tác giả đã sử dụng bìa cứng vơ khuẩn để tạo nên dây chằng nhân tạo đa vòng một cách đơn giản và có thể hiệu chỉnh độ dài các dây chằng.

* Phương pháp tạo dây chằng kiểu vòng lặp của tác giả Shigehiko Tokunaga [72]

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp sửa van sử dụng dây chằng nhân tạo trong bệnh hở van hai lá (Trang 48 - 49)